CHƯƠNG V. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
Mẫu 4.6. Sổ kế toán chi tiết tài khoản 627 - CT007
4.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 4.6.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần cơ điện Phú Đạt là từng CT, HMCT. Vì vậy, các chi phí sản xuất liên quan đến CT, HMCT nào thì đƣợc tập hợp cho CT, HMCT đó. Để tập hợp chi phí sản xuất công ty sử dụng TK 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này đƣợc mở chi tiết cho từng CT, HMCT.
Cụ thể, đối với công trình Nhà để xe sa quốc nội - Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, kết chuyển chi phí bao gồm các khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Từ các chứng từ liên quan và sổ chi tiết TK 621_CT007, kế toán đã tổng hợp đƣợc chi phí NVLTT cho công trình Nhà để xe sân bay Tân Sơn Nhất là 12.568.554.374 đồng.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Theo kế toán đã tổng hợp đƣợc chi phí nhân công trực tiếp cho công trình Nhà để xe sân bay Tân Sơn Nhất là 944.066.315 đồng.
- Chi phí sản xuất chung: Qua tổng hợp các tài khoản 6271_CT007, 6272_CT007, 6273_CT007, 6277_CT007, 6278_CT007, kế toán đã tổng hợp cho công trình Nhà để xe sân bay Tân Sơn Nhất là 1.027.587.269 đồng.
Kế toán tiến hành thực hiện các bút toán kết chuyển tự động, máy tính sẽ tự tổng hợp số liệu sang sổ cái và sổ chi tiết TK 154 (Phụ lục 13).
Bút toán kết chuyển đƣợc định khoản nhƣ sau:
Kết chuyển chi phí NVLTT của CT Nhà để xe sân bay Tân Sơn Nhất:
Nợ TK 154_CT007: 12.568.554.374 Có TK 621_CT007: 12.568.554.374
Kết chuyển chi phí NCTT của CT Nhà để xe sân bay Tân Sơn Nhất:
Nợ TK 154_CT007: 944.066.315 Có TK 622_CT007: 944.066.315
Kết chuyển chi phí nhân viên phân xưởng cho CT Nhà để xe sân bay Tân Sơn Nhất:
Nợ TK 154_CT007: 689.001.421 Có TK 6271_CT007: 689.001.421
Kết chuyển chi phí vật liệu cho CT Nhà để xe sân bay Tân Sơn Nhất:
Nợ TK 154_CT007: 12.090.000
Có TK 6272_CT007: 12.090.000
Kết chuyển chi phí dụng cụ sản xuất cho CT Nhà để xe sân bay Tân Sơn Nhất:
Nợ TK 154_CT007: 12.090.000 Có TK 6273_CT007:12.090.000
Kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài CT Nhà để xe sân bay Tân Sơn Nhất:
Nợ TK 154_CT007: 137.917.491 Có TK 6277_CT007:137.917.491
Kết chuyển chi phí bằng tiền khác CT Nhà để xe sân bay Tân Sơn Nhất:
Nợ TK 154_CT007: 181.923.351 Có TK 6278_CT007:181.923.351
Kế toán tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ và lập bảng tổng hợp chi phí phát sinh. Sau khi nghiệm thu các giai đoạn công trình, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang qua tài khoản 632 – “Giá vốn công trình”.
Bảng 4.2. Bảng trích tổng hợp chi phí sản xuất
4.6.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Xác định sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp chính là việc tính toán, xác định phần chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cho khối lƣợng sản phẩm làm dở dang cuối kỳ.
