Kết quả kiểm tra đầu ra

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học (Trang 87 - 115)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.7. Kết quả kiểm tra đầu ra

Sau khi kiểm tra đầu vào, đối với nhóm TN được lồng ghép sử dụng một số dạng bài tập thuộc hệ thống đã xây dựng trong quá trình học trên lớp hoặc trong các tiết dạy học buổi chiều tương ứng với nội dung kiến thức học trong chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục ban hành. Đặc biệt được GV đào sâu, mở rộng kiến thức trong các tiết bồi dưỡng HS có năng khiếu Toán. Còn đối với lớp đối chứng học và làm bài tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Chúng tôi đã thu được kết quả sau:

Bảng 3.2. Bảng kết quả kiểm tra đầura

Nhóm

Số học sinh

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Thực nghiệm

(4A2) 30 10 33,3 19 63,3 1 3,4

Đối chứng

Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra đầu ra của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng 0 10 20 30 40 50 60 70

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Thực nghiệm Đối chứng

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ biểu thị kết quả kiểm tra đầu ra ta thấy ở nhóm thực nghiệm, sau khi sử dụng hệ thống bài tập toán vui nhằm bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu toán trong 2 tháng, chúng tôi nhận thấy mức điểm hoàn thành tốt cao hơn so với trước khi sử dụng, tăng từ 20% lên 33,3% (tăng 13,3%), và mức điểm chưa hoàn thành đã giảm đi từ 10% xuống còn 3,4% (giảm 6,6%). Có sự chênh lệch lớn và rõ rệt trước và sau khi thực nghiệm.

Ở nhóm đối chứng không sử dụng hệ thống bài tập toán vui thì một thời gian hợp lý mức điểm hoàn thành tốt chỉ tăng từ 16,7% lên 20% (cao hơn trước thực nghiệm 3,3%) và mức điểm chưa hoàn thành chỉ giảm đi từ 16,7% xuống 13,3% (giảm hơn trước thực nghiệm 3,4%). Ở đây không có sự chênh lệch nhiều trước và sau khi thực nghiệm.

Nhóm thực nghiệm có sự tăng rõ rệt về chất lượng học sinh so với nhóm đối chứng, cụ thể nhóm thực nghiệm mức điểm hoàn thành tốt tăng 13,3%, mức điểm chưa hoàn thành đã giảm 13,3% còn nhóm đối chứng chỉ tăng 3,3% và giảm 3,4%. Mức điểm hoàn thành ở cả hai nhóm có sự thay đổi không đáng kể.

Điều này cho thấy việc sử dụng hệ thống bài tập toán vui mà chúng tôi đã xây dựng có tác dụng rèn luyện kỹ năng, năng lực học toán cho học sinh góp phần bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm là kiểm chứng tính khả thi của hệ thống bài tập toán vui mà chúng tôi đã xây dựng nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học. Do thời gian chúng tôi chỉ tiến hành đối với 2 nhóm thuộc hai lớp: Trong đó bao gồm nhóm ở lớp thực nghiệm là 4A2 và nhóm ở lớp đối chứng là 4A5 tại trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng – thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.

Kết quả kiếm tra đánh giá đầu vào, chúng tôi thấy trình độ HS của các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tương đối đồng đều.

Sau khi sử dụng hệ thống bài tập toán vui bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu toán trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, đồng thời sử dụng các biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu trong quá trình thực nghiệm chúng tôi thấy kết quả học tập tăng lên đáng kể đối với nhóm thực nghiệm.

Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt và chưa hoàn thành ở nhóm thực nghiệm có sự chênh lệch khá rõ nét. Ở nhóm đối chứng, tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt và chưa hoàn thành ở nhóm đối chứng thay đổi không đáng kể. Còn tỉ lệ học sinh hoàn thành ở cả hai nhóm thì hầu như không thay đổi nhiều.

Qua thực nghiệm sư phạm đã kiểm nghiệm bước đầu tính khả thi của việc sử dụng hệ thống bài tập toán vui nhằm bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học. Đây cũng chính là cơ sở, là nền tảng để giúp HS tiểu học phát triển khả năng tư duy sáng tạo toán học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán nói riêng và dạy học các môn học ở các cấp học nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ đặt ra trong đề tài, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu các vấn đề sau:

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập toán vui. 2. Đề ra các yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập toán vui cho học sinh tiểu học.

3. Xây dựng được hệ thống bài tập toán vui cho học sinh tiểu học với 8 chủ đề bài tập tiêu biểu.

4. Thực nghiệm sư phạm.

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho phép khẳng định tính khả thi của hệ thống các bài toán vui đề xuất trong đề tài. Việc nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập, hướng dẫn cách sử dụng chúng để rèn luyện các kỹ năng giải toán cho HS tiểu học là thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán ở tiểu học.

5. Những kiến nghị

- Qua việc nghiên cứu và triển khai thực nghiệm sư phạm một số nội dung của đề tài chúng tôi xin nêu một số kiến nghị đối với trường tiểu học trong việc rèn luyện các kỹ năng giải toán vui cho HS tiểu học:

- Cần lồng ghép việc dạy học các kiến thức, kỹ năng toán học học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn toán ở tiểu học với việc đào sâu, mở rộng các kiến thức trong các giờ lên lớp cũng như trong các tiết học bồi dưỡng HS có năng khiếu.

