1.1.3 .Đặc trưng và quy định của HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, các báo cáo được công bố chính thức trên sách, báo, tạp chí,… và các báo cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (phòng ban chuyên môn được giao quản lý phát triển HTX thuộc UBND thị xã Phổ yên, tỉnh Thái Nguyên.
Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài, được báo cáo chính thức ở các cấp, ngành, về kết quả điều tra, thống kê, nghiên cứu liên quan đến vấn đề HTX.
Các số liệu thứ cấp chủ yếu từ các nguồn, các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề liên quan đến HTX trong và ngoài nước, cụ thể: Qua những công bố nghiên cứu KHCN, tài liệu sách, báo, tạp chí và trên các Website điện tử,…. - Các số liệu thứ cấp sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng về phát triển HTX nông nghiệp.
Số liệu sơ cấp là số liệu chưa được công bố, tính toán chính thức, số liệu sơ cấp giúp phản ánh kết quả hoạt động của các HTX, các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề khác có liên quan. Thu thập số liệu sơ cấp bằng các phương pháp sau đây:
a) Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu điều tra
Hệ thống câu hỏi phỏng vấn vào phiếu điều tra và tiến hành điều tra trực tiếp đối với giám đốc và các thành viên HTX nông nghiệp trên địa bàn. Số lượng HTX điều tra là toàn bộ tất cả 15 HTX nông nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.Nội dung phiếu điều tra ít nhất bao gồm các thông tin sau đây: (1) Thông tin chung HTX (Tên HTX, địa chỉ, ngành và lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tuổi giám đốc HTX, trình độ cao nhất của giám đốc, nghề nghiệp của giám đốc trước khi kinh doanh,…), (2) Tổng quan về HTX (Năm bắt đầu hoạt động, vốn khi mới hoạt động và vốn hiện nay, số thành viên HTX khi mới hoạt động và hiện nay, cấu trúc thành viên HTX,… (3) Kết quả sản xuất kinh doanh của HTX (Kết quả sản xuất kinh doanh, giá trị sản xuất, chi phí, lợi nhuận,….). Khi thu thập số liệu sơ cấp bằng điều tra trực tiếp bằng phiếu hỏi kết hợp với phương pháp quan sát thực tế để có được cái nhìn chính xác nhất về kết quả điều tra.
b) Phương pháp phỏng vấn sâu
Thông qua việc thu thập thông tin từ những người nắm thông tin chính về HTX như: Hội đồng quản trị HTX, lãnh đạo thôn, tổ nơi có HTX hoạt động, cán bộ phụ trách công tác quản lý phát triển HTX trên địa bàn, UBND xã, phường và các phòng chuyên môn trên địa bàn nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
2.3.2.1. Phương pháp xử lý số liệu
Công cụ xử lý và tính toán: Sử dụng phần mềm Excel để xử lý các số liệu đã thu thập được. Các loại số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu được được kiểm tra, phân tổ và tổng hợp theo hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng sử
dụng phần mềm thống kê Excel/PivotTable (Dương Văn Sơn và Bùi Đình Hòa, 2012). Các thông tin định lượng trong bảng hỏi (phiếu điều tra) được tính toán xử lý một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu như: Độ lệch chuẩn (SD), sai số chuẩn (SE) và hệ số biến động (CV%) nhằm hiểu rõ bản chất dẫy số liệu đã quan sát.
2.3.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế
Sử dụng phương pháp thống kê kinh tế để tổng hợp, phân tích và mô tả bức tranh tổng quát về thực trạng hoạt động và phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập được tiến hành hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu, phân chia theo các nội dung, chỉ tiêu phù hợp với việc nghiên cứu bằng việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật tính toán trong chương trình excel Microsofl Window trên máy tính.
2.3.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến
Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để phân tích mối liên hệ tương quan giữa một số biến độc lập là các biến định lượng và biến định tính (biến giả định) với biến phụ thuộc làgiá trị sản xuất của HTX, lợi nhuận của HTX và thu nhập của người lao động trong HTX. Mục đích của phân tích hồi quy đa biến là ngoài việc nhằm tìm ra mối liên hệ giữa một số biến độc lập với các biến phụ thuộc trên đây và ước lượng được mối quan hệ đó, đồng thời có thể tìm kiếm lý do để có thể giải thích tại sao HTX nông nghiệp hiện nay chưa phát triển được.
Mô tả chi tiết các biến số độc lập và biến số phụ thuộc sẽ được trình bày ởchương 3. Phân tích hồi quy đa biến dựa trên phần mềm IBM SPSS Statistic 20. Kết quả chi tiết các phân tích này được trình bày ở phụ lục.