CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng hoạt động và phát triển HTX nôngnghiệp trên địa bàn thị
3.1.2. Tình hình hoạt động và phát triển HTX nôngnghiệp thị xã Phổ Yên
Theo số liệu của UBND thị xã Phổ Yên, tổng số HTX trên địa bàn thị xã biến động từ 56-62 HTX hoạt động trên tất cả ngành nghề và lĩnh vực như: dịch vụ vận tải, bốc xếp hàng hoá, thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất đồ mộc, mua bán điện, nông lâm nghiệp,… Điều đặc biệt, số lượng HTX đang có xu hướng ngày càng tăng dần qua các năm 2013-2018. Theo số liệu của UBND thị xã Phổ Yên, nếu như năm 2013, 2014, 2015 và
2016 số lượng HTX luôn ổn định là 56 HTX, thì đến năm 2017 số lượng HTX đã tăng lên thêm 03 HTX nâng tổng số cả thị xã có 59 HTX, đến năm 2018, toàn thị xã Phổ Yên có tất cả 62 HTX sản xuất kinh doanh trên tất cả các ngành nghề và lĩnh vực của đời sống xã hội (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Tình hình phát triển HTX nông nghiệp thị xã Phổ Yên Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng số HTX 56 56 56 56 59 62 HTX nông nghiệp 20 19 19 18 16 15 Tỷ lệ HTX nông nghiệp trên tổng sốHTX (%) 35,7 33,9 33,9 32,1 27,1 24,2
Nguồn: UBND thị xã Phổ Yên và phân tích của tác giả, 2018
Trong khi đó, số lượng HTX nông nghiệp lại có xu hướng ngày càng giảm dần, từ 20 HTX năm 2013, xuống còn 19 HTX năm 2014 và 2015, đến năm 2016 chỉ còn 18 HTX, năm 2017 là 16 HTX, năm 2018 chỉ còn 15 HTX đang hoạt động. Tỷ lệ HTX nông nghiệp trên tổng số HTX, là chỉ tiêu phản ánh cơ cấu các HTX, đã giảm từ 35,7% năm 2013, xuống chỉ còn 33,9% năm 2014 và 2015, năm 2016 chỉ còn 32,1%, năm 2017 là 27,1% và năm 2018 tỷ lệ này chỉ còn 24,2% (Bảng 3.1). 56 56 56 56 59 62 20 19 19 18 16 15 0 10 20 30 40 50 60 70 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số HTX HTX nông nghiệp
Hình 3.1. Tổng số HTX và HTX nông nghiệp thị xã Phổ Yên
Nguồn: UBND thị xã Phổ Yên và phân tích của tác giả, 2018
Hình 3.1:Biểu diễn số lượng tổng số HTX và số HTX nông nghiệp tại thị xã Phổ Yên qua các năm 2013-2018. Ta thấy rõ ràng rằng, trong khi tổng số HTX sản xuất kinh doanh trên tất cả các ngành nghề và lĩnh vực đang có xu hướng tăng dần, thì số lượng HTX nông nghiệp lại có xu hướng giảm dần. Đây là một dấu hiệu đặc biệt rất đáng được chú ý, nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân, để từ đó có giải pháp khắc phục.
Bảng 3.2. Ngành và lĩnh vực sản xuất của các HTX STT Ngành và lĩnh vực sản xuất STT Ngành và lĩnh vực sản xuất
kinh doanh Số lượng Tỷ lệ
(%)
1 Dịch vụ tổng hợp 8 53,3
2 Sản xuất nông lâm nghiệp 4 26,7
3 Chế biến lâm sản 1 6,7
4 Dịch vụ và sản xuất rau xanh 1 6,7
5 Sản xuất và chế biến chè 1 6,7
Tổng số 15 100
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2018
Trong tổng số 15 HTX nông nghiệp đang hoạt động hiện nay về các ngành và lĩnh vực như: dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, sản xuất nông lâm nghiệp, chế biến lâm sản, dịch vụ và sản xuất rau xanh và sản xuất chế biến chè trên địa bàn thị xã Phổ Yên. Như vậy trên địa bàn thị xã Phổ Yên hiện nay có 05 loại hình kinh doanh chủ yếu, trong đó phần lớn là hoạt động kinh doanh dịch vụ tổng hợp chiếm tới 53,3%, loại hình sản xuất nông lâm nghiệp chiếm vị trí thứ 2 với 26,7%. Còn lại là HTX kinh doanh, sản xuất lĩnh vực chế biến lâm sản; dịch vụ và sản xuất rau xanh; sản xuất và chế biến chè chiếm 6,7% (Bảng 3.2). Từ số liệu trên ta cũng thấy rằng phần lớn các HTX hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp là chủ yếu. Đây là loại hình
kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực giúp HTX linh hoạt ứng phó với thị trường một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro hơn, đem lại tính ổn định cao.
