Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển đồng nai (Trang 42)

Yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

Liết kê các cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng tới doanh nghiệp

Tổng cộng 1.0

1.3.2 .Ma trận hình ảnh cạnh tranh:

Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những nhà cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu thế và khuyết điểm đặc biệt của họ. Ma trận hình ảnh cạnh tranh là sự mở rộng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, phân loại và tổng điểm quan trọng có cùng ý nghĩa. Bảng 1.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh Các yếu tố thành công Mức quan trọng Đối thủ cạnh tranh 1 Đối thủ cạnh tranh 2 Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng

Liệt kê các ưu thế và khuyết điểm của các công ty

Tổng cộng 1.0

1.3.3 .Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE):

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và yếu của các bộ phận trong doanh nghiệp, ma trận có thể xây dựng dựa trên 5 bước:

 Liệt kê các yếu tố như đã được xác định trong qui trình phân tích nội bộ.

27

cho mỗi yếu tố. Tổng các mức quan trọng này phải bằng 1.0.

 Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng ít. Các mức này dựa trên hiệu quả của chiến lược ở công ty.

 Nhân tầm quan trọng với loại của các yếu tố để xác định số điểm về tầm quan trọng.

 Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng để xác định tổng điểm cho tổ chức. Bất kể số các điểm mạnh và điểm yếu được bao nhiêu, tổng số điểm quan trọng cao nhất có thể là 4.0, thấp nhất là 1.0 và trung bình là 2.5.

Bảng 1.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Các yếu tố bên trong Mức quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

Liệt kê các điểm mạnh và điểm yếu từ việc phân tích

nội bộ trong doanh nghiệp Tổng cộng 1.0

1.3.4 .Ma trận SWOT:

Ma trận SWOT là ma trận đưa ra các cơ hội và các nguy cơ, các điểm mạnh và các điểm yếu của doanh nghiệp để xem ảnh hưởng của nó như thế nào đến vị thế hiện tại và tương lai của doanh nghiệp trong các mối quan hệ tương tác lẫn nhau, và sau đó chúng ta có thể phân tích và xác định lại vị thế chiến lược của các mối quan hệ.

28

Bảng 1.5: Ma trân SWOT

O (Opportunities) Những cơ hội T (Threats) Những nguy cơ S

(Strengths) Những điểm

mạnh

Các chiến lược SO

Kết hợp những cơ hội phù hợp với những điểm mạnh để có thể phát huy hết khả năng của doanh nghiệp.

Các chiến lược ST

Kết hợp những điểm mạnh để giảm tối đa khả năng bị thiệt hại của doanh nghiệp vì các nguy cơ từ bên ngoài.

W (Weaknesses) Những điểm yếu Các chiến lược WO Kết hợp nhằm khắc phục những điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt những cơ hội từ bên ngoài. Những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại và doanh nghiệp thì luôn có những mặt hạn chế ngăn cản khai thác những cơ hội này.

Các chiến lược WT

Kết hợp nhằm khắc phục những điểm yếu để có thể giảm bớt những nguy cơ. Một doanh nghiệp phải đối mặt với vô số đe dọa từ bên ngoài và những điểm yếu có thể dẫn đền tình trạng không an toàn cho doanh nghiệp.

Trong đó:

-Kết hợp giữa S - O (Strengths – Opportunities): Các giải pháp phát triển: Các giải pháp dựa trên ưu thế của doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội của thị trường.

-Kết hợp giữa W - O (Weaknesses – Opportunities): Các giải pháp cạnh tranh: Các giải pháp dựa trên khả năng vượt qua các điểm yếu của doanh nghiệp để tận dụng cơ hội của thị trường.

-Kết hợp giữa S - T (Strengths – Threats): Các giải pháp chống đối: Các giải pháp dựa trên ưu thế của doanh nghiệp để tránh các nguy cơ có thể xảy ra của thị trường.

