Một số đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4-5tuổi

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày (Trang 25)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lí luận của đề tài

1.1.4. Một số đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4-5tuổi

- Đặc điểm sinh lí:

Trẻ 4-5 tuổi ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ tăng trưởng và phát triển mạnh [13]. Các cơ quan, hệ cơ quan đang phát triển, hệ cơ phát triển mạnh nhưng không đồng đều, vì vậy các vận động thô ở trẻ tốt hơn các vận động tinh tế và khéo léo. Hệ xương ở trẻ 4-5 tuổi đang cốt hóa nên còn mềm, tính đàn hồi cao. Bộ máy tiêu hoá của trẻ còn yếu, dễ bị bệnh khó tiêu do ăn quá nhiều, ăn quá nóng hay quá lạnh hoặc phản ứng khi ăn phải các thức ăn lạ. Trọng lượng tim lớn gấp 4 - 5 lần lúc mới sinh, nhịp đập chậm hơn so với lứa tuổi trước nhưng vẫn nhanh so với người lớn. Tốc độ phát triển nhanh nhưng dung lượng, cùng nhịp đập còn nhỏ và yếu, cho nên không thể tham gia các hoạt động trong thời gian dài với cường độ cao. Hệ hô hấp của trẻ 4-5 tuổi còn non yếu trẻ thở không sâu bằng người lớn, nhịp hô hấp nhiều hơn so với người lớn. Não của trẻ phát triển nhanh, các chức năng của não phát triển, kết cấu

năng hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh chưa cân bằng nên nếu chỉ làm một việc gì đơn thuần kéo dài dễ gây mệt mỏi. Đôi khi trẻ chơi vui quá không kiềm chế được, mải chơi quên cả ăn, ngủ. Đó là biểu hiện năng lực tự kiềm chế còn kém, vì thế không nên để trẻ kéo dài thời gian hưng phấn khi vui chơi quá nhiều.

Về khả năng vận động, các cơ bắp ở trẻ 4-5 tuổi có thể nâng đỡ được

trọng lượng của cơ thể. Trẻ ở tuổi này có thể chạy, nhảy, biết dùng đôi tay để nắm chặt đồ vật, biết leo trèo, đôi chân chạy nhảy liên tục. Các ngón tay cử động chậm hơn so với sự vận động toàn thân. Ở giai đoạn này, những cấu tạo tâm lý đặc trưng của con người được hình thành và phát triển mạnh, đặc biệt là hoạt động nhận thức của trẻ [10].

- Đặc điểm tâm lí:

Tư duy, trí nhớ, tưởng tượng của trẻ phát triển, trong hoạt động tư duy

của trẻ mẫu giáo tồn tại hai kiểu tư duy đó là tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng. Một bước ngoặt rất quan trọng trong hình thành tư duy ở trẻ 4-5 tuổi, là việc chuyển từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng, tuy nhiên tư duy của trẻ 4-5 tuổi còn mang tính trực giác, chủ quan và thiếu chính xác. Trí nhớ không chủ định tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế, chú ý có chủ định bắt đầu xuất hiện. Tưởng tượng của trẻ 4- 5 tuổi phong phú và sáng tạo hơn so với lứa tuổi nhà trẻ. Ở trẻ mẫu giáo, tưởng tượng ban đầu còn hạn chế, sự tái hiện kiến thức đã học mang tính thụ động. Phạm vi tưởng tượng của trẻ hẹp, chỉ khi tham gia vào hoạt động chủ đạo, trẻ mới có điều kiện phát triển tưởng tượng sáng tạo.

Hoạt động cảm nhận của trẻ 4-5 tuổi phát triển mạnh. Cảm giác tiếp tục

phát triển và hoàn thiện, nó trở lên chính xác hơn và có tính chất tự giác.Tri giác của trẻ phát triển rất mạnh tri giác có chủ định phát triển do hoạt động chủ đạo quyết định. Năng lực tri giác của trẻ cũng được nâng cao, tri giác nhìn đã phát triển mạnh thể hiện ở tính chính xác trong việc phân biệt hình dáng và độ lớn của sự vật, tri giác sờ mó và tri giác nghe phát triển mạnh.