Bảng 3.3. Tuổi và thời gian cư trú của giám đốc HTX
STT Ngành và lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Tuổi của giám đốc
HTX
Thời gian cư trú tại địa phương
của giám đốc
1 Dịch vụ tổng hợp 56,5 45,5
2 Sản xuất nông lâm nghiệp 55,3 44,5
3 Chế biến lâm sản 65,0 65,0
4 Dịch vụ và sản xuất rau xanh 60,0 60,0
5 Sản xuất và chế biến chè 62,0 56,0
6 Mean 57,3 48,2
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2018
Dựa vào bảng 3.3 ta thấy rằng, phần lớn những người giữ chức danh giám đốc HTX đều có thời gian cư trú tại địa phương là chủ yếu, phần đa họ đều là con em sinh ra và lớn lên tại địa phương. Thời gian cư trú bình quân là 48 năm, người cao nhất là 65 năm, là người được sinh ra và lớn lên tại địa phương. Một điểm chung nữa là tuổi đời của Ban giám đốc đều khá cao, đây vừa là thuận lợi cũng là khó khăn trong quá trình phát triển HTX. Thuận lợi là vì những người có tuổi cao thường có nhiều kinh nghiệm ở một hoặc vài lĩnh vực nào đó trong xã hội, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất kinh doanh Hợp tác xã họ cũng sẽ dễ dàng áp dụng những kinh nghiệm của mình vào các hoạt động của HTX. Tuy nhiên phần lớn những người có tuổi đời ngoài 50 tuổi hiện nay đều hạn chế về công nghệ thông tin, thị trường và khó khăn trong việc hội nhập kinh tế thị trường (Bảng 3.3).
Bảng 3.4. Trình độ cao nhất của giám đốc HTX
Trình độ cao nhất của giám đốc HTX Số lượng Tỷ lệ %)
Tốt nghiệp đại học 1 6,7
Tốt nghiệp THCS 11 73,3
Tổng số 15 100
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2018
Đối với hầu hết chức vụ giám đốc của các HTX hiện nay chủ yếu xuất phát điểm từ những cá nhân nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, họ đi lên bằng vốn kinh nghiệm đúc rút trong quá trình sản xuất, là những người đi đầu, tiên phong trong hoạt động kinh tế của mình và đồng thời cũng là những người sáng lập nên HTX. Vì vậy trình độ của họ thường thấp, đa số là tốt nghiệp phổ thông các cấp, số ít học chuyên môn nghiệp vụ về làm kinh tế tại địa phương hoặc là những cán bộ về hưu làm kinh tế.Và ở thị xã Phổ Yên cũng không phải ngoại lệ. Chức danh giám đốc có bằng cấp đại học trở lên chỉ có 01 người, chiếm 6,7%. Trong đó còn lại là tốt nghiệp từ THCS đến THPT (Bảng 3.4). Từ đó ta thấy rằng, trình độ quản lý của họ dù có cố gắng đến mấy thì vẫn còn có nhiều hạn chế nhất định, đặc biệt là khả năng quản trị và phát triển HTX. Bằng chứng là thị xã Phổ Yên hiện nay có 62 HTX với các loại hình kinh doanh sản xuất khác nhau, nhưng đa số đó là ở trong tình trạng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thậm trí là giải thể hoặc không còn hoạt động.Năng lực tổ chức, quản lý kinh tế và hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp còn chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của HTX trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó các HTX lại chưa chú trọng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng các đội ngũ kế cận và chưa cụ thể hoá các tiêu chuẩn, chức danh cho đội ngũ cán bộ Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, kế toán HTX và nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cho HTX.
Trong thời gian qua, mặc dù đã được Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và đặc biệt là cán bộ chủ chốt cho các HTX nông nghiệp, thông qua Liên minh HTX đã tổ chức mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, điều hành và nghiệp vụ cho Ban quản trị, Ban kiểm soát, kế toán HTX. Tuy nhiên số lượng cán bộ HTX tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng rất ít và hiệu quả
thực tế không cao do các chính sách đào tạo chưa phù hợp (thời gian tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày; về giáo trình; trình độ nhận thức của cán bộ HTX còn hạn chế; chế độ đãi ngộ cho cán bộ đi học,...) chưa thực sự hấp dẫn, khuyến khích được cán bộ HTX yên tâm học tập, đào tạo. Bên cạnh đó hầu hết đội ngũ giúp việc cho các HTX nông nghiệp chưa được đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ do vậy mà công tác tham mưu, giúp việc cho HTX gặp rất nhiều khó khăn.