Với Công ty Cổ phần Cơ điện Phú Đạt, các công trình chủ yếu là do nhận thầu và nghiệm thu giai đoạn tạm ứng theo giá trị phần trăm hợp đồng. Khi hoàn thành công trình kế Mã
CT
Tên công trình
Dƣ đầu kỳ
Chi phí nguyên vật
liệu
Chi phí nhân công
Chi phí máy thi công
Chi phí sản xuất chung
TỔNG CỘNG
CT007 Nhà để xe ga quốc nội - Cảng hàng không sân bay Tân
Sơn Nhất 12,568,554,374 944,066,315 1,027,587,263
… ….. ….. ….. ….. …. ….. ……
Tổng
cộng 12,568,554,374 944,066,315 1,027,587,263 14,540,207,952
toán tập hợp chi phí và tính giá thành. Vì vậy, sản phẩm dở dang cuối kỳ chính là những công trình chƣa hoàn thành, chƣa bàn giao thanh toán.
Cụ thể công trình Nhà để ga quốc nội - Cảng hàng không Tân Sơn Nhất là công trình lớn, thời gian thi công kéo dài bắt đầu từ tháng 6 năm 2016 kéo dài đến tháng 11 năm 2016 nên khi hết năm tài chính kế toán sẽ tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất, dựa vào hợp đồng ký kết giữa bên chủ đầu tƣ và công ty, doanh thu thu vào từ công trình nhà để xe sân bay Tân Sơn Nhất, kế toán tập hợp và tính đƣợc sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức:
= + -
CPSXDDcuối kỳ_CT007 = 14.540.207.952 – 5.302.917.767(*) = 9.237.290.185 VNĐ
Ghi chú: (*) Về phương thức tính giá thành công trình Nhà để xe gia quốc nội - Cảng hàng không Tân Sơn Nhất sẽ được nói cụ thể trong chương 4.7 dưới đây.
4.7. Tính giá thành sản phẩm công trình nhà để xe sân bay Tân Sơn Nhất tại Công ty Cổ phần Cơ điện Phú Đạt
Do những đặc điểm của ngành xây lắp nhƣ quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm mang tính đơn chiếc có giá trị lớn, thời gian thi công dài…nên công ty xác định đối tƣợng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình cụ thể.
Để phản ánh giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 632 – “Giá vốn hàng bán”. Tài khoản này đƣợc lập chi tiết cho từng CT, HMCT.
Đối với những công trình đã hoàn thành, bàn giao công trình và đã xuất hóa đơn đầy đủ, Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn) cho từng CT, HMCT.
Theo đó, giá thành của từng CT,HMCT đƣợc xác định bằng công thức:
CPSX dở dang cuối kỳ
CPSX dở dang đầu kỳ
CPSX phát sinh trong kỳ
Giá thành sản phẩm
Nhƣng đối với công trình Nhà để xe ga quốc nội - Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, do công trình đã hoàn thành và tháng 11 năm 2016 nhƣng chƣa đƣợc nghiệm thu, bàn giao.
Tổng chi phí tập hợp đến ngày 31/12/2017 là 14.540.207.952 VNĐ, công ty xuất hóa đơn cho hạng mục công trình này và thu về doanh thu công trình là 5.751.648.834 VNĐ (Kèm theo Hóa đơn 0000019, 0000024, 0000026, 0000036, 0000038, sổ chi tiết TK 511_CT007 – (Phụ lục 12) Vậy nên nếu thực hiện theo đúng phương pháp tính giá thành bằng phương pháp trực tiếp (giản đơn) thì giá thành công trình trong năm 2016 sẽ có sự chênh lệch rất lớn với doanh thu xuất hóa đơn từ công trình. Do đó công ty tính giá thành công trình bằng cách lấy:
Giá thành công trình = Doanh thu công trình x
Sao cho giá thành công trình và doanh thu thu về chênh lệch nhau không quá 5-10%. Ở đây, công ty chọn chênh lệch khoảng 92,2%.
