Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 42)

* Chọn điểm nghiên cứu: Tiến hành chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các khu vực có du lịch đến thăm quan, vãn cảnh, checkin trong huyện, cụ thể lựa chọn như sau:

- Khu vực 1: Điểm dừng chân Má Pí Lièng Panorama thuộc xã Pải Lủng; - Khu vực 2: Làng hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thuộc xã Pả Vi; - Khu vực 3: Đài quan sát thị trấn Mèo Vạc.

* Nội dung và đối tượng điều tra:

Căn cứ vào các đối tượng nghiên cứu tại các khu vực đã được xác định tiến hành điều tra, phỏng vấn các nông hộ về các thông tin có ảnh hưởng, liên quan đến loại hình sử dụng đất. Cụ thể: Các thông tin phỏng vấn: đặc điểm ruộng đất của hộ (diện tích, địa hình, loại đất); các LUT và kiểu sử dụng đất của hộ; Cây trồng (loại cây, giống, mức năng suất, giá trị sản phẩm ; Tình trạng sử dụng phân bón (mức bón trung bình,tính cân đối, kỹ thuật bón phân); Chi phí sản xuất; giá vật tư và nông sản phẩm...

- Đối tượng phỏng vấn: Chủ hộ hoặc lao động chính của hộ. - Số phiếu điều tra/khu vực: 30

- Tổng số phiếu toàn huyện: 90 phiếu

Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi có sẵn 3.3.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

- Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Excel.

- Các kết quả điều tra khảo sát thu thập và tổng hợp được trình bày bằng hệ thống các bảng biểu, số liệu,

3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Để có thể tính được hiệu quả kinh tế trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp trên 1ha đất của các loại hình sử dụng đất (LUT) sản xuất nông nghiệp cụ thể ở đây là đất sản xuất nông nghiệp tại một số điểm dừng chân tham quan vãn cảnh, đề tài đã sử dụng hệ thống các chỉ tiêu như sau:

- Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = giá nông sản * năng suất

+ Chi phí trung gian (CPTG): là tổng tất các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp như: giá giống cây trồng, các loại phân bón, nước tưới tiêu, thuốc trừ sâu (không tính công lao động).

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là giá trị thu được sau khi đã trừ đi CPTG TNHH = GTSX - CPTG

+ Giá trị ngày công lao động (GTNC): GTNC= TNHH/ số công lao động

+ Hiệu quả sử dụng đồng vốn (HQĐV): HQĐV= TNHH/CPTG + Khả năng phát triển thị trường và ổn định giá cả.

* Hiệu quả xã hội:

Để đánh giá được hiệu quả xã hội tại địa điểm nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến một số các chỉ tiêu dưới dây vì hiệu quả xã hội là một trong những chỉ tiêu khó có thể xác định những yếu tố mang tính định lượng:

- Mức độ chấp nhận của người dân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp đối với các loại hình sử dụng đất tại nơi nghiên cứu điều tra phỏng vấn thông qua đó thể hiện ở mức độ đầu tư của các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp bên cạnh đó hiệu quả xã hội cũng được thể hiện ở ý kiến của hộ gia đình, cá nhân.

- Khả năng thu hút được nguồn lao động bên cạnh đó còn giải quyết được các vấn đề liên quan đến công ăn việc làm của người dân và đảm bảo có thu nhập thường xuyên, lâu dài ổn định cho nhân dân được thể hiện qua mức đầu tư lao động nông nghiệp của người dân và hiệu quả kinh tế được tính bình quân theo lao động của mỗi kiểu hình sử dụng đất nông nghiệp mà bà con lựa chọn tiến hành thực hiện. - Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập thường xuyên, ổn định cho nhân dân (thể hiện mức đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế tính bình quân theo lao động của mỗi kiểu sử dụng đất).

- Sự đa dạng sản phẩm và chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng thêm sản phẩm thu nhập của người dân (thể hiện ở ý kiến của hộ dân về tiêu thụ nông sản).

* Hiệu quả môi trường:

+ Hiệu quả môi trường được thể hiện qua khả năng duy trì hiện trạng của đất và mức độ cải thiện độ phì của đất, hạn chế ô nhiễm do sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

+ Hiệu quả môi trường còn được thể hiện qua sự hạn chế thoái hóa của đất do các tác nhân ngoại cảnh như xói mòn, rửa trôi, để bảo vệ đất yêu cầu cần có hướng và các biện pháp sử dụng đất một cách thích hợp.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Mèo Vạc

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

*Vị trí địa lý

Huyện Mèo Vạc là một huyện vùng cao núi đá, phía Đông Bắc của tỉnh Hà Giang nằm cách thành phố Hà Giang 164 km, nằm trong khoảng từ 23002' đến 23019' độ vĩ Bắc, từ 105012' đến 105024' độ kinh Đông.

Huyện Mèo Vạc có địa giới hành chính được xác định cụ thể như sau:

- Phía Nam huyện Mèo Vạc tiếp giáp huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang và tiếp giáp huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

- Phía Đông và Đông Bắc giáp biên giới Trung Quốc; - Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Đồng Văn;

- Phía Nam huyện Mèo Vạc tiếp giáp huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang và tiếp giáp huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

Là huyện có đường biên giới chung với 2 huyện của Trung Quốc là Phú Ninh, tỉnh Vân Nam và Nà Pô, tỉnh Quảng Tây dài 40,35 km và có 1 cửa khẩu, có hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện nối liền với thành phố Hà Giang, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng và huyện Nà Pô của Trung Quốc đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển du lịch, quan hệ buôn bán quốc tế và phát triển nền kinh tế của huyện cũng như của tỉnh.

* Địa hình, địa mạo

Mèo Vạc là một huyện có đồi núi hiểm trở, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, đặc trưng cho địa hình Cacxtơ, có đỉnh núi cao nhất là Chín Sán 1.900 m, thấp nhất là 275 m, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1.150m, đã tạo ra một khí hậu đa dạng, có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình sản xuất cũng như đời sống của nhân dân trên địa bàn toàn huyện.

*Khí hậu

Là một huyện vùng cao núi đá, địa hình chia cắt mạnh, Mèo Vạc mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng có nhiều sắc thái của khí hậu á nhiệt đới, mùa lạnh thường kéo dài. Mùa hè có mưa nhiều, đôi khi kéo theo giông và mưa đá. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước và kết thúc khoảng tháng 4 năm sau, vào mùa này có nhiều xã trên địa bàn huyện thiếu nước trầm trọng, gây nhiều khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp.

- Nhiệt độ trung bình cả năm là 15,70C

- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 - 1.700 mm - Độ ẩm bình quân trong năm là 80%

- Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.427 - 1.500 giờ - Tổng nhiệt lượng hàng năm có khoảng 5.725 độ

Với điều kiện khí hậu điển hình là á nhiệt đới, thường thiếu nước trầm trọng trong mùa khô nên sản xuất nông - lâm nghiệp, cũng như đời sống nhân dân trong huyện gặp nhiều khó khăn. Đây là một thử thách không nhỏ cho các nhà quản lý để tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này.

* Thủy văn

Huyện Mèo Vạc có hệ thống 2 sông nhỏ là sông Nho Quế và sông Nhiệm có lưu vực nhỏ, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt thấp. Vào mùa mưa, nước ở thượng nguồn 2 con sông trên đổ về gây ngập lụt cục bộ làm ách tắc giao thông, sạt lở đất sản xuất của một số xã. Vào mùa khô, nước của hệ thống sông này không đủ để cung cấp nên nhiều nơi thiếu nước nghiêm trọng, nhất là những vùng núi đá.