Bảng 3.5. Nghề nghiệp chính của giám đốc HTX trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh
Nghề nghiệp chính của giám đốc HTX
trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh Sốlượng Tỷ lệ (%)
Tiểu thương/ buôn bán 6 40,0
Nông dân 5 33,3
Viên chức/ Quân đội 4 26,7
Tổng số 15 100
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2018
Số liệubảng 3.5 cho thấy rằng, phần lớn họ xuất phát điểm khá đa dạng, mà chính ở đây là từ nông dân, vừa nông dân vừa buôn bán nhỏ lẻ, vài trường hợp còn lại là cán bộ về hưu tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, do họ có trình độ nên được tín nhiệm bầu làm giám đốc nhằm điều hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. Do vậy phần lớn họ thiếu kiến thức quản lý và kỹ năng lãnh đạo, do đó mà lý giải vì sao phần lớn các HTX hiện nay đều hoạt động khá khó khăn, nhất là khả năng liên kết sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm. Họ đều có kiến thức về kinh tế và thị trường khá thấp.
Các HTX tại thị xã Phổ Yên hiện nay có thời gian hoạt động trung bình là 7,5 năm. Trong đó có những HTX hoạt động thời gian dài nhất là trên 12 năm, thất nhất là 5,8 năm. Như vậy một số HTX trải qua 02 loại hình HTX từ HTX kiểu cũ chuyển lên phát triển theo mô hình HTX kiểu mới theo luật HTX năm 2012. Trong đó loại hình HTX chè phát triển sớm nhất và loại hình kinh
doanh mới phát triển vài năm trở lại đây đó là HTX hoạt động kinh doanh tổng hợp, tức là vừa sản xuất, vừa tiêu thụ vừa kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Đây cũng đang là mô hình khá phổ biến trong những năm gần đây, điều đó nói lên tầm quan trong và xu thế sản xuất gắn với kinh doanh dịch vụ đang là loại hình hoạt động khá hiểu quả.
Bảng 3.6. Thời gian hoạt động, vốn và số thành viên HTX phân theo ngành và lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Ngành và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của HTX
Thời gian hoạt động của HTX
(năm)
Tổng vốn sản xuất kinh doanh (triệu
đồng) Số thành viên HTX Khi mới hoạt động Hiện nay Khi mới
hoạt động Hiện nay
Dịch vụ tổng hợp 7,5 4.365,0 5.587,5 17,6 23,5 Sản xuất nông lâm nghiệp 5,8 380,0 1.275,0 6,0 10,5
Chế biến lâm sản 11,0 114,2 500,0 120,0 60,0
Dịch vụ và sản xuất rau xanh 6,0 100,0 150,0 162,0 194,0 Sản xuất và chế biến chè 12,0 460,0 2.400,0 9,0 17,0
Mean 7,5 2.474,3 3.523,3 30,4 33,4
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2018
Duy trì và phát triển của các HTX tất yếu phải cần một lượng vốn đủ lớn để đáp ứng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Nhìn chung mức góp vốn của thành viênchưa cao dù đã được bổ sung qua các năm, nguyên nhân là HTX chưa thực sự tạo được niềm tin với thành viênvà người lao động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX chưa thuyết phục do vậy việc huy động vốn góp của thành viênchưa cao.
Ngành và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của HTX
Thành viên HTX là lao động không có tay nghề(%) Thành viên HTX là lao động có tay nghề (%) Thành viên HTX là lao độngcó chuyên môn(%) Thành viên HTX là lao động quản lý (%) Dịch vụ tổng hợp 30,0 63,3 46,2 16,5
Sản xuất nông lâm nghiệp 78,4 11,8 18,6
Chế biến lâm sản 75,0 25,0
Dịch vụ và sản xuất rau xanh 93,8 6,2
Sản xuất và chế biến chè 66,5 23,5
Mean 30,0 70,9 39,3 17,4
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2018
Cấu trúc thành viên HTX hiện nay có thể được chia thành nhóm thành viên là lao động không có tay nghề, thành viên là lao động có tay nghề, thành viên là lao động có chuyên môn và thành vien HTX là lao động quản lý.