-Kết hợp giữa W - T (Weaknesses – Threats): Các giải pháp phòng thủ: Các giải pháp dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa có thể có của các điểm yếu trong doanh nghiệp để tránh các nguy cơ của thị trường.

29

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Với cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở trong chương 1, tôi đã chuẩn bị nền tảng kiến thức một cách đầy đủ để có thể xây dựng và đưa ra những giải pháp hữu ích cho chi nhánh. Qua quá trình tìm hiểu về chi nhánh, tôi nhận thấy cần phải nhận diện nhiều mặt và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của chi nhánh để có thể định hướng và xây dựng các giải pháp một cách đúng đắn và đạt hiệu quả. Chương tiếp theo, bên cạnh việc phân tích về thực trạng cạnh tranh, thì tôi còn phân tích về môi trường kinh doanh và các đối thủ cạnh tranh của BIDV chi nhánh Đồng Nai để có thể đưa ra các giải pháp đúng đắn cho chi nhánh.

30

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG NAI

2.1.Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai (BIDV Đồng Nai)

2.1.1.Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Đồng Nai:

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Nai.

Tên gọi tắt: BIDV Đồng Nai

Địa chỉ: Số 7, đường Hoàng Minh Châu, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai Điện thoại: 0613.842829 Fax: 0613.842729

Giám đốc: Quyền Giám đốc Phạm Văn Tiến

Lịch sử hình thành:

Năm 1977, Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết trực thuộc Sở Tài chính Đồng Nai được thành lập do đồng chí Nguyễn Thanh Bình làm giám đốc chỉ vỏn vẹn là cho vay ngắn hạn đối với các nhà máy quốc doanh. Năm 1981, Hội đồng Chính phủ có quyết định chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ Bộ Tài chính thành đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam. Do vậy, Chi hàng Kiến thiết Đồng Nai cũng đã được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Đồng Nai. Tháng 11-1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có quyết định chuyển Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Đồng Nai cũng đã được đổi tên là Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đồng Nai cho đến ngày nay.

31

Ở Đồng Nai, nhắc đến Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đồng Nai (BIDV Đồng Nai) là phải nói đến nhiều công trình xây dựng và nhà máy lớn được đầu tư từ nguồn vốn của BIDV Đồng Nai. Chỉ tính trong vòng 10 năm (1981-1991), BIDV Đồng Nai đã cung ứng tổng nguồn vốn hơn 2.320 tỷ đồng cho 1.623 công trình, dự án trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, phúc lợi xã hội như: Trạm điện 220KV Long Bình, Nhà máy A42, Tổng công ty cao su Đồng Nai, Nhà máy gạch men Thanh Thanh, đặc biệt là Nhà máy thủy điện Trị An... Bước sang thời kỳ đổi mới và hội nhập, BIDV Đồng Nai cũng phải nhanh chóng chuyển đổi theo cơ chế thị trường, ứng dụng công nghệ mới để triển khai nhiều dịch vụ hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Các dịch vụ mới như: phát hành thẻ tín dụng quốc tế, ATM, ví điện tử VnMart, thanh toán tiền hàng qua thiết bị POS/EDC, dịch vụ ngân hàng điện tử mobile banking, internet banking, ứng dụng Smart Banking… đã đem lại nhiều tiện lợi cho khách hàng, đảm bảo nhanh chóng, an toàn. BIDV Đồng Nai còn bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn để có hướng đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, điển hình là đã đầu tư nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp: Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 5, đường cao tốc quốc lộ 51… Không chỉ có vậy, quy mô khách hàng cũng được mở rộng cho vay đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đồng Nai.