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất

Theo số liệu đã được kiểm kê thống kê đất đai và xây dựng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của huyện Mèo Vạc cho thấy tổng diện tích tự nhiên huyện Mèo Vạc là 57.418,21 ha, trong đó:

+ Đất nông nghiệp của huyện Mèo Vạc là 45.689,62 ha, chiếm hầu hết phần lớn diện tích đất tự nhiên của toàn huyện với diện tích chiếm 79,57% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Mèo Vạc;

+ Đất phi nông nghiệp của huyện Mèo vạc là 1.772,62 ha, chiếm diện tích khá ít so với đất nông nghiệp khi chỉ chiếm 3,09% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện Mèo Vạc;

+ Đất chưa sử dụng còn 9.955,98 ha chiếm 17,34% diện tích tự nhiên. Nhìn chung, tài nguyên đất của huyện rất đa dạng tạo nên một hệ thống thực vật khá phong phú, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất tương đối khá nhưng thường ở dạng cây trồng không hấp thụ được và địa hình chủ yếu là đất dốc nên việc canh tác, trồng rừng để đạt hiệu quả cao cần có những biện pháp canh tác thích hợp, áp dụng mô hình trồng cây trên đất dốc, tăng cường trồng cây cải tạo đất để nâng cao độ phì và tránh hiện tượng xói mòn trên đất dốc.

*Tài nguyên nước

* Nước mặt: Do địa hình phân cắt mạnh nên huyện Mèo Vạc có các khe suối. Các khe suối này hầu như có nước quanh năm nhưng do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, lòng suối thấp nên khả năng phục vụ cho thâm canh cây trồng và sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu nhờ vào nước trời.

Mèo Vạc có hệ thống 2 sông nhỏ là sông Nho Quế và sông Nhiệm nằm ở phía Nam huyện, chảy theo hướng Tây Nam, lưu vực nhỏ, độ dốc lớn, nhiều thác gềnh, hiệu ích phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt thấp. Trên địa bàn huyện, nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất chủ yếu lấy từ các mạch nước trong khe núi chảy từ rừng đầu nguồn Chí Sán, có độ cao 1.900m. Tuy vậy, nguồn nước này có độ dốc lớn nên về mùa khô thường gây ra thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân khoảng 2 - 3 tháng. Trong huyện còn nhiều suối, khe, rạch nhỏ nằm rải rác trên địa bàn huyện nhưng cũng có độ dốc lớn nên tình trạng thiếu nước vào mùa khô vẫn thường xuyên xảy ra. Nhìn chung, lưu lượng nước của 2 con sông và hệ thống suối phân bổ không đều, chỉ phục vụ một số ít vùng thuộc hạ lưu, còn lại là chưa đáp ứng các nhu cầu phục vụ cho nhân dân.

- Nước ngầm: Huyện đã khai thác nước ngầm tuy nhiên số lượng giếng khoan ít, do địa hình đồi núi, chủ yếu là núi đá vôi, có độ dốc lớn, lượng mưa ở mức trung bình nên nước ngầm rất khan hiếm và việc đầu tư khai thác thường kém hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện cần tìm những giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu nước, đặc biệt là nước sinh hoạt trong mùa khô trên địa bàn toàn huyện, đảm bảo cho nhân dân trong huyện có cuộc sống ổn định.

* Tài nguyên nhân văn, du lịch

Là một huyện nằm trong khu du lịch Cao nguyên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn có danh lam thắng cảnh đẹp được du khách thường xuyên thăm quan đó là đỉnh Mã Pì Lèng và dòng sông Nho Quế, huyện có nhiều dân tộc sinh sống nên có nhiều phong tục, tập quán và các nền văn hóa khác nhau được hình thành lâu đời trong quá trình phát triển, một số dân tộc có lễ hội rất sinh động như chợ tình Khâu Vai. Ngoài ra, huyện còn có lễ hội của tộc người Lô Lô, bao gồm lễ hội cầu mưa, các điệu múa độc đáo như múa vui được mùa hay còn gọi là múa hái ngô, múa kiếm, múa kéo nhị; dân tộc Giấy có điệu múa trống đặc sắc, các điệu múa trên hấp dẫn các du khách khi đến du lịch Mèo Vạc.

