6. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Hướng dẫn sử dụng hệ thống bài toán vui cho học sinh
2.3.3. Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán vui
Việc sử dụng các bài tập trong hệ thống nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán vui cho học sinh có năng khiếu không thể tiến hành một cách đơn độc, tách rời các hoạt động trí tuệ khác. Việc rèn kỹ năng giải toán vui cho HS có năng khiếu phải được thực hiện đồng thời với việc rèn tư duy và nâng cao năng lực nhận thức cho HS đặc biệt là với tư duy sáng tạo với tư cách là đỉnh cao nhất của hoạt động trí tuệ của con người, chỉ có thể được rèn luyện và phát triển thông qua các hoạt động trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, đặc biệt hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa, trong đó phân tích và tổng hợp đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Ví dụ 5. Bảy chiếc xe bus nhanh BRT với các màu khác nhau: xanh
lam, đỏ, vàng, xanh lá, hồng, tím, nâu xếp thành 1 hàng để ra khỏi bến xe. Chưa biết màu của các xe.
Biết rằng: - Có bốn chiếc xe rời bến trước xe đỏ - Có năm chiếc xe rời bến sau xe vàng
- Xe tím đi sau xe vàng, nhưng trước xe xanh lam - Xe xanh lam đi trước xe đỏ
Hỏi xe xanh lam là chiếc xe thứ mấy rời khỏi bến?
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Đây là chương trọng tâm của đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống các
bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học. Bao
gồm các nội dung sau:
- Nguyên tắc và yêu cầu xây dựng hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học.
- Giới thiệu hệ thống bài tập toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học.
- Hướng dẫn sử dụng hệ thống bài toán vui cho học sinh có năng khiếu Toán ở tiểu học.
- Để rèn luyện kỹ năng giải các bài toán vui cho học sinh tiểu học thông qua hệ thống bài tập, chúng tôi đã tổng hợp và xây dựng được 8 chủ đề bài tập sau: Chủ đề 1: Xác định vị trí Chủ đề 2: Hình vẽ có quy luật Chủ đề 3: Quy đổi Chủ đề 4: Đồng hồ Chủ đề 5: Đối xứng Chủ đề 6: Gấp, cắt hình Chủ đề 7: Điền số Chủ đề 8: Tổng – hiệu, tổng – tỉ, hiệu – tỉ
Qua hệ thống bài tập chúng tôi xây dựng, giúp học sinh có khả năng chuyển từ trừu tượng, khái quát sang cụ thể và ngược lại. Giúp HS có óc quan sát tinh tế, mau phát hiện ra vấn đề, có khả năng suy luận có căn cứ, rõ ràng, hợp lý, độc đáo hơn. Góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
Bước đầu kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả việc sử dụng hệ thống bài tập về toán vui nhằm bồi dưỡng cho HS có năng khiếu toán ở tiểu học góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán cho học sinh tiểu học. Đồng thời góp một phần nhỏ thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học nói chung và dạy học toán vui nói riêng.