Giá thành sản phẩm công trình = 5.751.648.834 x 92.2% = 5.302.917.767
Sau đó, kế toán định khoản trên máy vi tính giá vốn hàng bán CT Nhà để xe ga quốc nội – Cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
Nợ TK 632_CT007 : 5.302.917.767 Có TK 154_CT007 : 5.302.917.767
Đối với phần chi phí dở dang, không kết chuyển qua TK 632, sẽ đƣợc treo ở TK 154, để khi công trình đƣợc nghiệm thu và xuất đủ hóa đơn thì sẽ kết chuyển hết và tính giá thành CT, HMCT hoàn thành theo phương pháp giản đơn.
Tương tự, ta có thể tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình trong năm của công ty.
Phần trăm chênh lệch giữa giá thành và DT công trình
CHƯƠNG V. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Nhật xét
5.1.1. Nhận xét tổng quan về tình hình hoạt động tại công ty
5.1.1.1. Ưu điểm
Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác quản lý, công tác kế toán tại Công ty Cổ phần cơ điện Phú Đạt, em nhận thấy công ty không những đáp ứng đƣợc công tác quản lý sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường mà còn khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong ngành xây dựng. Mặc dù vẫn còn nhiều thiếu sót và cần phải cố gắng hơn nữa, song Công ty Cổ phần Cơ điện Phú Đạt đã đạt những thành quả đáng ghi nhận. Công ty luôn tìm cách tiếp cận những thị trường, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm thu hút khách hàng và ký kết các hợp đồng xây dựng.
Về môi trường làm việc: Công ty tuy xuất thân là một công ty xây dựng nhưng tập trung nhiều tầng lớp và lứa tuổi trong công ty, tạo được một môi trường năng động và sáng tạo, nhƣng cũng không kém phần kỷ luật và đầy tính chuyên nghiệp.
Về bộ máy quản lý: Công ty đã xây dựng đƣợc bộ máy quản lý khá chặt chẽ. Các phòng ban hoạt động có hiệu quả và có thể tiếp cận đƣợc với tình hình thực tế tại công trường. Do vậy, các thông tin cần thiết trong việc giám sát kỹ thuật, quá trình lắp đặt thi công luôn đƣợc cung cấp đầy đủ phù hợp với yêu cầu quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty. Sự phân cấp chức năng hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý có thể độc lập giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng của mình.
Về tổ chức sản xuất: Công ty áp dụng nhiều các hình thức, trong đó có hình thức khoán gọn, tiết kiệm đƣợc chi phí quản lý, chi phí gián tiếp, nâng cao ý thức trách nhiệm và quyền làm chủ cho đội thi công tại công trình. Đồng thời sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban luôn đảm bao cho công ty là một khối thống nhất.
Về bộ máy kế toán: Bộ máy của công ty đƣợc tổ chức khá tốt, cán bộ kế toán là những người cú trỡnh độ, năng lực, nhiệt tỡnh. Cụng việc được phõn cụng rừ ràng, bố trớ cú khoa học nên tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm trong công việc đƣợc giao, công tác kế toán làm tốt là một trong những yếu tố hàng đầu trợ giúp cho công tác quản lý kinh tế tài chính cũng như phương hướng hoạt động của công ty.
5.1.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ƣu điểm kể trên thì công ty cũng có những nhƣợc điểm sau đây:
Về bộ máy kế toán: Phòng kế toán của công ty tuy rất chuyên nghiệp nhƣng lại quá ít về nhân lực, và thiếu một kế toán trưởng - người “đầu tàu” của phòng. Phòng kế toán được lãnh đạo chủ yếu dưới sự điều hành của Giám đốc tài chính. Nhưng điều này vẫn chưa thích hợp, vì Giám đốc tài chính thuộc về bộ phận quản lý, phải xử lý nhiều công việc của cả công ty, vậy nên sẽ không tránh khỏi những sơ sót, không quan tâm đƣợc hết những hoạt động tại phòng kế toán. Nên rất cần một kế toán trưởng, người có thể có thời gian tiếp xúc và làm việc với các kế toán viên nhiều hơn, hiểu hơn và sẽ giúp công việc tránh sai sót không đáng có hơn.