800 - 1500 từ. Trẻ 4-5 tuổi có vốn từ phong phú hơn lứa tuổi nhà trẻ cả về số lượng cũng như từ loại. Trong năm thứ 4, tốc độ tăng vốn từ của trẻ diễn ra nhanh nhất, cuối 3 tuổi so với đầu 4 tuổi tăng 107% [20]. Trẻ 4-5 tuổi đã nắm được ngữ pháp cơ bản để diễn đạt khá chính xác những nhu cầu của mình. Tuy nhiên, ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi còn chưa hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, lời nói chưa mạch lạc.

1.1.5. Các nội dung rèn luyện kĩ năng tự phục cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày

1.1.5.1. Kĩ năng tự phục vụ bản thân trong hoạt động vệ sinh cá nhân

Thói quen vệ sinh cá nhân là những hành động hướng tới việc vệ sinh thân thể của trẻ đã được tự động một phần trên cơ sở hình thành các định hình động lực bền vững (thực chất là các phản xạ có điều kiện) trên vỏ não nhờ quá trình lặp lại thường xuyên có hệ thống các hành động vệ sinh thân thể. Thói quen vệ sinh cá nhân của trẻ bao gồm hệ thống trật tự các thao tác vệ sinh hợp lý, hệ thống thái độ phù hợp với các thao tác vệ sinh và gắn liền với nhu cầu của trẻ.

Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong sự nghiệp đào tạo con người. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo dục mầm non là đảm bảo cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, để trẻ có thể tham gia vào mọi hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao; giáo dục trẻ có nếp sống văn hóa, để trẻ có thể sống hòa đồng trong xã hội văn minh. Thói quen vệ sinh cá nhân có ý nghĩa quan trọng đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Vì ở lứa tuổi này, các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể đang phát triển mạnh mẽ nhưng chưa hoàn thiện về cấu tạo và chức phận nên trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền.

Do đó, nếu không được chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cẩn thận thì tỉ lệ trẻ mắc bệnh sẽ rất cao. Chính vì vậy, giúp trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân là vô cùng quan trọng và cần thiết, những thói quen này sẽ củng cố cho trẻ những kĩ năng vệ sinh đơn giản cho bản thân: rửa tay, rửa mặt, chải tóc, mặc quần áo sạch sẽ phù hợp thời tiết… để giữ gìn cơ thể luôn sạch sẽ, tránh được bệnh

luyện được một số phẩm chất đạo đức quan trọng như: tính độc lập, tính tự giác, tính kiên trì, tính tích cực…

Ở lứa tuổi này, trẻ đã có sự phát triển về thể chất tốt hơn so với các giai đoạn trước. Vì vậy, trẻ có thể thực hiện được những công việc vệ sinh cá nhân giản đòi hỏi sự phối hợp vận động phức tạp. Sự phát triển trí tuệ cuả trẻ cũng diễn ra mạnh mẽ (từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng, sơ đồ), ngôn ngữ phát triển, các mối quan hệ ngày càng phức tạp. Trẻ ý thức sâu sắc hơn những hành động và việc làm của mình, phân biệt được đúng - sai, tốt - xấu, nên - không nên… Qua đó, việc tổ chức cho trẻ thực hiện các Thói quen vệ sinh cá nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đặt ra trong chăm sóc vệ sinh - bảo vệ, củng cố sức khỏe cho trẻ và hình thành nét văn hóa trong nhân cách trẻ. Một số hoạt động tự phục vụ trong hoạt động vệ sinh cá nhân sau:

+ Tự rửa mặt + Tự cắt móng tay, móng chân + Tự đánh răng + Tự gấp chăn

+ Tự chải tóc + Rửa tay bằng xà phòng + Tự đi vệ sinh + Tự mặc quần áo

1.1.5.2. Kĩ năng tự phục vụ bản thân trong hoạt động ăn uống

Thói quen này ý nghĩa của nó không chỉ thể hiện ở các nhu cầu sinh lý của con người mà còn ở khía cạnh thẩm mỹ. Hành vi này trên bàn ăn được thực hiện dựa trên sự kính trọng những người xung quanh và cả những người phục vụ.

