CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng hoạt động và phát triển HTX nôngnghiệp trên địa bàn thị
3.1.1. Quá trình phát triển HTX trên địa bàn thị xã Phổ Yên
- Giai đoạn trước Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị 05/4/1988:
vận động đoàn kết tốt, sản xuất tốt, xây dựng HTX tốt, chấp hành chính sách tốt. Năm 1961 - 1962, cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật năm 1963, cuộc vận động thi hành Điều lệ HTX bậc cao 1966-1970, cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý từ cơ sở gắn với xây dựng theo tinh thần Chỉ thị số 33 của Bộ Chính trị và Quyết định số 61/CP (1974-1980). Qua các cuộc vận động, phong trào HTX đã có những kết quả nhất định, đóng góp sức người và sức của vào việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của cả nước, đồng thời cũng xuất hiện những tồn tại mới.
Nhằm khắc phục những tồn tại trong quản lý sản xuất nông nghiệp từ thực tiễn tổng kết rút ra, Ban Bí thứ Trung ương đảng đã ra Chỉ thị số 100 ngày 13/01/1981 khẳng định chủ trương khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong một thời gian ngắn, nông dân tỉnh Thái Nguyên nói chung và Phổ Yên nói riêng đã đón nhận và tiếp thu tinh thần của Chỉ thị 100. Trong nông thôn đã khôi dậy sinh khí mới và sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tích mới. Tuy nhiên Chỉ thị 100 cũng có những hạn chế và trong nông thôn lại nảy sinh các mâu thuẫn và tồn tại mới. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn tháng 4/1988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 "Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiêp" với các nội dung cốt yếu.
- Giai đoạn từ Nghị quyết 10 đến khi có chủ trương chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp:
Bên cạnh những kết quả đạt được khi thực hiện Nghị quyết 10, còn không ít những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại là về nhận thức, công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn phải quan tâm.
Thực hiện đổi mới HTX nông nghiệp xác định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ thì vai trò của Ban quản trị cũng được thay đổi: Chỉ tập trung vào làm dịch vụ trước và sau sản xuất, giải quyết những việc từng hộ không làm được hoặc làm không có hiệu quả. Ban quản trị được tinh giảm gọn nhẹ, bình quân chỉ có 3 cán bộ /HTX, đã thực hiện làm môi trường cho kinh tế hộ phát triển. Qua kết quả điều tra số HTX chuyển đổi được nhiều khâu có hiệu quả chiếm 8%, số HTX chỉ chuyển đổi được 1-2 khâu chiếm 42%, số HTX không chuyển đổi
được chiếm 50%. Các loại hình hợp tác đa dạng của nông dân đã thay thế dần hình thức hợp tác kiểu cũ mà nội dung chủ yếu dựa vào quản lý điều hành tập trung về tư liệu sản xuất, lao động và phân phối sản phẩm.
Giai đoạn này chức năng chủ yếu của HTX là chuyển sang tập trung làm các khâu dịch vụ để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất của các hộ trước, trong và sau sản xuất, điểm chuyển đổi cơ bản nhất trong nội dung hoạt động của các HTX nông nghiệp và được chia theo 3 hình thức:
- Chuyển đổi có hiệu quả, tổ chức đảm nhiệm được nhiều khâu dịch vụ tốt cho sản xuất của hộ.
- Tổ chức dịch vụ được một vài khâu, vài việc nhưng hiệu quả thấp. - Tự nguyện lập ra với các quy mô khác nhau theo hướng đa dạng thay thế hẳn HTX kiểu cũ.
Thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, kinh tế hợp tác của địa phương đã bộc lộ nhiều nhược điểm: vừa nóng vội, vừa áp đặt cơ chế triệt để hoá tư liệu sản xuất, vừa áp dụng mô hình kinh tế cứng nhắc,... Trước tình hình trên, Ban kinh tế tỉnh Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên (trước đây là huyện Phổ Yên) đã đặt vấn đề nghiên cứu đánh giá lại thực trạng các loại hình HTX đang tồn tại, qua đó có những chủ trương, chính sách cụ thể để từng bước củng cố quan hệ sản xuất mới tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trong các loại hình HTX phát triển theo định hướng của Đảng, Nhà nước và đặc biệt qua việc nghiên cứu đánh giá thực trạng sẽ giúp cho việc chuyển đổi thực hiện theo chủ trương, Luật HTX mới ban hành của Đảng và Nhà nước đạt được hiệu quả tốt hơn.
- Thời kỳ chuyển đổi theo Luật hợp tác xã đến nay:
Căn cứ Chỉ thị số 68/CT-TW ngày 24/5/1996 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Kết luận số 56/KL- TW ngày 21/2/2013 của Bộ chính trị về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết trung ương 5 khóa IX về đổi mới phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn; Luật HTX 1996, 2003, 2012 và
Nghị định số 16/CP, 193/2013/NĐ- CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ về việc chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật và quy định một số điều của Luật HTX, Thông tư số 03/2014/TT- BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ kế hoạch đầu tư hướng dẫn về đăng ký HTX và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của HTX,.... Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Nguyên đã chỉ đạo các sở ban ngành có liên quan triển khai thực hiện Luật HTX và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và thị xã Phổ Yên nói riêng.
Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND thông qua Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 – 2020. Trong đó nêu rõ mục tiêu đẩy mạnh việc củng cố và phát triển các loại hình kinh tế tập thể. Từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế trong khu vực kinh tế tập thể; nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ hợp tác, HTX. Phát triển đa dạng các loại hình Tổ hợp tác, HTX; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để huy động tối đa các nguồn lực phù hợp với từng xã, từng lĩnh vực gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hợp tác, HTX; tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý. Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, tuyên truyền phát triển và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX. Nghị quyết cũng nêu rõ mục tiêu cụ thể trong phát triển kinh tế hợp tác là Đẩy mạnh việc củng cố và phát triển các loại hình kinh tế tập thể. Từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế trong khu vực kinh tế tập thể; nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ hợp tác, HTX. Phát triển đa dạng các loại hình Tổ hợp tác, HTX; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để huy động tối đa các nguồn lực phù hợp với từng xã, từng lĩnh vực gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng ứng dụng công nghệ cao, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ hợp tác, HTX; tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý. Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, tuyên truyền phát triển và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX.Tiếp tục phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, nòng cốt là các HTX với hệ thống sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa chủ lực, có quy mô lớn và sức lan tỏa gắn với phát triển làng nghề và du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; tăng cường liên kết, hợp tác giữa “4 nhà” (Nhà nông, Nhà
khoa học, Nhà doanh nghiệp và Nhà nước). Khuyến khích thành lập mới Tổ
hợp tác, HTX, Liên hiệp HTX trên các lĩnh vực phù hợp với điều kiện của địa phương, gắn với xây dựng mô hình điểm hoạt động hiệu quả; phát huy vai trò, vị trí của khu vực kinh tế tập thể đóng góp vào tăng trưởng kinh tế; giảm nghèo, an sinh xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng ở địa phương. Tỉnh Thái Nguyên cũng đưa ra cơ chế đặc thù của tỉnh về hỗ trợ thành lập mới Hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân (gọi chung là Hợp tác xã), Liên hiệp HTX;
- Quy mô từ 7 đến 20 thành viên: Hỗ trợ 10 triệu đồng/HTX - Quy mô từ 21 đến 50 thành viên: Hỗ trợ 20 triệu đồng/HTX - Quy mô từ 51 thành viên trở lên: Hỗ trợ 30 triệu đồng/HTX - Liên hiệp HTX: Hỗ trợ 50 triệu đồng/Liên hiệp HTX.