Tình hình phát triển du lịch tỉnh Hà Giang trong gian đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 38)

2.4.3.1. Về công tác lãnh, chỉ đạo

Hà Giang tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; thực hiện tạo sự đột phá trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ; đột phá về xây dựng ban hành các cơ chế, chính sách, tạo môi trường tốt để thu hút đầu tư; huy động, thu hút nguồn lực, phát huy tối đa nội lực đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tiếp tục chỉ đạo tổ chức sản xuất, mở rộng quy mô, nhân rộng các mô hình sản xuất nông-lâm nghiệp, thủ công nghiệp có thế mạnh, kinh tế biên mậu; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ các lĩnh vực GDĐT, văn hóa và du lịch, khoa học và công nghệ... hoàn thành các chỉ tiêu nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất tránh tình trạng ép chỉ tiêu theo hướng công nghiệp trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra. Ngoài ra tỉnh Hà Giang không ngừng tăng cường công

tác chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng lãng phí, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự xã hội, an sinh xã hội và đặc biệt bảo vệ vững chắc giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia, an ninh chính trị. Tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; tỉnh đã tổ chức thành công rực rỡ lễ hội hoa tam giác mạch được nhiều du khách cũng những các cấp chính quyền hưởng ứng bên cạnh đó còn giúp công tác quảng bá phát triển từng bước phát triển ngành du lịch của tỉnh góp phần phát triển kinh tế - xã hội; lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

2.4.3.2. Về mạng lưới du lịch

Trong bối cảnh phát triển du lịch hiện nay, cùng với việc liên kết giữa các địa phương, cần đẩy mạnh việc liên kết giữa các đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh. Bởi xu thế liên kết đa phương, song phương giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh được xác định là hết sức quan trọng, tạo ra khả năng cạnh tranh cho các bên tham gia, đồng thời tạo ra sự đoàn kết trong môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, cần hình thành các mạng lưới, các hiệp hội kinh doanh du lịch nhằm xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng cạnh tranh một cách lành mạnh, trung thực, cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn đúc kết để có thể cùng nhau thành công trên thị trường đưa ngành du lịch phát triển hơn nữa.

Mạng lưới du lịch cụ thể như sau:

+ Dịch vụ kinh doanh từ khách du lịch: lượng khách đến với Hà Giang ước tính trên khoảng 1,4 triệu lượt người năm 2019 nhờ công tác quảng bá cũng như xúc tiến du lịch mạnh mẽ.

+ Về lữ hành: có 2 đơn vị đang kinh doanh kinh doanh lữ hành quy mô quốc tế và trong tỉnh có 5 công ty đang kinh doanh lữ hành trong nội địa, tỉnh đã và đang đưa ra nhiều các chính sách hỗ trợ để người dân có thể tiếp cận gần hơn với ngành du lịch.

+ Về cơ sở vật chất phục vụ cho lưu trú du lịch: Các cơ sở vật chất hầu như đã hoàn chỉnh và được đầu tư khá kỹ lưỡng phù hợp với bản sắc dân tộc và đang trên đà phát triển mạnh hơn

+ Về nguồn nhân lực: nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh còn khá ít với trình độ chuyên môn chưa được cao, chưa được đào tạo một cách bài bản và chuyên sâu, do tỉnh hầu hết là đồng bào dân tộc nên trình độ ngoại ngữ còn hạn chế.

2.4.3.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Tỉnh Hà Giang đã và đang tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch, ước tính đến năm 2015 tỉnh đã đầu tư vốn lên đến 1.500 tỷ đồng hầu hết từ nguồn ngân sách nhà nước

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, tỉnh ban hành nhiều văn bản thể hiện rõ chủ trương, quan điểm, chính sách trong phát triển du lịch cộng đồng dưới mô hình làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới và dược liệu theo tuyên bố ngày 7.2.2012. Đến nay, toàn tỉnh có 13 làng/9 huyện, thành phố được UBND tỉnh công nhận làng văn hóa du lịch tiêu biểu. Việc phát triển các làng văn hóa du lịch cộng đồng đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn bên cạnh đó tăng cường thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Người dân có ý thức bảo tồn văn hóa, tài nguyên du lịch; các làng nghề truyền thống dần được khôi phục và bảo tồn, cảnh quan môi trường tự nhiên được cải thiện; chỉnh trang khuôn viên, nhà ở, vệ sinh môi trường sạch sẽ; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

2.4.3.4. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch

Xác định phát triển du lịch bền vững là một trong 5 chương trình trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã xây dựng các nghị quyết chuyên đề, kế hoạch, dự án cụ thể để phát triển du lịch, tập trung vào việc khai thác tiềm năng du lịch theo điều kiện cụ thể của từng địa phương với mục tiêu: “Lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn, phát triển văn hóa”. Bên cạnh đó tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá với nhiều hình thức khác nhau, tích cực xúc tiến du lịch, nâng cao chất lượng quảng bá du lịch, tham gia nhiều chương trình như hội chợ du lịch trong cũng như ngoài nước để quảng bá tốt hơn mang lại hiệu quả cao.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đất sản xuất nông nghiệp và một số vấn đề liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phục vụ du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh hà Giang.

- Phạm vi nghiên cứu: Đất sản xuất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

3.2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội huyện Mèo Vạc. Nội dung 2: Thực trạng phát triển du lịch ở huyện Mèo Vạc

Nội dung 3: Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản nông nghiệp trên địa bàn huyện Mèo Vạc.

Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Mèo Vạc tại các điểm dừng chân.

Nội dung 5: Lựa chọn các LUT có hiệu quả và đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tiến hành các công tác thu thập điều tra thống kê tổng hợp lại các tài liệu, số liệu về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Mèo Vạc tại các phòng, ban chức năng thuộc UBND huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, thu thập các tài liệu, số liệu về đất sản xuất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân như: năng suất, sản lượng, số lượt khách đến thăm quan vẫn cảnh, checkin, bên cạnh đó thu thập những kế hoạch chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của huyện Mèo Vạc tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mèo Vạc, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài chính kế hoạch huyện, Chi cục thống kê huyện Mèo Vạc để tiến hành điều tra cũng như xử lý số liệu cho báo cáo.

3.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

* Chọn điểm nghiên cứu: Tiến hành chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các khu vực có du lịch đến thăm quan, vãn cảnh, checkin trong huyện, cụ thể lựa chọn như sau:

- Khu vực 1: Điểm dừng chân Má Pí Lièng Panorama thuộc xã Pải Lủng; - Khu vực 2: Làng hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thuộc xã Pả Vi; - Khu vực 3: Đài quan sát thị trấn Mèo Vạc.

* Nội dung và đối tượng điều tra:

Căn cứ vào các đối tượng nghiên cứu tại các khu vực đã được xác định tiến hành điều tra, phỏng vấn các nông hộ về các thông tin có ảnh hưởng, liên quan đến loại hình sử dụng đất. Cụ thể: Các thông tin phỏng vấn: đặc điểm ruộng đất của hộ (diện tích, địa hình, loại đất); các LUT và kiểu sử dụng đất của hộ; Cây trồng (loại cây, giống, mức năng suất, giá trị sản phẩm ; Tình trạng sử dụng phân bón (mức bón trung bình,tính cân đối, kỹ thuật bón phân); Chi phí sản xuất; giá vật tư và nông sản phẩm...

- Đối tượng phỏng vấn: Chủ hộ hoặc lao động chính của hộ. - Số phiếu điều tra/khu vực: 30

- Tổng số phiếu toàn huyện: 90 phiếu

Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi có sẵn 3.3.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

- Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Excel.

- Các kết quả điều tra khảo sát thu thập và tổng hợp được trình bày bằng hệ thống các bảng biểu, số liệu,

3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Để có thể tính được hiệu quả kinh tế trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp trên 1ha đất của các loại hình sử dụng đất (LUT) sản xuất nông nghiệp cụ thể ở đây là đất sản xuất nông nghiệp tại một số điểm dừng chân tham quan vãn cảnh, đề tài đã sử dụng hệ thống các chỉ tiêu như sau:

- Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = giá nông sản * năng suất

+ Chi phí trung gian (CPTG): là tổng tất các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp như: giá giống cây trồng, các loại phân bón, nước tưới tiêu, thuốc trừ sâu (không tính công lao động).

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là giá trị thu được sau khi đã trừ đi CPTG TNHH = GTSX - CPTG

+ Giá trị ngày công lao động (GTNC): GTNC= TNHH/ số công lao động

+ Hiệu quả sử dụng đồng vốn (HQĐV): HQĐV= TNHH/CPTG + Khả năng phát triển thị trường và ổn định giá cả.

* Hiệu quả xã hội:

Để đánh giá được hiệu quả xã hội tại địa điểm nghiên cứu chúng tôi chỉ đề cập đến một số các chỉ tiêu dưới dây vì hiệu quả xã hội là một trong những chỉ tiêu khó có thể xác định những yếu tố mang tính định lượng:

- Mức độ chấp nhận của người dân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp đối với các loại hình sử dụng đất tại nơi nghiên cứu điều tra phỏng vấn thông qua đó thể hiện ở mức độ đầu tư của các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp bên cạnh đó hiệu quả xã hội cũng được thể hiện ở ý kiến của hộ gia đình, cá nhân.

