Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại ĐồngNai từ 2011 đến 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển đồng nai (Trang 80 - 87)

STT Năm Số dự án được cấp phép Tổng vốn đăng ký (Triệu SD) Vốn thực hiện (Triệu USD) 1 2011 138 1.983,4 1.300 2 2012 89 2.299,1 1.500 3 2013 35 2.406,4 800 4 2014 70 1.518,5 1.000 5 2015 37 239 200 6 2016 59 665,5 350 Tổng 428 9.112,4 5.150

(Nguồn: Cục thống kê Đồng Nai)

- Môi trường đầu tư – kinh doanh:

So với tổng số dân trên 3 triệu người, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng chưa cao, chủ yếu ở khu vực thành thị.

65

1000 sản phẩm dịch vụ, trong khi đó ở Việt Nam nhỏ hơn 100.

Theo Ngân hàng Nhà nước VN, thu nhập của các ngân hàng bán lẻ chỉ đạt 6 - 12% tổng thu nhập của các ngân hàng (ở các nước phát triển tỷ lệ này >50%)

- Môi trường chính trị - pháp luật: - Điều kiện chính trị:

Môi trường chính trị Việt Nam nói chung, Đồng Nai nói riêng được đánh giá là ổn định so với các nước trong khu vực và trên thế giới, là một trong những điểm mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho ngành tài chính – ngân hàng mở rộng và phát triển ổn định.

- Khung pháp lý trong nước:

Luật đầu tư và các chính sách ngày càng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh minh bạch và được hướng dẫn cụ thể.

Năm 1991 Ban hành 02 Pháp lệnh ngân hàng quy định hệ thống ngân hàng hai cấp. Tháng 10.1998 Luật NHNN và Luật Các TCTD có hiệu lực đã tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các tổ chức tín dụng, góp phần duy trì ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Năm 2003-2004 Luật NHNN và Luật Các TCTD được bổ sung, sửa đổi giải quyết sự thiếu hụt về các dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực quản lý và khuyến khích sự độc lập của các TCTD, nhằm đáp ứng các yêu cầu của việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hệ thống các quy định liên quan đến hoạt động ngân hàng vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện và hướng theo thông lệ quốc tế.

Năm 2010, NHNN tiếp tục đưa ra một loạt các chính sách như Luật NHNN và Luật Các TCTD được bổ sung, sửa đổi áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Theo đó, NHNN cho phép các tố chức tín dụng áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với những khoản vay trung và dài hạn.

- Chính sách:

Từ những năm 1990 đến nay, NHNN đã thành công trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự ổn định và phát triển hệ thống các TCTD.

66

NHNN đã tiến hành điều chỉnh các mức lãi suất chủ chốt được điều hành theo hướng giảm dần, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. các TCTD cũng chủ động giảm lãi suất đối với những khoản cho vay còn tồn đọng.

-Cơ chế điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối: Trong 3 năm 2014 và 2016, thị trường ngoại tệ và tỷ giá diễn biến ổn định, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, hợp lý đều được đáp ứng đầy đủ thông qua hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Tâm lý găm giữ ngoại tệ được đẩy lùi một bước, thị trường ngoại tệ chợ đen gần như không còn hoạt động, các nguồn ngoại tệ được tập trung vào hệ thống các TCTD. Dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng mạnh, không gây áp lực cho lạm phát cũng như tỷ giá.

-Cơ chế tín dụng: Cơ chế chính sách tín dụng thông thoáng đã tạo điều kiện cho các TCTD có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quyết định cho vay.

-Cơ chế chính sách về hoạt động thanh toán: Trong thời gian qua, CP và NHNN đã từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt .

Hiện nay nhà nước đang có các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế và cơ cấu, tái cơ cấu lại ngành ngân hàng, đồng thời từng bước giải quyết vấn đề nợ xấu. Điều này tạo ra một cơ hội tạo đà phát triển cho ngành.

- Môi trường văn hóa xã hội:

Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, đời sống xã hội của tỉnh Đồng Nai cũng có nhiều chuyển biến rõ nét, trình độ dân trí ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Nhu cầu người dân quan tâm đến việc thanh toán qua ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do ngân hàng cung cấp ngày càng tăng.

So với tổng số dân gần 3 triệu người, thì tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng vẫn chưa cao. Tuy nhiên tốc độ sử dụng công nghệ ngân hàng hiện đại ngày càng tăng cao đặc biệt là giới trí thức cho thấy đây là mảng thị trường đầy tiềm năng. Xu hướng sử dụng các dịch vụ ngân hàng cao cấp hơn, chất lượng dịch vụ cao hơn: xu hướng hiện nay là các yếu tố dịch vụ phải nhanh, tiện lợi, chính xác và tối thiểu hóa rủi ro khi sử dụng, đồng thời phải tích hợp nhiều chức năng dịch vụ

67

nhưng thủ tục đơn giản và có yếu tố công nghệ.

