Sử dụng hệ thống bài tập cho từng học sinh căn cứ vào

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học (Trang 77 - 80)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Hướng dẫn sử dụng hệ thống bài toán vui cho học sinh

2.3.1. Sử dụng hệ thống bài tập cho từng học sinh căn cứ vào

thức của người học

Kỹ năng giải toán của học sinh được thể hiện qua các năng lực: Tiếp thu kiến thức, suy luận lôgic, diễn đạt, kiểm chứng và năng lực thực hành. Trong quá trình dạy học toán, người giáo viên cần làm cho HS phát triển các kỹ năng đồng bộ và bổ sung cho nhau. Thông qua các bài tập có thể rèn luyện cho học sinh các năng lực nói trên. Tuy nhiên việc rèn luyện kỹ năng giải toán cho HS có năng khiếu là việc làm khó khăn, song nếu giáo viên kiên trì và biết tận dụng trong mọi khâu, mọi cơ hội của quá trình dạy học thì sẽ từng bước có thể rèn luyện cho HS có các kỹ năng giải toán vững chắc.

Trước hết ra phải thấy rằng hệ thống bài tập trong sách giáo khoa toán Tiểu học đã được biên soạn khá đầy đủ và công phu. GV cần yêu cầu HS làm hết các bài tập theo chuẩn kiến thức kỹ năng và nắm được nội dung kiến thức, phương pháp và kỹ năng chứa đựng trong mỗi bài tập. Đồng thời đối với học sinh có năng khiếu thì việc rèn luyện kỹ năng giải toán, nâng cao năng lực tư duy, khả năng sáng tạo cho HS, GV cần phải căn cứ vào từng loại tiết học và trình độ của học sinh. Bên cạnh đó, GV cần cân nhắc số lượng các bài tập sử dụng trên lớp, quan hệ giữa các bài tập trong sách

giáo khoa và bài tập của hệ thống. Trên cơ sở đó lựa chọn và giải các bài tập trong hệ thống đã được thiết kế.

Để củng cố vững chắc kiến thức, rèn kỹ năng ngoài việc nắm vững các kiến thức cơ bản GV cần tạo mọi điều kiện để HS đào sâu, mở rộng kiến thức liên quan tới bài học trong các tiết bồi dưỡng cho HS có năng khiếu toán.

2.3.2. Các hình thức sử dụng hệ thống bài tập trong quá trình dạy học

Để rèn luyện và phát triển trí tuệ, kỹ năng giải toán vui cho học sinh cần bồi dưỡng các năng lực tiếp thu kiến thức, khả năng sáng tạo, suy luận logic, ngoài các bài tập trong sách giáo khoa GV cần sử dụng hệ thống bài tập làm cho học sinh hiểu sâu sắc các khái niệm, các qui tắc trong các tình huống điển hình của quá trình dạy học.

2.3.2.1. Sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học lý thuyết

Để giúp HS nắm vững và đào sâu kiến thức ta có thể sử dụng bài tập của hệ thống để nhận dạng và thể hiện những kiến thức đã học, đồng thời mở rộng các kiến thức sau khi HS nắm vững các kiến thức cơ bản, từ đó nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.

Ví dụ 1. Mẹ mới mua cho Bình hai cục tẩy màu trắng và màu hồng

rộng bằng nhau nhưng dài khác nhau. Bạn ấy đã xếp hai cục tẩy như hình vẽ dưới đây. Hỏi cục tẩy màu hồng dài bao nhiêu cm?

A. 9 B. 8 C. 7 D. 6

Đáp án C

Trong quá trình dạy học toán, việc củng cố tri thức và kỹ năng cần được tiến hành thường xuyên trong các tiết lên lớp, cũng như ở nhà. Có nhiều hình thức củng cố: Luyện tập đào sâu, ứng dụng, ôn tập hệ thống hóa kiến thức. Với mỗi hình thức ta đều có thể sử dụng bài tập của hệ thống bài tập đã xây dựng hoặc các dạng bài tập thuộc hệ thống làm công cụ để rèn luyện các kỹ năng hình học cho HS, tuy nhiên tùy theo trình độ của học sinh mà GV giao bài tập thuộc mức độ và theo quỹ thời gian cho phép. Các bài tập của hệ thống tỏ ra đặc biệt có hiệu quả trong hình thức đào sâu, mở rộng, bổ sung các kiến thức, rèn luyện kỹ năng do thời lượng giảng dạy trên lớp chưa đủ.

Ví dụ 2. Tuổi trung bình của ông nội, bà nội và 5 đứa cháu là 24. Tuổi trung

bình của 5 đứa cháu là 11. Ông nội hơn bà nội 3 tuổi. Hãy tính số tuổi của ông hiện nay?

Đáp án: Ông 58 tuổi.

2.3.2.3. Sử dụng hệ thống bài tập trong hướng dẫn bài tập ở nhà

Hướng dẫn công việc ở nhà thường bao gồm: Hướng dẫn học lý thuyết, giải bài tập và hướng dẫn giải các bài tập theo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng, cũng như các bài tập làm thêm theo đối tượng học sinh. Nội dung chủ yếu là hướng dẫn bài tập ở nhà cần lưu ý các đặc điểm sau: Học sinh làm bài tập ở nhà không có sự giúp đỡ trực tiếp của GV; thời gian làm bài không bị hạn chế như ở trên lớp. Đối với những bài tập khó nên có hướng dẫn nhưng song có mức độ nhất định, không nên hướng dẫn quá cụ thể làm mất tác dụng rèn luyện các kỹ năng hình học cho học sinh, cũng như rèn năng lực trí tuệ của họ.

Ví dụ 3.(Bài tập này khuyến khích học sinh giải bằng 2 cách ở nhà)

Vào tháng 3, ông Harry mua chú ngựa Marco với giá 100 đo-la. Đến tháng 5, ông lại bán chú đi với giá 200 đô la. Tháng 7, ông thấy nhớ Marco nên lại chuộc chú với giá 400 đô – la. Tháng 9. Marco được một rạp xiếc mua với giá 700 đô – la. Hỏi ông Harry đã được hay mất bao nhiêu đô – la?

2.3.2.4. Sử dụng hệ thống bài tập trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đánh giá học sinh có năng khiếu toán ở Tiểu học

Kiểm tra đánh giá là công việc GV thường xuyên phải làm trong dạy học toán. Ta có thể dùng bài tập của hệ thống để kiểm tra đánh giá học sinh về các mặt kiến thức, kỹ năng, năng lực trí tuệ. Tùy theo yêu cầu và hình thức kiểm tra giáo viên có thể chọn các bài tập thích hợp trong hệ thống hoặc dạng bài tập thuộc hệ thống để kiểm tra.

Ví dụ 4. Chú cá voi Whaley tinh nghịch phun những giọt nước lên trời như

hình vẽ:

Mỗi lần, chú phun số giọt nước khác nhau theo 1 quy luật. Hỏi tới lần thứ bảy, Whaley phun bao nhiêu giọt nước?

Đáp án: 28 giọt nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)