5.1.2. Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
5.1.2.1. Ưu điểm
Công tác kế toán tại công ty đã thực sự thể hiện đƣợc vai trò của bộ phận cung cấp thông tin:
Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán: Công ty có hệ thống chứng từ ban đầu đầy đủ, hợp lệ và tuân thủ theo hệ thống tài khoản chế độ kế toán quy định của Bộ Tài Chính. Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này cho phép phản ánh kịp thời và thường xuyên tình hình sử dụng NVL, sự hoạt động của tài sản cũng nhƣ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Về hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức “Sổ nhật ký chung”. Đây là hình thức đơn giản, dễ làm, số lƣợng sổ sách cũng không nhiều. Toàn bộ phần lớn công việc đƣợc thực hiện trên máy tính nên đã giảm nhẹ đáng kể khối lƣợng công việc của phòng kế toán.
Về hệ thống sổ sỏch: Hệ thống sổ sỏch của cụng ty đƣợc trỡnh bày rừ ràng, chi tiết và khoa học. Thuận tiện cho việc theo dừi và lờn cỏc bỏo cỏo. Cỏc biểu mẫu kế toỏn ỏp dụng đúng theo quy định và phù hợp với việc áp dụng phần mềm kế toán.
Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty: Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty đƣợc thực hiện một cách logic, khoa học. Với việc đánh giá đúng tầm quan trọng của phần hành kế toán này Công ty đã lựa chọn đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình, lựa chọn phương pháp hạch toán là hoàn toàn phù hợp đối với đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành.
Mọi chi phí phát sinh đều đƣợc tổng hợp theo từng khoản mục và theo từng công trình, hạng mục công trình tạo điều kiện cho công tác đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm đƣợc chính xác.
Thứ nhất: Về khoản mục chi phí NVLTT:
Vật tƣ mua về luôn đƣợc quản lý chặt chẽ và cung cấp đầy đủ, khi mua về đƣợc chuyển thẳng ra công trình để sử dụng ngay nên thuận lợi cho việc kế toán ghi sổ nhanh chóng, dễ dàng, giảm bớt chi phí quản lý của công ty. Chất lƣợng vật tƣ đều đƣợc kiểm nghiệm kỹ trước khi sử dụng là yếu tố tốt cấu thành nên chất lượng của sản phẩm. Các chứng từ lien quan đều đƣợc kiểm tra, ký duyệt, ghi nhận rừ ràng, đƣợc luõn chuyển hợp lý đến các bộ phận lien quan, giúp công ty quản lý đƣợc mức NVL chi cho từng công trình.
Thứ hai: Khoản mục chi phí NCTT:
Kế toỏn luụn theo dừi chi phớ nhõn cụng trực tiếp một cỏch chặt chẽ, chớnh xỏc thụng qua biên bản nghiệm thu khối lƣợng công trình hoàn thành, hợp đồng giao thầu, biên bản đối chiếu công nợ với nhà thầu phụ.
Thứ ba: Khoản mục chi phí SXC:
Khoản mục chi phí SXC của công ty đƣợc hạch toán heo từng CT, HMCT nên giúp bộ phận kế toán nói riêng và công ty nói chung có thể kiểm soát tốt đƣợc những khoản mục chi phí SXC, nhanh chóng và gọn gàng, tránh mất thời gian nhiều.
5.1.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ƣu điểm nêu trên thì công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí, tính giá thành nói riêng vẫn có những hạn chế nhất định:
Về luân chuyển chứng từ: Do đặc thù của ngành xây dựng là địa bàn hoạt động rộng, phân tán nhiều nơi nên việc tập hợp các chứng từ kiểm kê nhiều khi bị chậm trễ. Dẫn tới chậm chế các công việc liên quan.