Để trẻ có được những kĩ xảo, thói quen ăn uống có văn hóa, thuần thụ và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh, của những người thân trong gia đình, và những người xung quanh trẻ. Như là: Trẻ được làm quen với những bộ đồ bếp, làm quen với sự sạch sẽ, gọn gàng, không khí ăn uống cởi mở, thoải mái, đầm ấm...

uống như sau:

+ Tự kê bàn, rải chiếu, sắp xếp đồ dùng ăn uống + Tự lấy dụng cụ ăn uống của mình

+ Tự lấy đồ ăn

+ Tự lấy nước và uống nước + Tự cất bát

+ Tự dùng dao, dĩa

1.1.5.3. Kĩ năng tự vụ bản thân trong vui chơi

Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích tự làm những công việc vừa sức của mình để phục vụ cho bản thân.

Hiểu được điều này, người lớn khuyến khích trẻ rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ.Chính những việc làm của người lớn thường ngày sẽ được trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ để thực hiện lại.

Vì vậy, ngoài việc nâng cao tính tự giác, tự lập, trẻ còn tạo dựng được tinh thần tập thể, biết quan tâm giúp đỡ những người xung quanh. Đó có thể là những hành động nhỏ trẻ có thể hỗ trợ bạn bè trong giờ học hay giờ hoạt động vui chơi. Đối với trẻ mới vào lớp chưa quen kĩ năng tự phục vụ bản thân thì những trẻ đã được học trước sẽ trở thành người hướng dẫn cho bạn mới.

Những lúc như vậy các cô giáo luôn chú ý khen ngợi, động viên, khuyến khích trẻ và trẻ luôn vui thích và cố gắng phát huy những kĩ năng tốt này. Các cô luôn tạo điều kiện để trẻ học những kĩ năng sống vì những trải nghiệm sẽ giúp trẻ thích ứng nhanh với môi trường xung quanh, phát triển tính nhanh nhẹn, khả năng tư duy, ý thức tự giác và tinh thần tập thể. Một số hoạt dộng tự phục vụ trong vui chơi như:

+ Tự lấy đồ chơi + Tự cất đồ chơi + Tự phân loại đồ chơi + Tự chơi

1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày

Quá trình rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày, ngoài việc phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lí, còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:

1.1.6.1. Việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi phụ thuộc vào bản thân trẻ với tư cách là chủ thể hoạt động

Rèn luyện kĩ năng tự phục vụ bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của mỗi cá nhân trẻ.

- Khả năng nhận thức của từng trẻ: Quá trình rèn luyện kĩ năng tự phục

vụ phụ thuộc vào mức độ, sư khéo léo, hiểu biết về kĩ năng của trẻ. Mỗi trẻ có một khả năng nhận thức vấn đề khác nhau, mặc dù đã sắp xếp lớp cùng độ tuổi. Cùng tác động giáo dục, nhưng kết quả khó đạt được như nhau. Có những trẻ “dạy một lần là nhớ”, nhưng có những trẻ “dạy đi dạy lại vẫn quên”. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp và hình thức giáo dục giúp trẻ trong lớp tiếp thu, ghi nhớ và thực hiện được những điều cô dạy.

- Kinh nghiệm cá nhân trẻ: Trong quá trình rèn luyện kĩ năng tự phục

vụ cho trẻ thì kinh nghiệm của mỗi cá nhân có ảnh hưởng khá nhiều đến các hoạt động tự phục diễn ra khắp nơi: Khi chơi, khi học, khi vệ sinh,...nếu trẻ đã có kimh nghiệm về các kĩ năng thì trẻ không những thực hiện tốt mà còn tác động những người xung quanh cùng thực hiện.

- Ý thức và mức độ tích cực hoạt động của cá nhân trẻ: Quá trình rèn

luyện kĩ năng tự phục vụ phụ thuộc vào ý thức tinh thần, thái độ, đặc biệt là sự hứng thú đối với việc luyện tập các kĩ năng tự phục vụ.

- Tình trạng bệnh tật: Ở lứa tuổi này trẻ hay mắc các bệnh về hô hấp và

tiêu hóa,... đặc biệt ở một số trẻ có các bệnh về tâm lý, nhận thức và vận động (dow, tự kỷ, tăng động,...) sẽ gây khó khăn cho bản thâ trẻ và người chăm sóc giáo dục trong quá trình rèn luyện kĩ năng tự phục vụ. Thường những trẻ này cần sự giúp đơ, giám sát của người lớn bởi trẻ này khó nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình.

