Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cơ điện phú đạt​ (Trang 21 - 34)

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

2.3. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

2.3.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Khái niệm: Chi phí NVLTT xây lắp là chi phí NVL chính, NVL phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể công trình xây lắp. Nó không bao gồm nhiên liệu sử dụng cho máy thi công và sử dụng cho quản lý đội công trình.

Thông thường chi phí NVLTT có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cho nên có thể tập hợp theo phương pháp trực tiếp.

Phương pháp phân bổ gián tiếp được sử dụng cho trường hợp chi phí NVLTT sử dụng cho nhiều đối tượng tập hợp chi phí. Trước khi tổng hợp chi phí để tính giá thành, phải phân bổ cho từng đối tƣợng tính giá thành:

Cách phân bổ: Ci =

x Ti

Ci: Chi phí NVLTT phân bổ cho sản phẩm i C: Tổng chi phí NVLTT đã tập hợp

Ti: Tiêu thức phân bổ sản phẩm loại I (tiêu thức phân bổ: theo chi phí NVLTT tiêu chuẩn (định mức), hoặc theo khối lƣợng sản phẩm sản xuất).

Chứng từ sử dụng: Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi, ủy nhiệm chi,…

Tài khoản sử dụng: TK 621 – “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”.

Nội dung kết cấu tài khoản này:

Bên Nợ: Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kỳ hạch toán.

Bên Có:

 Trị giá NVL sử dụng không hết đƣợc nhập lại kho.

 Kết chuyển chi phí NVLTT vào chi phí SXKD dở dang.

TK 621 không có số dƣ cuối kỳ, đƣợc mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình

Phương pháp hạch toán:

Trình tự kế toán xác định chi phí NVLTT đƣợc biểu hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một số nghiệp vụ kinh tế khác phát sinh:

- Nếu NVL xuất cuối kỳ dùng không hết nhưng để lại xưởng thì cuối kỳ kế toán ghi:

Nợ TK 621 : Giá trị NVL thừa (Ghi âm) Có TK 152 : Giá trị NVL thừa (Ghi âm)

- Nếu NVL xuất dùng vượt mức trường hợp do nguyên nhân chủ quan của người quản lý, sử dụng vật liệu thì họ phải bồi thường, ghi:

Nợ TK 138 : Giá trị vƣợt mức.

Có TK 621 : Giá trị vƣợt mức.

2.3.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Khái niệm: Là các khoản chi phí về tiền lương chính – lương phụ, phụ cấp lương cho công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình bao gồm các khoản phải trả cho người lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc.

Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương,…

Tài khoản sử dụng: TK 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”

Nội dung và kết cấu của tài khoản này:

Bên Nợ: Chi phí NCTT tham gia vào quá trình sản xuất.

Bên Có: Kết chuyển chi phí NCTT vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

TK 622 không có số dƣ cuối kỳ, đƣợc mở chi tiết cho từng CT, HMCT.

Trong DN xây lắp có hai cách tính lương chủ yếu là tính lương theo công việc giao khoán và tính lương theo thời gian:

- Nếu tính lương theo giao khoán thì chứng từ ban đầu là “Hợp đồng giao khoán”, trên hợp đồng sẽ thể hiện công việc, thời gian thực hiện và đơn giá từng phần việc. Nhƣ vậy, tiền lương phải trả tính như sau:

Lương phải trả = Khối lượng công việc x Đơn giá khối lượng công việc

- Nếu tính lương theo thời gian thì căn cứ để hạch toán là bảng chấm công và bảng chấm cụng làm thờm giờ,…căn cứ tỡnh hỡnh thực tế và cú người theo dừi để chấm cụng. Cuối mỗi tháng tập hợp lại, người phụ trách ký vào bảng chấm công và chuyển về bộ phận kế toán để tính lương.

Lương phải trả = Mức lương x Số ngày công Sơ đồ 2.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

2.3.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.

Khái niệm: CPSX chung là những chi phí đƣợc dùng để quản lý và phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm, bao gồm: Chi phí lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí CCDC, chi phí khấu hao TSCĐ, các chi phí khác liên quan đến hoạt động sản xuất.

Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung:

Đối với các CPSX chung có liên quan nhiều đến sản phẩm, dịch vụ…trong phân xưởng thì cần phải phân bổ khoản chi phí này theo từng đối tƣợng chịu chi phí theo tiêu thức thích hợp. Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tƣợng liên quan.

