CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Hạn chế, yếu kém và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của HT
3.2.1. Một số hạn chế, yếu kém trong hoạt động và phát triển HTX thị xã Phổ Yên Yên
nói riêng và HTX nói chung đều được thành lập mang tính hình thức với mục đích tận dùng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước khi thành lập mới. Thành lập xong hầu như không có hoạt động quản lý điều hành trong quá trình sản xuất kinh doanh.Công tác quản trị còn yếu kém, xây dựng kế hoạch hoạt động thì lúng túng chưa tìm ra hướng đi đúng đắn cho tập thể.Công tác quản lý tài chính, hạch toán kinh tế tuy vẫn thực hiện theo pháp luật nhưng tính chính xác còn chưa cao.Trong khi đó thì hầu hết các HTX nông nghiệp trong quá trình tổ chức sản xuất đều chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố thời tiết và thị trường nên chịu rủi ro, mất mát lớn nếu gặp điều kiện bất lợi sẩy ra, đặc biệt là sự bấp bênh về giá cả. Cũng chính vì điều này mà rất khó lôi kéo các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp bởi họ cũng rất ái ngại về việc sẽ bị thiệt hại nếu điều kiện bất lợi sẩy ra. Do vậy việc huy động nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các HTX hiện nay là một khó khăn, rào cản rất lớn trong việc mở rộng quy mô và hình thức tổ chức sản xuất.
- Phần lớn các HTX đều chưa có trụ sở riêng, đa số là mượn địa điểm hộ gia đình hoặc tổ chức Hội nông dân, Hội phụ nữ hoặc 01 phòng tại trụ sở UBND xã làm địa điểm đăng ký kinh doanh và giao dịch.Theo điều tra, hiện nay có trên 50% số HTX chưa có trụ sở riêng để hoạt động.
- Nguồn vốn hỗ trợ cho HTX mới hoạt động còn thấp, đa số chỉ đủ chi phí cho việc thành lập.Công tác quản lý tài chính cơ bản được thực hiện theo quy định của nhà nước nhưng vẫn còn yếu.
- Việc hỗ trợ đào tạo, tập huấn về năng lực quản trị cho các HTX còn chưa hiệu quả, chương trình xây dựng chưa bám sát thực tiễn, đa số thành viên Ban quản trị xuất phát từ nông dân nên trình độ năng lực hạn chế,…Chính sách đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ HTX nông nghiệp là hết sức cần thiết và phải được thường xuyên, song việc tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức còn gặp nhiều khó khăn vì đa số các cán bộ HTX và thành viênthu nhập rất thấp bên cạnh đó HTX không có kinh phí để hỗ trợ cho cán bộ tham gia học tập.
- Trong quá trình chuyển đổi một số HTX còn mang nặng tính hình thức, vốn góp của thành viênđược phân bổ từ vốn quỹ của HTX cũ chuyển sang do vậy thiếu thực tế dẫn đến việc thành viênkhông ý thức được trách nhệm và quyền lợi của mình.
- Việc xác định phương hướng, xây dựng kế hoạch vẫn còn lúng túng, phụ thuộc vào sự chỉ đạo của cấp chính quyền địa phương nên thiếu đi tính tự chủ, độc lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
- Năng lực tổ chức quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ quản lý HTX vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi phát triển HTX trong nền kinh tế thị trường. Vấn đề cán bộ quản lý HTX là điều đáng quan tâm.
- Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích kinh tế tập thể của Chính phủ và của địa phương vẫn còn nhiều hạn chế về các mặt:Chính sách đất đai: đa số diện tích đất các HTX quản lý chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, các chính sách khác như bảo hiểm xã hội, khuyến nông,... vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
- Công tác tuyên truyền Luật HTX và các chính sách về phát triển kinh tế tập thể của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm nhưng chưa thực sự chú trọng.Các hoạt động quản lý, điều hành, hướng dẫn và tuyên truyền của nhà nước vẫn chưa được trú trọng đúng mức.Công tác tập huấn, tuyên truyền hiệu quả chưa cao.
- Hệ thống quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể ở thị xã và cấp cơ sở trong thời gian dài không được củng cố, đa số là cán bộ kiêm nhiệm không có chuyên môn về phát triển kinh tế hợp tác, HTX nên việc giúp đỡ các HTX gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
- Tình trạng can thiệp quá sâu của một số cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở trong công việc nội bộ của HTX đã làm ảnh hưởng đến các hoạt động của HTX.
- Việc phối hợp, cụ thể hóa các chính sách về phát triển kinh tế tập thể của các ngành còn chậm, chưa chú trọng quan tâm hướng dẫn nên chưa thực sự
là động lực thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển, nhiều HTX chưa có đất làm trụ sở, chính sách tài chính, tín dụng đối với các HTX là khó tiếp cận,...
- Hầu hết cán bộ HTX chưa qua đào tạo và việc nâng cao năng lực cho cán bộ HTX mới chỉ thực hiện được ở mức độ bồi dưỡng kiến thức do vậy hiệu quả bồi dưỡng và chất lượng cán bộ HTX không cao.
- Kinh tế hộ phát triển chưa mạnh, sản xuất của hộ nông dân vẫn còn mang tính tự cấp, tự túc, bên cạnh đó diện tích đất của các hộ sử dụng còn manh mún, mô hình HTX kiểu cũ vẫn còn ảnh hưởng đến tâm lý người dân đặc biệt là về công nợ dẫn đến nhu cầu hợp tác chưa cao.
- Phần lớn thành viên, đặc biệt là giám đốc HTX đều xuất phát từ nông dân, cán bộ về hưu chưa có kinh nghiệm và kiến thức về quản trị HTX, nên việc điều hành hoạt động gặp nhiều khó khăn. Ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động và phát triển của HTX.
- Cơ chế, chính sách của nhà nước trong việc khuyến khích kinh tế hợp tác, HTX còn nhiều bất cập. ví dụ như là hỗ trợ về kinh phí sáng lập HTX, kinh phí hoạt động, kinh phí mua trang thiết bị phục vụ kinh doanh, sản xuất.
- Cán bộ quản lý từ tỉnh, huyện, xã về lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế hợp tác còn nhiều hạn chế.
- Điểm nữa là thói quen sản xuất tự cung, tự cấp đã ăn sâu và tiềm thức của mỗi nông dân, nên khi hợp tác với nhau cùng sản xuất, phần lớn về hình thức là vẫn là ruộng nhà ai người nấy làm và tự hạch toán. Do vậy công tác quản lý HTX thực sự khó khăn, thách thức.