- Khả năng thu hút được nguồn lao động bên cạnh đó còn giải quyết được các vấn đề liên quan đến công ăn việc làm của người dân và đảm bảo có thu nhập thường xuyên, lâu dài ổn định cho nhân dân được thể hiện qua mức đầu tư lao động nông nghiệp của người dân và hiệu quả kinh tế được tính bình quân theo lao động của mỗi kiểu hình sử dụng đất nông nghiệp mà bà con lựa chọn tiến hành thực hiện. - Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập thường xuyên, ổn định cho nhân dân (thể hiện mức đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế tính bình quân theo lao động của mỗi kiểu sử dụng đất).

- Sự đa dạng sản phẩm và chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng thêm sản phẩm thu nhập của người dân (thể hiện ở ý kiến của hộ dân về tiêu thụ nông sản).

* Hiệu quả môi trường:

+ Hiệu quả môi trường được thể hiện qua khả năng duy trì hiện trạng của đất và mức độ cải thiện độ phì của đất, hạn chế ô nhiễm do sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

+ Hiệu quả môi trường còn được thể hiện qua sự hạn chế thoái hóa của đất do các tác nhân ngoại cảnh như xói mòn, rửa trôi, để bảo vệ đất yêu cầu cần có hướng và các biện pháp sử dụng đất một cách thích hợp.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Mèo Vạc

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

*Vị trí địa lý

Huyện Mèo Vạc là một huyện vùng cao núi đá, phía Đông Bắc của tỉnh Hà Giang nằm cách thành phố Hà Giang 164 km, nằm trong khoảng từ 23002' đến 23019' độ vĩ Bắc, từ 105012' đến 105024' độ kinh Đông.

Huyện Mèo Vạc có địa giới hành chính được xác định cụ thể như sau:

- Phía Nam huyện Mèo Vạc tiếp giáp huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang và tiếp giáp huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

- Phía Đông và Đông Bắc giáp biên giới Trung Quốc; - Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Đồng Văn;

- Phía Nam huyện Mèo Vạc tiếp giáp huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang và tiếp giáp huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

Là huyện có đường biên giới chung với 2 huyện của Trung Quốc là Phú Ninh, tỉnh Vân Nam và Nà Pô, tỉnh Quảng Tây dài 40,35 km và có 1 cửa khẩu, có hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện nối liền với thành phố Hà Giang, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng và huyện Nà Pô của Trung Quốc đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển du lịch, quan hệ buôn bán quốc tế và phát triển nền kinh tế của huyện cũng như của tỉnh.

* Địa hình, địa mạo

Mèo Vạc là một huyện có đồi núi hiểm trở, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, đặc trưng cho địa hình Cacxtơ, có đỉnh núi cao nhất là Chín Sán 1.900 m, thấp nhất là 275 m, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1.150m, đã tạo ra một khí hậu đa dạng, có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình sản xuất cũng như đời sống của nhân dân trên địa bàn toàn huyện.

*Khí hậu

Là một huyện vùng cao núi đá, địa hình chia cắt mạnh, Mèo Vạc mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng có nhiều sắc thái của khí hậu á nhiệt đới, mùa lạnh thường kéo dài. Mùa hè có mưa nhiều, đôi khi kéo theo giông và mưa đá. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 năm trước và kết thúc khoảng tháng 4 năm sau, vào mùa này có nhiều xã trên địa bàn huyện thiếu nước trầm trọng, gây nhiều khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp.

- Nhiệt độ trung bình cả năm là 15,70C

- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 - 1.700 mm - Độ ẩm bình quân trong năm là 80%

- Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.427 - 1.500 giờ - Tổng nhiệt lượng hàng năm có khoảng 5.725 độ

Với điều kiện khí hậu điển hình là á nhiệt đới, thường thiếu nước trầm trọng trong mùa khô nên sản xuất nông - lâm nghiệp, cũng như đời sống nhân dân trong huyện gặp nhiều khó khăn. Đây là một thử thách không nhỏ cho các nhà quản lý để tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này.

* Thủy văn

Huyện Mèo Vạc có hệ thống 2 sông nhỏ là sông Nho Quế và sông Nhiệm có lưu vực nhỏ, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt thấp. Vào mùa mưa, nước ở thượng nguồn 2 con sông trên đổ về gây ngập lụt cục bộ làm ách tắc giao thông, sạt lở đất sản xuất của một số xã. Vào mùa khô, nước của hệ thống sông này không đủ để cung cấp nên nhiều nơi thiếu nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện mèo vạc, tỉnh hà giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w