STT Chỉ tiêu sử dụng đất
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
1 Đất nông nghiệp
1.1 Đất trồng lúa
1.2 Đất chuyên trồng lúa nước
1.3 Đất trồng cây hàng năm khác
1.4 Đất trồng cây lâu năm
1.5 Đất rừng phòng hộ
1.6 Đất rừng đặc dụng
1.7 Đất rừng sản xuất
1.8 Đất nuôi trồng thủy sản
1.9 Đất nông nghiệp khác
(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Mèo Vạc)
Diện tích đất nông nghiệp năm 2019 của huyện là 51.130,97 ha, chiếm 89,05% diện tích toàn huyện, trong đó:
-Đất trồng lúa: Phân bổ ở hầu hết các xã có diện tích 1.363,66 ha, chiếm 2,342% diện tích đất toàn huyện.
- Đất chuyên trồng lúa nước: 151,49 ha, chiếm 0,3% diện tích đất toàn huyện
- Đất trồng cây hàng năm khác: 19.566,80 ha, chiếm 38,3 % diện tích đất toàn huyện.
- Đất trồng cây lâu năm: 1.173,42 ha chiếm 2,29 % diện tích đất toàn huyện. - Đất rừng sản xuất: 1.154,22 ha, chiếm 2,26 % diện tích đất toàn huyện. - Đất rừng đặc dụng: 4.194,70 ha, chiếm 8,2 % diện tích đất toàn huyện. - Đất rừng phòng hộ: 15.145,33 ha, chiếm 26,38 % diện tích đất toàn huyện.
Chủ yếu các loại đất nông nghiệp giảm là do được chu chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp là chính, còn lại một phần nhỏ được chu chuyển nội bộ trong nhóm.
4.3.2. Phân tích đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất
Các tác động của biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội nói chung và việc sử dụng đất nói riêng. Biến đổi khí hậu ở huyện Mèo Vạc đã, đang và sẽ diễn ra được thể hiện thông qua xu thế gia tăng nhiệt độ, biến đổi của lượng mưa với xu thế giảm của lượng mưa mùa xuân, cùng với sự giảm đáng kể của số ngày mưa phùn, tăng số ngày khô nóng, tăng mức độ khô hạn của mùa khô… tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hòa nước...tác động ngày càng mạnh hơn, phức tạp hơn, ở Mèo Vạc thiên tai với những biểu hiện phổ biến như hạn hán, rét đậm, rét hại, sạt lở, lũ ống, lũ quét, cháy rừng, với tác động của biến đổi khí hậu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến đất đai làm cho tài nguyên đất đang ngày càng bị suy giảm độ phì nhiêu của đất. Đất đai bị suy giảm độ phì có thể do nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân có tác động mạnh mẽ là yếu tố khí hậu. Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, sự thay đổi của các yếu tố nhiệt độ và lượng mưa có tác động đến diện tích đất bị suy giảm độ phì của huyện Mèo Vạc. Ở vùng đồi núi, quá trình xói mòn đất diễn ra khá phổ biến do địa hình có độ dốc lớn, bị chia cắt phức tạp; khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô trong đó lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa gây nên hiện tượng dư thừa nước tạo thành dòng chảy bề mặt gây xói mòn đất mà chủ yếu là quá trình xói mòn do mưa. Bên cạnh đó, quá trình hình thành kết von, đá ong hóa cũng diễn ra tương đối mạnh mẽ. Ở vùng đồi núi, đất có xuất hiện kết von là chủ yếu, quá trình đá ong hóa diễn ra không điển hình. Ngoài ra, đất đai ở vùng đồi núi còn chịu ảnh hưởng của các hiện tượng rửa trôi, sạt lở, trượt lở đất ven sông, ven suối; hiện tượng lũ quét.
4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
4.4.1. Đặc điểm các loại hình sử dụng đất của huyện Mèo Vạc
Mèo Vạc là một huyện có đồi núi hiểm trở, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, đặc trưng cho địa hình Cacxtơ, có đỉnh núi cao nhất là Chín Sán 1.900 m, thấp nhất
là 275 m, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1.150m, đã tạo ra một khí hậu đa dạng, có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình sản xuất cũng như đời sống của nhân dân trên địa bàn toàn huyện.
4.4.2. Hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp củahuyện Mèo Vạc huyện Mèo Vạc
4.4.2.1. Hiệu quả các cây trồng chính
Trong điều kiện kinh tế thị trường đã hội nhập và phát triển như hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng để tiến hành đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Sản phẩm nông nghiệp khi sản xuất ra có đạt chất lượng tốt hay không, số lượng có đủ đáp ứng hay không và hơn hết là có đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của thị trường ngày càng cao yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng và cả lẫn hình thức bên ngoài phải đạt tiêu chuẩn. Để đánh giá hiệu quả kinh tế từ những kết quả sản xuất và chi phí đầu tư trong quá trình sản xuất nông nghiệp của bà con mà chúng tôi triều tra, phỏng vấn trực tiếp thu thập, được tính toán chi tiết dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định, trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định dựa vào thời điểm giá tại địa bàn huyện Mèo Vạc và các vùng khác lân cận huyện năm 2019.Kết quả nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính tại các tiểu vùng kinh tế sinh thái của huyện qua điều tra thực tế của các nông hộ chúng tôi thu được như sau: