1.1.3 .Đặc trưng và quy định của HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.4. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
Hợp tác xã là một loại hình kinh tế tập thể khá phổ biến, hoạt động trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và hiện diện ở các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, đến nay HTX vẫn tỏ ra là môhình hoạt động hiệu quả, phù hợp với điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Và quan trọng hơn nữa, thông qua các HTX, các hộ nông dân, các doanh nghiệp nhỏ hợp tác với nhau, tăng sức cạnh tranh để đối phó với khó khăn và tránh các nguy cơ thua lỗ cao trong quá trình hoạt động. Đối với các nước khác nhau, phát triển HTX cũng có những sự khác nhau để phù hợp với điều kiện của từng nước, từng nền kinh tế. Các nghiên cứu đã chỉ ra kinh nghiệm phát triển HTX của một số nước như sau:
Vấn đề HTX đã trở thành chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Tiêu biểu là những công trình đã được công bố của một số tác giả như:
Tác giả: Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ trong nghiên cứu “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta hiện nay”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Các tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, Hợp tác xã; sự cần thiết khách quan phải xây dựng những mô hình HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta. Từ đó đề xuất những giải pháp phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
Tác giả Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã với nghiên cứu: “Đổi mới tổ chức và quản lý các HTX trong nông nghiệp, nông thôn”, NXB, Hà Nội, 1999 đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển kinh tế hợp tác trong nôngnghiệp, nông thôn Việt Nam; khái quát quá trình phát triển các hình thức
tổ chức và quản lý HTX giai đoạn trước năm 1986 và từ 1986 đến nay. Từ thực trạng phát triển mô hình tổ chức quản lý các HTX ở nông thôn của một số địa phương tiêu biểu ở miền Bắc, các tác giả cũng đã đưa ra những phương hướng và giải pháp cụ thể để xây dựng mô hình tổ chức và quản lý có hiệu quả HTX
Tác giả Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng với nghiên cứu; “Kinh tế hợp tác, HTX ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2001 đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, từ đó xây dựng những định hướng và phát triển phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ quá độ.
Tác giả Hồ Văn Vĩnh với nghiên cứu: “Phát triển HTX nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 8-2005 đã bàn đến những cách thức chuyển đổi HTX nông nghiệp kiểu cũ sang HTX nông nghiệp kiểu mới trên cơ sở quán triệt đường lối đổi mới HTX nông nghiệp của Đảng. Tác giả cũng nêu lên mối quan hệ tác động qua lại giữa HTX nông nghiệp và CNH, HĐH, đồng thời nêu ra những nguyên nhân của sự khó khăn khi phát triển HTX nông nghiệp trong thời kỳ mới và những giải pháp để tháo gỡ khó khăn này.
Như vậy, các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mô hình Hợp tác xã và xác định HTX nông nghiệp là tổ chức không thể thiếu ở khu vực nông thôn. Ở các nước khác nhau thì mô hình HTX cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại HTX nông nghiệp có những đặc điểm nổi bật như: Tối đa hóa các dịch vụ cho thành viên, đem lại lợi ích cho thành viên và cho cộng đồng, không phải tối đa hóa lợi nhuận cho các nhà đầu tư; HTX không thay thế kinh tế hộ, kinh tế trang trại hay kinh tế tư nhân của người dân mà chủ yếu thực hiện việc cung cấp các dịch vụ mang tính hỗ trợ thành viên của mình; Dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, chú ý đến chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu mạnh cũng như quảng bá thương hiệu
vì đó là lợi ích của thành viên; định hướng, tư vấn và hỗ trợ thành viên của mình trong việc trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, chế biến, theo đúng các tiêu chuẩn, quy định cần thiết; thu nhập chủ yếu của HTX là từ thu phí dịch vụ, đầu ra hoặc đầu vào khi cung cấp dịch vụ cho các thành viên.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU