Tổng hợp, đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học (Trang 85 - 87)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.6. Tổng hợp, đánh giá kết quả thực nghiệm

3.6.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Sau quá trình tiến hành TN, chúng tôi rút ra một số kết luận định tính: Chúng tôi tham khảo ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến học sinh. Qua quan sát, thăm dò ý kiến học sinh chúng tôi nhận thấy:

- Học sinh hứng thú, tự tin khi tham gia làm các bài toán vui, trong học tập cũng như khi làm bài kiểm tra có các bài tập toán vui mà chúng tôi đã xây dựng.

- Học sinh làm bài một cách tích cực, chủ động, độc lập hơn, hạn chế tối đa tình trạng trao đổi bài trong giờ kiểm tra.

- Hơn nữa trong giải các bài toán vui sự lan tỏa mạnh trong tập thể HS nói chung, học sinh có năng khiếu nói riêng, tạo cho mọi học sinh mạnh dạn trình bày theo ý tưởng và các thắc mắc của bản thân, sự tương tác giữa các học sinh và học sinh tốt hơn. Đồng thời HS thể hiện được ý tưởng, sáng kiến, quan điểm của mình về cách giải các bài toán vui.

chất lượng kế hoạch bài hoạch TN, mức độ hứng thú tích cực của học sinh trong giờ dạy TN, khả năng làm các bài toán của học sinh giờ dạy học thực nghiệm.

3.6.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Trước khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra cả hai lớp TN và ĐC bằng bài kiểm tra viết đầu vào. Đánh giá bài làm của HS thông qua các số liệu về điểm kiểm tra được tổng hợp và xử lí qua sự so sánh tỉ lệ các thang điểm theo xếp loại hoàn thành bài tập. Phân loại đánh giá theo hai mức: Hoàn thành tốt (điểm từ 9 - 10), hoàn thành (điểm từ 5 - 8) và chưa hoàn thành (điểm dưới 5).

Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 3.1

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra đầu vào

Nhóm Số học sinh Xếp loại Hoàn thành

tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%)

Thực nghiệm

(4A2) 30 6 20 21 70 3 10

Đối chứng

(4A5) 30 5 16,7 20 66,6 5 16,7

Nhìn vào bảng so sánh về chất lượng kiểm tra đánh giá đầu vào ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng khi chưa sử dụng hệ thống bài toán vui cho học sinh có năng khiếu toán trong giảng dạy tại trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi nhận thấy chất lượng học sinh của lớp thực nghiệm và đối chứng gần như là tương đương nhau, sự chênh lệch không quá rõ ràng. Kết quả tương đối đồng đều.

Biểu đồ 3.1. Kết quả kiểm tra đầu vào của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng 0 10 20 30 40 50 60 70

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Thực nghiệm Đối chứng

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)