32

2.1.2.Cơ cấu tổ chức:

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức của BIDV Đồng Nai:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của BIDV Đồng Nai

(Nguồn: Phòng Quản lý Nội bộ)

2.1.2.2. Chức năng của các phòng ban:

Ban Giám Đốc: gồm Giám đốc và hai phó giám đốc có trách nhiệm trực tiếp

điều hành hoạt động của chi nhánh theo ủy quyền của Tổng giám đốc BIDV. Ban giám đốc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện đúng chức năng của các phòng ban; ký duyệt các hợp đồng tín dụng; đề ra chính sách đào tạo, khen thưởng, kỷ luật

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KHDN PHÒNG QTTD PHÒNG QLRR PHÒNG KHCN PHÒNG TTQT PHÒNG QL&DV KQ PGD TAM HIỆP TỔ ĐIỆN TOÁN PHÒNG QLNB PHÒNG GDKH PGD THANH BÌNH PGD ĐỒNG KHỞI PGD TÂN HÒA PGD BIÊN HÙNG PGD LONG KHÁNH

33

đối với các cán bộ nhân viên của chi nhánh; xây dựng chiến lược hoạt động, phát triển kinh doanh.

Phòng Khách hàng Doanh nghiệp:

- Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: tham mưu, đề xuất chính

sách, kế hoạch phát triển khách hàng; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và tiền tệ,...); chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng.

- Công tác tín dụng: trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra giám sát khoản vay, phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý; phân loại, rà soát phát hiện rủi ro, lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro, thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định; tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng, theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.

- Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại.

- Các nhiệm vụ khác: quản lý thông tin khách hàng; thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng; phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ; cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm; thực hiện báo cáo phục vụ công tác quản trị điều hành của Ban giám đốc và của BIDV theo quy định.

Phòng Khách hàng Cá nhân:

- Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng: tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân; thu thập thông tin về thị trường bán lẻ để xây dựng chính sách, kế hoạch và biện pháp phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm ngân hàng bán lẻ thích hợp theo định hướng của BIDV và phù hợp với điều kiện thực tế của chi nhánh; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm; tiếp nhận, triển khai và phát triển các

34

sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân; tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng cá nhân, những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng.

- Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ: đầu mối tiếp nhận và triển khai các sản phẩm ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh, xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân. Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhân rủi ro của ngân hàng.

- Công tác tín dụng: tiếp xúc với khách hàng, thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định, đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro, lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng, thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân và thực hiện đề xuất giải ngân trình lãnh đạo hoặc trực tiếp quyết định giải ngân theo phân cấp uỷ quyền/theo sản phẩm/theo các quy định liên quan. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định. Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ, xử lý khi khách hàng không thực hiện đúng các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng.

- Các nhiệm vụ khác: quản lý thông tin khách hàng; phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ; cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm; thực hiện báo cáo phục vụ công tác quản trị điều hành của Ban giám đốc và của BIDV theo quy định..

Phòng Quản lý Rủi ro: Tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp nâng cao và phát triển hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì việc áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng. Kiểm tra việc đề xuất giới hạn tín dụng của các phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV và chi nhánh. Thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, kiểm soát nội bộ và phòng

35

chống rửa tiền.

Phòng Quản trị Tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay,

bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của chi nhánh. Thực hiện tính toán và trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quản lý khách hàng theo đúng quy định của BIDV và chi nhánh; gửi kết quả cho Phòng quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Phòng thanh toán quốc tế: trực tiếp thực hiện các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng. Đồng thời phối hợp với các phòng liên quan trực tiếp tiếp thị, tiếp cận khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ về tài trợ thương mại. Theo dõi, đánh giá việc sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là các nghiệp vụ liên quan đến đối ngoại. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết và tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại…

Phòng Giao dịch khách hàng: trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng. Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phái sinh theo quy định của nhà nước và BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.

Phòng Quản Lý Nội Bộ:

Công tác kế hoạch tổng hợp: tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh của chi nhánh; tổ chức thực hiện triển khai kế hoạch kinh doanh và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.

Công tác nguồn vốn: đề xuất việc thực hiện và điều hành quản lý nguồn vốn; chính sách, biện pháp và các giải pháp phát triển nguồn vốn, giảm chi phí vốn để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển đồng nai (Trang 42)