Bên cạnh đó, Đồng Nai là địa điểm thu hút rất nhiều nhà đầu tư, lao động từ các tỉnh thành trong cả nước và lao động nước ngoài đến đầu tư và làm việc. Vì vậy, sự khác biệt về văn hóa, cách sống là rất lớn.

Đối với các nhà đầu tư và lao động nươc ngoài, khi giao dịch với NHTM thường gặp khó khăn về ngôn ngữ giao tiếp và không nắm rõ thủ tục hồ sơ giao dịch. Vì vậy, đòi hỏi các NHTM, trong đó có BIDV Đồng Nai phải chú ý đào tạo, trao dồi học hỏi trình độ ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên để từ đó phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo uy tín và sự trung thành của khách hàng.

Đối với nhà đầu tư và người lao động đến từ các địa phương khác là rất đông và rất nhiều người có thu nhập cao. Những khách hàng này phần lớn là xuất thân từ các vùng nông nghiệp, nên thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hằng ngày đã ăn sâu trong tiềm thức. Đối với các dịch vụ ngân hàng hiện đại thì chủ yếu là sử dụng dịch vụ như rút tiền qua ATM, trả lương qua ATM, gửi tiền…còn với các dịch vụ tiện ích khác thì chưa quen sử dụng.

Hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chỉ cung cấp các hình thức ngân hàng tự động chính là Home banking, lnternet banking, Smart Banking, ATM ... và một số ngân hàng đã triển khai gần đây hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt với các phương tiện thanh toán hiện đại như ghi nợ trực tiếp từ tài khoản, ví điện tử... các dịch vụ điện, điện thoại, internet, thuế...

Vì vậy đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ngành ngân hàng, trong đó có BIDV Đồng Nai phải không ngừng cải tiến sản phẩm, chất lượng phục vụ, công nghệ tiên tiến nhằm tạo sự khách biệt thương hiệu.

- Các yếu tố về công nghệ:

Kỹ thuật - công nghệ tại VN ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nước phát triển trên thế giới. Hệ thống kỹ thuật – công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng được nâng cấp và trang bị hiện đại.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay, các yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ có những bước tiến mạnh mẽ, xâm nhập vào mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của xã hội. Cụ thể:

68

- Hệ thống mạng internet và cáp quang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ với nhiều nhà cung cấp: FPT, Viettel, EVN… đã được phủ khắp các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai.

- Hệ thống giao dục được mở rộng và đầu tư phát triển tạo điều kiện cho hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hiện nay trên đại bàn tỉnh có các trường đại học như: Đại học Lạc Hồng, Đại học Đồng Nai, Đại học Công nghệ Đồng Nai và nhiều trường cao đẳng, trung cấp trên toàn tỉnh.

- Hệ thống giao thông trong tỉnh khá tốt, hạ tầng cơ sở tại các khu công nghiệp, khu dân cư được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại của người dân.

Như vậy, với các yếu tố về kỹ thuật công nghệ trên đã tạo điều kiện cho hệ thống NH trên địa bàn tỉnh phát triển thuận lợi, phát triển các dịch vụ sản phẩm mới phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố, số nhân viên sử dụng công cụ máy tính để làm việc tại ngân hàng này là 89%. Trong số này có 76% sử dụng dịch vụ thư điện tử để giao dịch và trao đổi công việc. Hệ thống hiện tại của NHNN được thiết kế xử lý 2 triệu giao dịch mỗi ngày, có khả năng xử lý mỗi giao dịch chỉ trong vòng 10 giây (quyết toán trong ngày). Cho tới nay đã có 25/49 tổ chức tín dụng trong nước có dịch vụ Internet Banking, Home Banking, SMS Banking, Mobile Banking và Ví điện tử, trong đó có BIDV.

Tuy nhiên, vấn đề trang bị Công nghệ cho Ngân hàng cần phải được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm vốn, nguồn nhân lực và nhu cầu ứng dụng thực tế vì với chi phí cao và ẩn chứa nhiều rủi ro, nếu đầu tư không thực tế sẽ hao tốn nguồn nhân lực, tài lực nhưng không đem lại hiệu quả kinh doanh. Và đặc biệt là vấn đề bảo mật trong kinh doanh của NH khi NH sử dụng các kỹ thuật công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh.