1.1.6.2. Việc rèn luyện kĩ năng tự phục cho trẻ 4-5 tuổi phụ thuộc vào môi trường hoạt động của trẻ ở trường mầm non

Kĩ năng tự phục vụ của trẻ chỉ được rèn luyện thông qua quá trình trải nghiệm của trẻ trong các sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non. Môi trường học tập, vui chơi của trẻ có ảnh hưởng đến việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ, giúp trẻ có nhiều cơ hội luyện tập kĩ năng. Môi trường hoạt động của trẻ càng phong phú, đa dạng thì giúp trẻ có nhiều cơ hội thực hiện các hoạt động tự phục vụ khác nhau trong cuộc sống.

Để giúp trẻ tích lũy những kinh nghiệm , kĩ năng tự phục vụ cần có môi trường thuận lợi để trẻ hoạt động. Môi trường đó là chuẩn bị không gian cho tất cả các hoạt của trẻ ở trường mầm non, đồ dùng, đồ chơi,... sao cho phù hợp với hứng thú, khả năng của trẻ; phải bố trí một cách hợp lý, tạo cho trẻ điều kiện để tham gia các hoạt động tự phục vụ một cách thỏa mái. Đồng thời, cũng cần thay đổi môi trường hoạt động để tạo cho trẻ nhiều cơ hội luyện tập các kĩ năng.

Cơ hội cho trẻ được trải nghiệm càng phong phú, đa dạng, khả năng giao tiếp, khả năng thực hiện các kĩ năng tự phục vụ càng được nâng cao.

1.1.6.3. Việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi phụ thuộc vào quan niệm và cách thức tổ chức hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của giáo viên

- Quan niệm về giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ của giáo viên:

+ Rèn luyện cho trẻ kĩ năng tự phục vụ, tính tự lập khác với bắt ép trẻ làm, đe dọa hay bao bọc, giúp đỡ trẻ quá mức mà cần trang bị cho trẻ những kiến thức về những kĩ năng mà trẻ có thể thực hiện được phát hũy tính tự lập từ nhỏ trong các hoạt động thường ngày một cách hiệu quả.

+ Tôn trọng quyết định của trẻ: Không áp đặt trẻ, mà hãy cho trẻ quyền được lựa chọn. Cần thiết đưa ra nhiều sự lựa chọn và để trẻ được lựa chọn như: “Nếu như con không đánh răng thì răng con sẽ bị sâu và rất đau, nếu con thường xuyên tự mình chải răng thì hàm răng của con luôn chắc khỏe và

khuyên bảo uốn nắn suy nghĩ của trẻ, sau đó giải thích cho trẻ hiểu nguyên nhân vì sao trẻ nên làm hay không nên làm, cuối cùng cổ vũ trẻ nghĩ ra cách giải quyết hợp lí.

+ Ý thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ: Kĩ năng tự phục vụ không phải sinh ra trẻ đã có mà cần bồi dưỡng trong một thời gian lâu dài, từ thơ bé cũng như về sau, trở thành thói quen cho trẻ. Vì vậy, cần ý thức rất rõ điều này để bồi dưỡng ý thức tự phục vụ bản thân mình ở những việc làm đơn giản từ rất sớm thay vì nghĩ trẻ không có khả năng. Không thay trẻ làm mọi việc, không bao bọc trẻ quá mức mà chỉ nên đứng bên cạnh hướng dẫn để trẻ tự thực hiện những nhu cầu cá nhân của mình.

+ Không vội vàng làm thay trẻ: Khi trẻ đòi hỏi gì đó, giáo viên không nên vội làm giúp trẻ hay quát mắng trẻ mà nên hỗ trợ, cổ vũ, khích lệ trẻ, đồng thời kiên nhẫn giảng giải và hướng dẫn trẻ để trẻ hoàn thành công việc.

- Cách thức giáo dục của giáo viên: quá trình rèn luyện kĩ năng tự phục vụ phụ thuộc vào sự hướng dẫn có phương pháp khoa học, sự đánh giá khen

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)