Người đi mua vật tư đôi khi là người thuộc bộ phận vật tư, đôi khi là các đội trưởng hoặc giám sát công trình sẽ đi mua, đa số số vật tƣ này đƣợc giao thẳng đến công trình để phục vụ ngay cho tiến độ thi công ở công trình. Vậy nên, ở bộ phận kế toán đã loại không nhập kho NVL mà nhập mua và xuất thẳng, nên sẽ không lưu trữ các phiếu nhập kho, xuất kho ở bộ phận kế toán, mặc dù ở công trình công ty cũng có kho. Điều này tuy nhanh chóng và giảm bớt phần việc cho kế toán, nhƣng đồng thời cũng gây ra bất lợi trong việc kiểm soát vật tƣ nhập vào và xuất ra.
Về các khoản thiệt hại trong sản xuất tại các doanh nghiệp xây lắp chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên. Do đó, có thể nói khoản thiệt hại trong sản xuất không những
cạnh đó cũng tồn tại những khoản thiệt hại mang tính chủ quan liên quan tới kỹ thuật, cụ thể nhƣ đối với hạng mục công trình không đạt yêu cầu phải phá đi làm lại hay phải sửa lỗi. Tất cả những điều kiện kể trên đều ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất của cụng ty. Tuy vậy, cỏc khoản thiệt hại này khụng đƣợc theo dừi riờng và vẫn đƣợc tớnh vào giá thành công trình. Vì thế đã giảm đi tinh thần trách nhiệm của người lao động.
Về các khoản chi phí SXC liên quan đến khấu hao TSCĐ: Riêng với Công trình Nhà để xe ga quốc nội - Cảng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, thì không có tập hợp chi phí này. Có thể vì khoản chi phí này khá nhỏ, không đáng kể, nên để thuận lợi và giảm bớt phần việc cho kế toán nên công ty đã giảm bớt khoản mục chi phí này. Nhƣng điều này cũng làm việc phản ánh tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chƣa khách quan với tiêu chí vốn có của nó.
Về phương pháp tính giá thành của công ty: Cách tính giá thành và đánh giá sản phẩm ở dang của công ty tuy đem lại mong muốn cho chủ công ty về lợi nhuận, nhƣng đồng thời lại trái quy tắc tính giá thành. Đây là việc đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành theo ý kiến chủ quan, điều này có thể dẫn tới việc kê khai, kiểm kê khối lƣợng dở dang không chính xác.
5.2. Kiến nghị
Hoàn thiện trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần không thể thiếu trong quá trình thực hiện công tác kế toán của doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ chi phí là một yếu tố quan trọng. Việc tính đúng, đủ chi phí còn giúp cho việc cung cấp thong tin kịp thời, chính xác để phục vụ cho các quyết định quản lý . Do đó, công tác hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm và tính giá thành sản phẩm cần đƣợc hoàn thiện. Sau đây, em xin trình bày một số kiến nghị nhằm góp phần công sức của mình để hoàn thiện công tác kế toán của công ty.
Nhƣ đã nói ở trên về việc luân chuyển chứng từ, hay báo cáo các phần hành công việc giữa bộ phận công trình và bộ phận văn phòng, do khoảng cách địa lý và một số yếu tố khác khiến cho việc này thường xảy ra chậm chễ. Vì vậy, công ty nên sắp xếp một kế toán công trình tại công trình đang thi công để có thể kiểm soát lƣợng chứng từ một cách hợp lý, tránh thất thoát và chậm trễ tiến độ công việc.
Vì để kiểm soát lƣợng vật tƣ nhập vào và xuất ra một cách khoa học, em nghĩ công ty nên lập các chứng từ nhƣ Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho và chuyển một bản tới để phòng kế toán lưu giữ, thì sẽ kiểm soát lượng vật tư hiệu quả hơn, để tránh xảy ra trường hợp thất thoát không ai chịu trách nhiệm. Ngoài ra, công tác thu mua vật tƣ thì vấn đề giá cả cần