Với những số liệu như trên cho thấy tình hình kinh tế vĩ mô tại tỉnh Đồng Nai là tương đối ổn định và được nhiều chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong vài năm tới, đây là thị trường đầy tiềm năng, năng động và có sức hấp dẫn cao. Đây là

69

yếu tố vĩ mô thuận lợi cho ngành tài chính – ngân hàng trong đó có BIDV Đồng Nai phát triển ổn định, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

2.2.4.2. Tác động của các yếu tố vi mô:

Các nhóm đối thủ cạnh tranh: + Các định chế tài chính ngân hàng:

Cạnh tranh với các định chế tài chính ngân hàng ngày càng gay gắt là tất yếu một khi ngày càng xuất hiện nhiều hơn các Ngân hàng TMCP và các ngân hàng nước ngoài. Tính đến năm 2016, tại Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại quốc doanh (TMQD), 35 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP), 4 ngân hàng liên doanh và 50 chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động. (Theo thống kê của NHNN).

Tại địa bàn tỉnh Đồng Nai, năm 2016 hệ thống các tổ chức tín dụng hiện có 51 chi nhánh cấp I của các NHTM, 01 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 01 sở giao dịch, 01 chi nhánh quỹ tín dụng trung ương, 32 quỹ tín dụng cơ sở, 01 chi nhánh ngân hàng phát triển, 01 chi nhánh ngân hàng chính sách, 180 phòng giao dịch, 03 quỹ tiết kiệm. Tổng cộng có 271 đầu mối tổ chức tín dụng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Điều này cho thấy sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt.

+ Các định chế tài chính phi ngân hàng:

Ngoài ra hệ thống ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các định chế tài chính phi ngân hàng như bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, các quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính…Sự phát triển của những định chế tài chính phi ngân hàng cũng sẽ là yếu tố cộng hưởng cho sự phát triển của lĩnh vực tài chính ngân hàng. Cạnh tranh từ các định chế này phần nào buộc các ngân hàng phải hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.Và như vậy, khách hàng cũng như nền kinh tế sẽ được hưởng lợi hơn.

Qua việc phân tích và đánh giá về các đối thủ cạnh tranh như trên, cho thấy các đối thủ chủ yếu của BIDV nằm trong nhóm định chế tài chính ngân hàng và chủ yếu là các NHTM quốc doanh: Vietcombank chi nhánh Đồng Nai, Vietinbank chi nhánh Đồng Nai và NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai (Agribank chi nhánh

70

Đồng Nai)

Vietcombank: VCB có những lợi thế rất riêng biệt và là cơ sở rất tốt cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Đó là quy mô, thương hiệu, nguồn khách hàng, hệ thống hạ tầng công nghệ, đội ngũ nhân sự, vốn góp tại nhiều tổ chức kinh tế lớn và đặc biệt là vị trí số 1 về thanh toán quốc tế và thẻ tại Việt Nam.Tuy nhiên với nguồn gốc là một NHTM Nhà nước, VCB cũng có một số vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro.

Vietinbank: Vietinbank là một ngân hàng lớn về quy mô. Xuất thân từ một ngân hàng chuyên về công, thương nghiệp của Việt nam nên Vietinbank có những khách hàng truyển thống thuộc những ngành kinh tế mũi nhọn như dầu khí, năng lượng, xây dựng. Vietinbank đang sở hữu nhiều bất động sản với chi phí rất thấp và mạng lưới của Vietinbank đáp ứng được yêu cầu hoạt động. Điểm cần lưu tâm với VietinBank là Ngân hàng tuy đã CPH nhưng có hiệu quả hoạt động chưa cao, mức độ đa dạng hóa nguồn thu thấp và vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ lãi.

Agribank: Với thị phần đứng đầu toàn ngành, Agribank luôn là đối thủ lớn của mọi NHTM. Mạng lưới chi nhánh gấp 4 lần so với BIDV Đồng Nai và dày đặc các PGD phủ khắp tỉnh Đồng Nai. Agribank là một trong 4 NHTMQD có bề dày lịch sử lâu nhất, có nền tảng khách hàng lớn, với đội ngũ cán bộ và quy mô hoạt động cao nhất nước. Nguồn huy động từ dân cư tương đối ổn định do lợi thế đa số người dân biết đến. Với mạng lưới rộng trên địa bàn Agribank đang chiếm một lợi thế rất lớn.

71

Bảng 2.18: So sánh thị phần huy động vốn và tín dụng của BIDV Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển đồng nai (Trang 80 - 87)