Kết quả điều tra cho thấy (Bảng 3.7): Đối với nhóm HTX dịch vụ và sản xuất rau xanh có tỷ trọng thành viên là lao động có tay nghề đạt cao nhất, tới 93,8%, bởi đặc thù của ngành nghề sản xuất rau xanh, nhất là rau công nghệ cao cần phải có tay nghề được đào tạo. Ngành sản xuất nông lâm nghiệp cũng cần có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
Như vậy hiện nay các thành viên HTX phần lớn đều được đào tạo trình độ và tay nghề chuyên môn phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đối với HTX tổng hợp thì số thành viên không qua đào tạo chiếm trến 30%, nhóm này thường là nhân viên bán hang hoặc lao động thủ công. Để nâng cao tỷ lệ lao động có tay nghề đối với các HTX nông nghiệp thì trong thời gian tới địa phương sẽ cần có những bước đi toàn diện, hiệu quả để tập trung đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích lao động trẻ, có học vấn, trình độ cao, đặc biệt là đào tạo lao động nông thôn là thành viên HTX.
Bảng 3.8. Thời gian hoạt động, vốn và số thành viên HTX phân theo nghề nghiệp giám đốc trước khi bắt đầu kinh doanh
Nghề nghiệp chính của giám đốc trước khi bắt đầu kinh
doanh Thời gian hoạt động HTX (năm) Tổng vốn sản xuất kinh doanh (triệu đồng) Số thành viên HTX Khi mới hoạt động Hiện nay Khi mới hoạt động Hiện nay
Tiểu thương/ buôn bán 7,3 4.233,3 4.850,0 17,2 23,3
Nông dân 7,4 1.918,0 3.450,0 41,4 51,4
Viên chức/ Quân đội 7,8 531,1 1.625,0 36,5 26,0
Mean 7,5 2.474,3 3.523,3 30,4 33,4
SD 4,2 3.313,9 3.955,5 46,3 47,3
SE 1,1 855,6 1.021,3 12,0 12,2
CV% 56,6 133,9 112,3 152,3 141,6
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2018
Về nghề nghiệp chính của Ban giám đốc được chia làm 03 nhóm đó là: Xuât phát từ cán bộ về hưu làm việc trong quân đội, nông dân và tiểu thương. Như vậy điểm chung giữa họ là chưa có kinh nghiệm trong công tác quản trị hợp tác xã và làm việc trong môi trường kinh tế thị trường chuyên nghiệp. Do vậy họ chưa có đủ kiến thức và kỹ năng trong quá trình tổ chức sản xuất, họ vừa làm vừa học hỏi đúc rút kinh nghiệm bằng hoạt động thực tiễn là chính.
Tổng số vốn sản xuất kinh doanh khi mới hoạt động bình quân mỗi HTX là 2.474,3 triệu đồng, nhưng độ lệch chuẩn cao, tới 3.313,9 triệu đồng, nên biến động tới 133,9% (Bảng 3.8). Vốn hiện nay của các HTX đều có tăng thêm, đạt bình quân 3.523,3 triệu đồng, tăng hơn 776 triệu đồng sơ với khi mới thành lập (Bảng 3.8).
Số thành viên HTX khi mới hoạt động bình quân là 30,4 thành viên/HTX, hiện nay đạt 33,4 thành viên/HTX (Bảng 3.8).
sản xuất kinh doanh
Ngành và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của
HTX
Thu nhập người lao động (ngàn đồng/tháng) Giá trị sản xuất (triệu đ) Chi phí trung gian (triệu đ) Giá trị gia tăng (triệu đ/năm) Lợi nhuận (triệu đ) Hiệu quả sử dụng đồng vốn Khi mới hoạt động Hiện nay Dịch vụ tổng hợp 2.762,5 5.875,0 7.975,0 4.600,0 3.375,0 1.797,6 0,7 Sản xuất nông lâm nghiệp 4.500,0 6.750,0 1.478,8 850,0 628,8 807,4 0,8 Chế biến lâm sản 1.500,0 4.000,0 5.800,0 3.100,0 2.700,0 867,0 0,9 Dịch vụ và sản
xuất rau xanh 700,0 5.000,0 6.600,0 3.800,0 2.800,0 1.930,0 0,7
Sản xuất và chế
biến chè 4.000,0 6.000,0 38.886,0 21.000,0 17.886,0 2.542,0 0,9
Mean 3.086,7 5.933,3 8.066,7 4.540,0 3.526,7 1.530,0 0,8
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2018
Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, nó được xác định bằng chênh