Các tiêu thức đƣợc sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung nhƣ:

 Phân bổ chi phí sản xuất chung theo định mức.

 Phân bổ CPSX chung theo giờ công SXKD định mức hoặc thực tế.

 Phân bổ CPSX chung theo ca máy thi công.

 Phân bổ CPSX chung theo chi phí nhân công.

 Phân bổ CPSX chung theo chi phí NVLTT, chi phí NCTT.

Để xác định mức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí ta thường sử dụng công thức sau:

Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất kho, hóa đơn và các chứng từ liên quan khác…

Tài khoản sử dụng: TK 627 – “Chi phí sản xuất chung”

Nội dung, kết cấu của tài khoản này:

Bên Nợ: CPSX chung phát sinh.

Bên Có: - Các khoản giảm CPSX chung

TK 627 không có số dƣ cuối kỳ , đƣợc mở chi tiết cho từng CT, HMCT. TK 627 có 6 tài khoản cấp 2:

 TK 6271 – Chi phí nhân viên quản lý đội thi công

 TK 6272 – Chi phí NVL

 TK 6273 – Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất.

 TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ

 TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

 TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác

Phương pháp hạch toán:

Sơ đồ 2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung

2.3.3.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

Khái niệm: Là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lƣợng công tác xây, lắp bằng máy.

Phương pháp phân bổ chi phí sử dụng máy thi công:

Do đặc điểm của ngành xây lắp, một máy thi công có thể đƣợc sử dụng cho nhiều công trình trong một kỳ hạch toán. Vì vậy cần phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từng đối tƣợng liên quan.

Chi phí sử dụng máy thi công được phân bổ cho các đối tượng xây lắp theo phương pháp thích hợp căn cứ vào số ca máy hoặc khối lƣợng phục vụ thực tế.

TK 334,338 TK 627 TK 111, 152,…

CP nhân viên phân xưởng Các khoản thu hồi ghi giảm CP SXC TK 152, 153

CP vật liệu, dụng cụ Phân bổ hoặc K/C CPSXC cho đối tƣợng tập hợp CP

TK 154

TK 214

Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng

CPSXC cố định không đƣợc phân bổ ghi nhận vào giá vốn

TK 632

TK 242, 335

CP trích trước, trả trước

TK 331, 111

Các chi phí dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác

TK 133

Công thức phân bổ chi phí sử dụng máy thi công thường được sử dụng như sau:

Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất kho, các chứng từ liên quan…

Tải khoản sử dụng: TK 623 – “Chi phí sử dụng máy thi công”

Nội dung và kết cấu tài khoản này:

Bên Nợ: Chi phí máy thi công phát sinh

Bên Có: - Các khoản giảm chi phí máy thi công.

- Kết chuyển chi phí máy thi công.

Tk 623 không có số dƣ cuối kỳ, đƣợc mở chi tiết cho từng CT, HMCT. TK 623 có 6 tài khoản cấp 2:

TK 6231 – “Chi phí nhân công”.

TK 6232 – “Chi phí vật liệu”

TK6233 – “Chi phí dụng cụ”

TK 6234 – “Chi phí khấu hao máy thi công”

TK 6237 – “Chi phí dich vụ mua ngoài”

TK 6238 – “Chi phí bằng tiền khác”

Phương pháp hạch toán:

 Lương phải trả cho công nhân điều khiển xe, máy thi công kế toán ghi:

Nợ TK 6231 – Chi phí nhân công sử dụng máy.

Có TK 334 - Phải trả CNV.

 Xuất vật liệu phục vụ máy thi công, kế toán ghi:

Nợ TK 6232 – Chi phí vật liệu dùng cho xe, máy thi công.

Có TK 152 – Nguyên vật liệu.

 Xuất CCDC phục vụ máy thi công, kế toán ghi:

Nợ TK 6233, 2422…

Có TK 153 – Công cụ dụng cụ

 Trích khấu hao TSCĐ máy thi công, kế toán ghi:

Nợ TK 6234 – Chi phí khấu hao xe, máy thi công.

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

 Chi phí điện, nước, điện thoại…phục vụ máy thi công, kế toán ghi:

Nợ TK 6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoài.