Bản sắc dân tộc tạo nên nhiều sắc thái riêng cho nền văn hóa của huyện nhưng cũng tạo ra nhiều khó khăn cho việc quản lý do sự khác biệt về phong tục và ngôn ngữ giữa các dân tộc với nhau.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Về kinh tế

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp - thủy sản

Trong 9 tháng đầu năm 2019, thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại, sương muối, hạn hán ở những tháng đầu năm, mưa to kèm theo tố lốc, mưa đá và tình tình dịch bệnh (dịch tả Châu Phi, dịch sâu keo mùa thu) đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông lâm nghiệp tại địa bàn huyện. Nhưng với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện, tình hình sản xuất nông, nông lâm nghiệp đã đạt được những kết quả nhất định.

*Trồng trọt

Tổng hợp diện tích gieo trồng cây hàng năm được 18.621,2 ha, trong đó, diện tích gieo trồng cây lương thực được 8.456,70 ha đạt 99,12% kế hoạch so với cùng kỳ năm trước giảm 0,34% (giảm 28,90 ha), tổng sản lượng lương thực 22.124,84 tấn đạt 81,89% kế hoạch so với cùng kỳ năm trước giảm 37,20% (giảm 5.534 tấn). Trong tháng 5 trên địa bàn huyện xuất hiện dịch, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các xã, thị trấn xuống cơ sở để kiểm tra phân loại từng trà nhiễm và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng trừ cho 1.550,5 ha bị nhiễm và trồng thay thế diện tích không sinh trưởng được. Cây đậu tương đã trồng được 1.568,60 ha đạt 83,66% kế hoạch, giảm 27,87% so với cùng kỳ năm trước (giảm 606 ha). Diện tích cỏ chăn nuôi trồng mới được 215,60 ha đạt 71,87% kế hoạch tăng 2,96% so với cùng kỳ năm trước (tăng 6,20 ha), riêng diện tích có chuyển đổi theo nghị quyết 07- NQ/HU được 29 ha, đạt 48,43% kế hoạch.

b) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng

Giá trị công nghiệp - TCN trong 9 tháng ước đạt 863,62 tỷ đồng đạt 88,14% kế hoạch, so với cùng kỳ năm trước tăng 36,38%, ước tính đến cuối năm đạt 980,10 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch trong năm đó: Điện sản xuất ra của các nhà máy thủy điện đạt 768,82 triệu Kwh. Doanh thu ước đạt 828,249 tỷ đồng 39,96% kế hoạch so với cùng kỳ năm trước tăng 25,83%; giá trị sản xuất thủ công nghiệp (khai thác đá cát sỏi, gạch bê tông, sản xuất đồ mộc, gia công cơ khí,…) ước đạt: 31,157 tỷ đồng. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn Hợp tác xã Đại Dương thực hiện thủ tục đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất thịt bò vàng Mèo Vạc thực hiện tiểu dự án “Chế biến, kinh doanh thịt bò tỉnh Hà Giang” thuộc chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) tỉnh Hà Giang theo quyết định số 2449/QD-UBND ngày 02/11/2018 của UBND tỉnh Hà Giang. Hỗ trợ cho 02 Hợp tác xã trên địa bàn huyện theo chương trình khuyến công 2019.

c) Dịch vụ - thương mại

* Hoạt động thương mại, dịch vụ

Huyện Mèo Vạc đã tiến hành triển khai các phương án chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác chợ Lũng Làn, xã Sơn Vĩ bên cạnh đó huyện còn đầu tư xây dựng phương án chuyển đổi mô hình hình thức quản lý, khai thác đổi mới chợ trung tâm

huyện cùng với đó huyện Mèo Vạc chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý thị trường, quản lý giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc. Trong 9 tháng lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 50 vụ vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc; xử phạt vi phạm 47 vi hành chính, thu nộp ngân sách nhà nước 112,9 triệu đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trong 9 tháng ước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w