Hiệu quả kinh tế của người dân từ giai đoạn 2005-2020

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 51 - 53)

STT

1 2 3

(Nguồn: Sở văn hóa và du lịch tỉnh Hà Giang)

- Giai đoạn 2005 – 2015, giai đoạn này thu nhập hầu hết của người dân chủ yếu chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và mùa vụ nên thu nhập bình quân đầu người ở giai đoạn này còn rất thấp

- Giai đoạn 2015 – 2020, giai đoạn này khi phát triển du lịch qua các mùa lễ hội hoa tam giác mạch đã thúc đẩy, tạo nhiều ấn tượng cho khách du và thu hút lượng khách du lịch lớn tạo nhiều cơ việc làm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

4.2.2. Đánh giá thực trạng du lịch ở huyện Mèo Vạc

Xác định mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững; những năm qua, huyện Mèo Vạc có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích nhằm đẩy mạnh phát triển ngành “công nghiệp không khói”.

Là huyện nằm trong vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn với nhiều danh lam thắng cảnh như: Đệ nhất hùng quan Mã Pì Lèng; vách Đá Trắng; hang Rồng, xã Tả Lủng; hóa thạch Huệ biển, xã Lũng Pù; Mê Cung Đá, xã Khâu Vai; thác Trắng, xã Tát Ngà; Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Chí Sán… đây là những địa danh có giá trị di sản phong phú. Ngoài ra, Mèo Vạc có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có những lễ hội và phong tục tập quán đặc sắc, ẩm thực truyền thống khác nhau, như: Lễ hội Chợ tình Khâu Vai, Lễ hội Gầu Tào; múa Trống của dân tộc Tày, xã Tát Ngà; chợ Phong lưu, xã Sơn Vĩ; Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông; Ngày hội Văn hóa dân tộc Lô Lô gắn với Lễ hội mừng ngô mới… tạo nên sự hấp dẫn cho du khách khi đến với huyện Mèo Vạc.

Năm 2019, lượng du khách đến với Mèo Vạc chạm ngưỡng gần 60.000 lượt, tăng 15.000 lượt so với năm 2018. Để đẩy mạnh phát triển du lịch, ngoài việc khai thác tiềm năng của vùng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Mèo Vạc có các chính sách thông thoáng khuyến khích phát triển du lịch; trong đó, tập trung vào các chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, giới thiệu các sản phẩm truyền thống, đặc sản của địa phương đến với du khách. Bên cạnh đó, đẩy mạnh liên kết giữa các điểm, khu du lịch để hình thành tua du lịch nội huyện, hoặc liên kết với các huyện bạn; tăng cường xúc tiến, quảng bá tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Tiếp tục nâng cấp, tôn tạo kết cấu hạ tầng du lịch, các dịch vụ lưu trú. Đến nay, huyện Mèo Vạc đã hoàn thành việc xây dựng Làng văn hóa du

lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi; huyện đã triển khai xây dựng Làng Văn hóa du lịch cộng đồng gắn liền với xây dựng Nông thôn mới tại thôn Khâu Vai, xã Khâu Vai; xây dựng và cải tạo hoàn thành tuyến du lịch mạo hiểm đi bộ qua “vách đá thần” Mã Pì Lèng; trạm đón khách gắn với nhà trưng bày hiện vật con đường Hạnh Phúc; khuyến khích các địa phương, người dân phát triển sản phẩm du lịch, gây ấn tượng với du khách

4.2.3. Các điểm dừng chân du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w