Thực trạng việc xây dựng và sử dụng hệ thống các bài toán vu

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học (Trang 29 - 35)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.2. Thực trạng việc xây dựng và sử dụng hệ thống các bài toán vu

dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng – thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ

1.3.2.1. Mục đích điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra để tìm hiểu, làm rõ việc xây dựng và sử dụng hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu toán và một số sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi học nội dung này ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.

1.3.2.2. Nội dung điều tra

Đối với giáo viên chúng tôi sẽ điều tra những vấn đề sau:

- Vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu toán.

- Số lượng các bài toán vui trong chương trình toán tiểu học nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.

- Quan niệm của giáo viên về tầm quan trọng của hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán.

- Tầm quan trọng của việc rèn luyện và hình thành các phương pháp giải toán về các bài toán vui cho học sinh có năng khiếu toán.

- Những khó khăn của giáo viên khi sử dụng các bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán.

Đối với học sinh: Thông qua những bài kiểm tra chúng tôi sẽ điều tra việc giải các bài toán vui, sai lầm của học sinh khi giải các bài toán vui.

1.3.2.3. Đối tượng điều tra

Giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng – thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.

1.3.2.4. Phương pháp điều tra

- Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp quan sát.

- Phương pháp phát phiếu điều tra. - Phương pháp thống kê toán học. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

1.3.2.5. Kết quả điều tra

Bảng 1.1.Vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng

hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học.

Số lượng giáo viên Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

27 16 59,3% 11 40,7% 0 0%

Qua bảng trên chúng tôi thấy GV đều cho rằng việc xây dựng và sử dụng hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng HS có năng khiếu là rất cần

thiết (59,3%) và cần thiết (40,7%) và không có giáo viên nào cho rằng không cần thiết. Khi hỏi nguyên nhân các thầy cô giáo cho là rất cần thiết, các GV cho rằng các bài toán vui góp phần củng cố hệ thống kiến thức thông qua các bài toán, nâng cao hứng thú, khả năng tư duy trừu tượng, khái quát cho HS, khả năng sáng tạo, suy luận logic ở HS, góp phần rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh có năng khiếu và niềm đam mê toán học. Qua đó cho thấy rằng giáo viên đã nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học.

Bảng 1.2. Số lượng các bài toán vui trong chương trình toán tiểu học nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu

( Theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn toán tiểu học)

Số lượng Giáo viên Nhiều Bình thường Ít

27 0 0% 15 55,55% 12 44,45%

Qua điều tra về số lượng các bài toán vui trong chương trình toán tiểu học nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán, không có giáo viên nào cho rằng số lượng các bài toán vui trong chương trình toán tiểu học là nhiều, có 55,55% GV cho rằng số lượng bài tập bình thường (không nhiều và cũng không ít); 44,45% GV cho rằng số lượng bài tập ít. Qua đó cho thấy rằng, các bài toán vui trong chương trình toán tiểu học nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu vẫn còn hạn chế.

Bảng 1.3. Mục đích sử dụng các bài toán vui trong giải toán tiểu học nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu

Mục đích sử dụng

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

SL GV % SL GV % SL GV %

Rèn luyện kĩ năng giải toán 9 33,3 18 66,7 0 0

Hệ thống hóa kiến thức 0 0 27 100 0 0

Phát triển tư duy lôgic 27 100 0 0 0 0

Phát triển khả năng lập luận,

suy luận, trí thông minh 27 100 0 0 0 0

Qua bảng này ta thấy tất cả giáo viên đều nhận thấy được mục đích sử dụng của các bài toán vui trong giải toán tiểu học nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. Cụ thể là 0 có giáo viên nào chọn ô “Không sử dụng” cho các mục đích mà chúng tôi đề ra. Mức độ “Thường xuyên” được tất cả các giáo viên lựa chọn cho mục đích “Phát triển tư duy logic” và “Phát triển khả năng lập luận, suy luận, trí thông minh”, mức độ “Thỉnh thoảng” được đại đa số giáo viên lựa chọn cho mục đích “Củng cố kiến thức”, “Rèn luyện kĩ năng giải toán” và “Hệ thống hóa kiến thức”. Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các giáo viên đều thấy được mục đích sử dụng các bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học.

Bảng 1.4. Những khó khăn sử dụng các bài toán vui trong giải toán tiểu học nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu

TT Khó khăn Só lượng GV %

1 Không đủ thời gian 13 48,1 %

2 Gây cho học sinh quá tải 8 29,6 %

3 Các bài toán vui đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo, trí thông minh đối với học sinh

23 85,1 %

Qua bảng này, ta thấy đa số giáo viên đều cho các bài toán vui đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo, trí thông minh đối với học sinh, cụ thể là có 23/27

giáo viên (chiếm 85,1 %). Một số giáo viên cho rằng không đủ thời gian khi sử dụng các bài toán vui trong giải toán tiểu học, tỉ lệ này chiếm 48,1 %, và một số ít giáo viên cho rằng việc sử dụng các bài toán vui gây cho học sinh sự quá tải (8/27 giáo viên chiếm 29%). Qua đó, cho thấy, việc sử dụng các bài toán vui trong việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học vẫn gặp những khó khăn nhất định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu cơ sở lí thuyết và thực tiễn về việc xây dựng và sử dụng hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán tiểu học chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Việc xây dựng hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học là nhu cầu cần thiết đối với học sinh, các thầy cô giáo trong dạy học toán tiểu học.

2. Số lượng các bài toán vui trong chương trình toán tiểu học nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu theo chương trình chuẩn tiểu học còn ít.

3. Bồi dưỡng HS có năng khiếu toán thông qua hệ thống các bài toán vui nhằm phát triển khả năng lập luận, suy luận, phát triển tư duy, rèn luyện trí thông minh, nâng cao hứng thú trong dạy học toán là hết sức quan trọng.

4. Qua thực trạng điều tra về việc bồi dưỡng HS có năng khiếu toán, chúng tôi nhận thấy có một số khó khăn cũng như nguyên nhân của các khó khăn đó như sau:

- Về phía giáo viên:

Chương trình SGK chủ yếu dành cho diện HS hoàn thành, kiến thức nâng cao trong SGK dành cho HS có năng khiếu còn ít . Việc bồi dưỡng HS có năng khiếu là một việc làm tương đối khó khăn và tốn nhiều thời gian công sức đòi hỏi người GV phải thật sự tâm huyết, luôn theo dõi các em trong quá trình học.

- Về phía học sinh:

Chương trình học trên lớp của các em chỉ đủ thời gian để học các kiến thức cơ bản, việc bồi dưỡng thêm phải sang các giờ học phụ đạo và học ở nhà, gây cho học sinh quá tải, nó làm cho một bộ phận các em đôi lúc thiếu tự tin và không hứng thú với việc học. Ngoài ra, các bài toán vui đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo, suy luận logic, trí thông minh đối với học sinh. Do thời gian nghiên cứu có hạn, vì vậy chúng tôi mới chỉ ra được một số ít khó khăn cần khắc phục trong việc bồi dưỡng HS có năng khiếu toán ở tiểu học.

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÁC BÀI TOÁN VUI NHẰM

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)