Môhình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến giá trị sản xuất HTX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 71)

Biến số Hệ số chưa chuẩn hóa (B) Hệ số đã chuẩn hóa (Beta) Giá trị (t) Mức ý nghĩa thống kê (Sig) Hệ số tương quan (R) Hằng số 30.847,028 - 0,658 0,539 - Tuổi (X1) -301,549 -0,311 -0,993 0,366 -0,025

Thời gian cư trú (X2) -72,811 -0,120 -0,361 0,733 0,194

Nghề nghiệp (X3) -8.984,436 -0,435 -1,373 0,228 -0,356

Thời gian hoạt động (X5) 375,631 0,157 0,331 0,754 0,181 Vốn (X6) 0,018 0,007 0,014 0,990 0,146 Số thành viên HTX (X7) -27,716 -0,130 -0,261 0,804 -0,011 Hệ số điều chỉnh R2 = 0,681 Hệ số Durbin-Watson = 1,172 Hệ số VIF = 1,536; 1,734; 1,572; 1,496; 3,542; 4,421; 3,889

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2018

Mô hình hồi quy ước lượng yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của HTX có mức ý nghĩa thấp, chỉ đạt 46,1%. Tuy nhiên, hệ số điều chỉnh R2 = 0,681 có nghĩa rằng tất cả7 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu này chỉ có thể giải thích được khoảng 68,1% sự thay đổi của biến phụ thuộc là giá trị sản xuất của HTX, còn lại 31,9% là do các biến số khác không được nghiên cứu trong mô hình này hoặc do sai số, chứng tỏ mô hình ước lượng khá sát thực tế về giá trị sản xuất của HTX. Hệ số Durbin-Watson = 1,172,lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong số7 biến độc lập đã nghiên cứu với giá trị sản xuất của HTX. Hệ số VIF của tất cả các biến nghiên cứu đều nhỏ hơn 10, chứng tỏ không có sự đa cộng tuyến.

Bảng 3.12 là tóm tắt mô hình hàm hồi quy đa biến ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của HTX.Hàm số Y1 (giá trị sản xuất) = 30.847,028-301,549X1 (tuổi) -72,811X2 (thời gian cư trú) -8.984,436X3 (nghề nghiệp) -12.351,990X4 (trình độ) + 375,631X5 (thời gian hoạt động) + 0,018X6 (vốn)-27,716X7 (số thành viên HTX)

Ta thấy: Các biến số thời gian hoạt động của HTX, vốn đầu tư, lợi nhuận của HTX và thu nhập của người lao động có tương quan thuận cùng chiều với giá trị sản xuất của HTX. Điều này có nghĩa rằng muốn gia tăng giá trị sản xuất của HTX cần gia tăng các yếu tố về vốn đầu tư cũng như cần có thêm thâm niên hoạt động của HTX. Mặt khác, lợi nhuận tăng và thu nhập của người lao động

trong HTX tăng đồng nghĩa với việc giá trị sản xuất của HTX cũng sẽ được tăng thêm. Đây là mối quan hệ vừa có lợi ích chung của toàn bộ HTX, vừa có lợi ích riêng, đó là thu nhập của từng người lao động trong HTX, từ đó sẽ là động lực để gắn kết người lao động và thành viên HTX với HTX của họ ngày càng trở nên bền chặt hơn (Bảng 3.12).

3.2.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của HTX

Bảng 3.13 mô tả tóm tắt mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến lợi nhuận của HTX.

Ta thấy: Mô hình hồi quy ước lượng yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của HTX có mức ý nghĩa ở mức 89,1%. Hệ số điều chỉnh R2 = 0,808 có nghĩa rằng tất cả7 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu này chỉ có thể giải thích được khoảng 80,8% sự thay đổi của biến phụ thuộc là lợi nhuận của HTX, còn lại 19,2% là do các biến số khác không được nghiên cứu trong mô hình này hoặc do sai số, chứng tỏ rằng mô hình ước lượng lợi nhuận của HTX khá sát thực tế. Hệ số Durbin-Watson = 1,82,lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong số7 biến độc lập đã nghiên cứu với giá trị sản xuất của HTX. Hệ số VIF của tất cả7 biến số độc lập nghiên cứu đều nhỏ hơn 10, chứng tỏ không có sự đa cộng tuyến.

Mô hình hàm hồi quy đa biến ảnh hưởng đến lợi nhuận HTX có dạng: Hàm số Y2 (lợi nhuận) = -4.856,400 + 20,397X1 (tuổi) + 4,359X2 (thời gian cư trú) + 382,259X3 (nghề nghiệp) + 808,518X4 (trình độ) + 64,322X5 (thời gian hoạt động) + 0,108X6 (vốn) + 9,8X7 (số thành viên HTX)

Ta thấy: Lợi nhuận của HTX có mối tương quan thuận cùng chiều với tất cả các biến số nghiên cứu. Điều đó có nghĩa rằng, để tăng lợi nhuận cho HTX cần chú ý gia tăng các yếu tố tuổi của giám đốc HTX,thời gian cư trú của giám đốc HTX, thời gian hoạt động của HTX, vốn đầu tư và số thành viên HTX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)