- Thường xuyên bổ sung và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện các kỹ năng giải toán vui cho học sinh tiểu học trong suốt quá trình dạy học toán, chú ý sử dụng các bài tập xác định vị trí, đối xứng, tổng – tỉ, hiệu – tỉ, tổng – hiệu, hình vẽ có quy luật, quy đổ, đồng hồ,…

- Phát hiện các HS có năng lực toán học, phân loại từng đối tượng HS, từ đó lựa chọn và giao các bài toán vui phù hợp với trình độ, năng lực của từng đối tượng HS và từng bước nâng dần tư duy của các đối tượng HS, có kế hoạch rèn luyện các kỹ năng cho HS thường xuyên, liên tục và toàn diện đặc biệt đối với các lớp cuối bậc tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình Tiểu học mới, NXBGD. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Doanh trại rèn luyện trí não- Chiến binh tinh nhuệ - Khóa luyện nhanh trí, NXB Kim Đồng

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXB Giáo dục và Đào tạo.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Những bài toán cổ sơ cấp,NXB Giáo dục 5. Trần Diên Hiển (2008), Giáo trình chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toán ở tiểu học, NXB ĐHSP

6. Trần Diên Hiển (2008), Thực hành giải toán ở Tiểu học, NXB ĐHSP. 7. Trần Diên Hiển (2011), Giáo trình bồi dưỡng học sinh giỏi toán ở Tiểu học, NXB ĐHSP.

8. Nguyễn Bá Kim (2003), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB ĐHSP. 9. Bùi Minh Nhật (2013), Những bài toán nâng cao 2-3-4-5, NXB Bách Khoa, Hà Nội.

10. Nguyễn Kim Thoa (Chủ biên) (2007), Bồi dưỡng học sinh giỏi toán ở Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

11. Phạm Đình Thực (2003), Phương pháp dạy học toán ở bậc Tiểu học, NXB Giáo dục.

12. Phạm Viết Vượng, Lí luận dạy học ở tiểu học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội

Phụ lục 1

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

TOÁN +

LUYỆN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số. - Làm đúng các bước của bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

- Biết cách làm bài tập toán vui về dạng toán tìm hai số khi biết tồng và tỉ số của hai số đó.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng các bước tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó để giải các bài tập toán vui nâng cao.

3. Thái độ:

- Tích cực hợp tác trong nhóm, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành.

- Tích cực vận dụng kiến thức, kĩ năng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

II. Thiết bị dạy học

1. Giáo viên: máy chiếu, bảng phụ. 2. Học sinh: vở bài tập.

III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Tổ chức 2. Kiểm tra:

- Nêu các bước giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

3. Bài mới: a. Giới thiệu bài:

- GV: Các em đã được học bài Tìm hai số

khi biết tổng và tỉ số của hai số đó

chúng ta đã biết cách giải các bài toán về - Hát - HS trả lời: 4 bước B1: Vẽ sơ đồ B2: Tìm tổng số phần bằng nhau B3: Tìm số lớn ( hoặc số bé) B4: Tìm số bé ( hoặc số lớn)

tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 2 số. Trong tiết toán buổi chiều ngày hôm nay, cô giáo sẽ củng cố cho các bạn về dạng toán này và chúng ta sẽ cùng nhau làm thêm 1 số bài tập toán vui giúp chúng ra rèn luyện kĩ năng giải toán và khắc sâu thêm kiến thức bài học. Chúng ta cùng vào bài ngày hôm nay: “Luyện tập về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.

b. Bài mới:

Hoạt động 1: Làm bài tập dạng điển hình:

*Bài tập 1:

- GV mời 1 bạn đọc bài toán: Minh và Khôi có 25 quyển vở. Số vở của Minh bằng

3 2

số vở của Khôi. Hỏi mỗi bạn có

bao nhiêu quyển vở?

- GV hỏi:

- Bài toán cho ta biết những gì?

- Bài toán yêu cầu gì? - Dựa vào tỉ số

3 2

, bạn nào cho cô biết: + Số vở của Minh là mấy phần? + Số vở của Khôi là mấy phần?

- Như vậy, bài toán này thuộc dạng gì? Vì sao?

- Giáo viên nhận xét

- Dựa vào các bước giải đã xây dựng ở trên,mời 1 bạn lên bảng trình bày, cả lớp làm vào vở. - HS lắng nghe. - HS đọc bài toán. - HS phân tích đề:

+ BT cho biết tổng số vở của Minh và Khôi là 25 quyển.

+ BT yêu cầu tính số vở của mỗi bạn.

- Minh 2 phần và Khôi 3 phần. - Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó, vì bài toán cho biết tổng số vở của hai bạn và tỉ số giữa số vở của hai bạn, yêu cầu tìm số vở của hai bạn.

- HS làm bài.

Bài giải

- GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành

Bài tập 2: Tổ chức học sinh chơi trò chơi:

Ai nhanh? Ai đúng?