Có TK 331, 111, 112,…

 Phát sinh giảm chi phí máy thi công, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 138,…

Có TK 623 – Chi phí máy thi công

 Cuối kỳ, tính và phân bổ chi phí máy thi công, kế toán ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chi phí máy thi công vượt lên mức bình thường) Có TK 623 – Chi phí máy thi công.

Sơ đồ 2.5. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí máy thi công theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Ghi chú:

(1): Lương của công nhân điều khiển xe, máy thi công.

(2): Xuất vật liệu, CCDC dùng cho xe, máy thi công.

(3): Chi phí khấu hao xe, máy thi công.

(4): Chi phí dịch vụ mua ngoài như: chi phí điện, nước, sửa chữa, thuê ngoài…

(5): Chi phí bằng tiền khác (6): Thuế GTGT.

(7): Các khoản giảm trừ máy thi công.

(8): Chi phí sử dụng máy thi công vượt mức bình thường (9): Kết chuyển chi phí máy thi công.

2.3.3.5. Kế toán các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất xây lắp.

Thiệt hại phá đi làm lại:

Trong quá trình thi công có những công trình hoặc phần việc phải phá đi làm lại do thiên tai, hỏa hoạn, do lỗi bên giao thầu nhƣ sửa đổi thiết kế hoặc có thể do bên thi công gây ra.

Giá trị thiệt hại phá đi làm lại là số chênh lệch giữa giá trị khối lƣợng phải phá đi làm lại với giá trị vật tƣ thu hồi đƣợc.

Giá trị khối lƣợng phá đi làm lại bao gồm các phí tổn về chi phí NVL, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí SXC đã bỏ ra để xây dựng khối lƣợng xây lắp đó và các chi phí phát sinh dùng để phá khối lƣợng đó.

Sơ đồ 2.6. Sơ đồ kế toán thiệt hại phá đi làm lại trong quá trình sản xuất

Ghi chú:

(1) : Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí SXC.

(2) : Giá trị thiệt hại do bên giao thầu gây ra.

(3) : Giá trị phế liệu thu hồi giảm thiệt hại.

(4) : Giá trị thiệt hại bắt bồi thường.

(5) : Thiệt hại đang chờ xử lý (6) : Xử lý giá trị thiệt hại.

(7) : Bắt bồi thường (8) : Lỗ bất thường

(9) : Giá trị thiệt hại tính vào khoản lỗ bất thường

Thiệt hại ngừng sản xuất:

Thiệt hại ngừng sản xuất là những thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định, có thể do thời tiết, do tình hình cung cấp NVL, máy móc thi công và các nguyên nhân khác gây ra.

Các khoản thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất bao gồm tiền lương phải trả trong thời gian ngừng sản xuất, giá trị nguyên, nhiên vật liệu, chi phí phát sinh trong quá trình ngừng sản xuất.

Trong trường hợp ngừng việc theo thời vụ hoặc ngừng việc theo kế hoạch, doanh nghiệp phải lập dự toán chi phí trong thời gian ngừng việc và tiến hành trích trước chi phí ngừng sản xuất vào chi phí hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Khi kết thúc niên độ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành bàn giao, kế toán xác định số chênh lệch giữa số đã trích trước với chi phí thực tế đã phát sinh. Nếu chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì phải lập bút toán hoàn nhập số chênh lệch.

Sơ đồ 2.7. Sơ đồ kế toán thiệt hại ngừng sản xuất

Ghi chú:

(1): Chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh (2): Thuế GTGT nếu đƣợc khấu trừ

(3): Trường hợp không có trích trước (4): Chi phí thực tế

(5): Trích trước chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch, theo thời vụ (6): Chênh lệch chi phí thực tế lớn hơn chi phí đã trích

(7): Hoàn nhập số chênh lệch chi phí đã trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh 2.3.3.6. Kế toán tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp.

Đối tƣợng tập hợp chi phí là từ giai đoạn thi công từng hạng mục công trình, công trình hoặc địa bàn thi công.

Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp gồm những chi phí đã đƣợc tập hợp vào tài khoản 621, 622, 623, 627, và cuối kỳ đƣợc kết chuyển sang bên nợ của TK 154 – “Chi phí kinh doanh dở dang” để tập hợp CPSXKD trong kỳ.

Trình sự kế toán tập hợp chi phí đƣợc biểu hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.8. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cơ điện phú đạt​ (Trang 21 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)