- Yêu cầu học sinh đọc, phân tích đề và nhận dạng bài toán.

Hai kho chứa 125 tấn thóc, trong đó số thóc ở kho thứ nhất bằng

2 3

số thóc ở kho

thứ hai. Hỏi mỗi kho có bao nhiêu tấn thóc? Ta có sơ đồ: ? Minh: 25 quyển Khôi: ? Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần) Số vở của Minh là: 25 : 5 x 2 = 10 (quyển) Số vở của Khôi là: 25 – 10 = 15 (quyển) Đáp số: Minh: 10 quyển vở Khôi: 15 quyển vở - HS nhắc lại. - 1 học sinh đọc đề.

- Cả lớp theo dõi, lắng nghe. .

- Cho biết bài toán thuộc dạng gì?

- Chia lớp thành 2 đội, một đội nam và một đội nữ, mỗi đội cử 1 đại diện lên chơi trò chơi. 2 học sinh thi nhau giải nhanh bài tập 2. Ai giải nhanh và chính xác, trình bày rõ ràng, sạch đẹp là người chiến thắng.

- Nhận xét, tuyên dương.

Hoạt động 3:Lồng ghép bài toán vui.

Bài tập 3: Trên cây có 35 chú bọ rùa và

sâu. Biết rằng số bọ rùa bằng số sâu.

Sau 1 thời gian, một chú sâu trưởng thành biến thành bướm và bay đi. Biết lúc này, số

sâu còn lại trên cây bằng số bọ rùa. Hỏi

có bao nhiêu chú sâu biến thành bướm? - Yêu cầu học sinh đọc, phân tích đề và nhận dạng bài toán.

- Hướng dẫn học sinh giải bài tập: + Đề bài cho biết gì?

+ Đề bài yêu cầu làm gì?

+ Vậy chúng ta có tính được số sâu và bọ rùa ban đầu không?

+ Dựa vào đâu chúng ta tính được?

- Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó.

- 2 học sinh lên chơi trò chơi, cả lớp làm vào vở và cổ vũ.

- Nhận xét các bài làm của các bạn.

- 1 HS đọc đề bài

-Trên cây có 35 chú bọ rùa và sâu. Biết rằng số bọ rùa bằng số sâu. Sau 1 thời gian, một số chú sâu trưởng thành biến thành bướm và bay đi. Biết lúc này, số sâu còn lại trên cây bằng số bọ rùa - Hỏi có bao nhiêu chú sâu biến

thành bướm? -Có tính được.

+ Sau khi tính được số bọ rùa, dựa vào dữ kiện đề bài cho tiếp theo, chúng ta sẽ tính được gì?

+ Tính được số sâu còn lại trên cây rồi, chúng ta tính được gì tiếp theo?

- Dựa vào các bước giải đã xây dựng ở trên, mời 2 bạn lên bảng trình bày, cả lớp làm vào vở.

và tỉ số của số bọ rùa và sâu.

- Tính được số sâu còn lại trên cây, vì số sâu còn lại trên cây bằng số bọ rùa.

-Tính được số sâu biến thành bướm.

-2 bạn lên bảng trình bày

- Lớp làm bài vào vở

Bài giải

-Số sâu và số bọ rùa ban đầu được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :

3 + 4 = 7 ( phần) Số bọ rùa trên cây là: 35 : 7 x 3 = 15 ( con) Số sâu trên cây là: 35 – 15 = 20 ( con)

Số bọ rùa và số sâu trên cây lúc sau được biểu diễn theo sơ đồ sau:

- GV nhận xét, kết luận

4. Hoạt động nối tiếp

Như vậy, hôm nay cô trò chúng ta đã cùng nhau giải các bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Ngoài ra, còn củng cố dạng bài tập này bằng 1 bài toán vui để chúng ta tư duy, vận dụng, ghi nhớ, khắc sâu hơn kiến thức.

- GV nhận xét tiết học và tinh thần học tập của lớp.

- Ôn bài và chuẩn bị bài sau

Theo sơ đồ, số con mỗi phần là: 15 : 5 = 3 ( con)

Số sâu còn lại trên cây là : 3 x 2 = 6 ( con)

Số sâu biến thành bướm là: 20 – 6 = 14 ( con)

Đáp số: 14 con

TOÁN +:

LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu cách làm bài tập toán vui về xác định vị trí, các bài toán vui về hình vẽ có quy luật

- Hiểu cách tư duy, suy luận để tìm ra các hướng giải bài tập dạng xác định vị trí, hình vẽ có quy luật.

- Ghi nhớ các cách suy luận để làm các dạng bài tập đó.

2. Kĩ năng:

- Thông qua các bài tập xác định vị trí, các bài toán về hình vẽ có quy luật, học sinh có kĩ năng nhạy bén, khả năng tư duy cao khi đọc dữ kiện đề bài cho để nhanh chóng tìm ra các hướng giải quyết phù hợp với từng dạng bài cụ thể.

3. Thái độ:

- Tích cực hợp tác trong nhóm, cẩn thận và sáng tạo trong thực hành.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống các bài toán vui nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở tiểu học (Trang 87 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)