Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lí luận của đề tài

1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-

Quá trình rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày, ngoài việc phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lí, còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:

1.1.6.1. Việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi phụ thuộc vào bản thân trẻ với tư cách là chủ thể hoạt động

Rèn luyện kĩ năng tự phục vụ bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của mỗi cá nhân trẻ.

- Khả năng nhận thức của từng trẻ: Quá trình rèn luyện kĩ năng tự phục

vụ phụ thuộc vào mức độ, sư khéo léo, hiểu biết về kĩ năng của trẻ. Mỗi trẻ có một khả năng nhận thức vấn đề khác nhau, mặc dù đã sắp xếp lớp cùng độ tuổi. Cùng tác động giáo dục, nhưng kết quả khó đạt được như nhau. Có những trẻ “dạy một lần là nhớ”, nhưng có những trẻ “dạy đi dạy lại vẫn quên”. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp và hình thức giáo dục giúp trẻ trong lớp tiếp thu, ghi nhớ và thực hiện được những điều cô dạy.

- Kinh nghiệm cá nhân trẻ: Trong quá trình rèn luyện kĩ năng tự phục

vụ cho trẻ thì kinh nghiệm của mỗi cá nhân có ảnh hưởng khá nhiều đến các hoạt động tự phục diễn ra khắp nơi: Khi chơi, khi học, khi vệ sinh,...nếu trẻ đã có kimh nghiệm về các kĩ năng thì trẻ không những thực hiện tốt mà còn tác động những người xung quanh cùng thực hiện.

- Ý thức và mức độ tích cực hoạt động của cá nhân trẻ: Quá trình rèn

luyện kĩ năng tự phục vụ phụ thuộc vào ý thức tinh thần, thái độ, đặc biệt là sự hứng thú đối với việc luyện tập các kĩ năng tự phục vụ.

- Tình trạng bệnh tật: Ở lứa tuổi này trẻ hay mắc các bệnh về hô hấp và

tiêu hóa,... đặc biệt ở một số trẻ có các bệnh về tâm lý, nhận thức và vận động (dow, tự kỷ, tăng động,...) sẽ gây khó khăn cho bản thâ trẻ và người chăm sóc giáo dục trong quá trình rèn luyện kĩ năng tự phục vụ. Thường những trẻ này cần sự giúp đơ, giám sát của người lớn bởi trẻ này khó nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình.

1.1.6.2. Việc rèn luyện kĩ năng tự phục cho trẻ 4-5 tuổi phụ thuộc vào môi trường hoạt động của trẻ ở trường mầm non

Kĩ năng tự phục vụ của trẻ chỉ được rèn luyện thông qua quá trình trải nghiệm của trẻ trong các sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non. Môi trường học tập, vui chơi của trẻ có ảnh hưởng đến việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ, giúp trẻ có nhiều cơ hội luyện tập kĩ năng. Môi trường hoạt động của trẻ càng phong phú, đa dạng thì giúp trẻ có nhiều cơ hội thực hiện các hoạt động tự phục vụ khác nhau trong cuộc sống.

Để giúp trẻ tích lũy những kinh nghiệm , kĩ năng tự phục vụ cần có môi trường thuận lợi để trẻ hoạt động. Môi trường đó là chuẩn bị không gian cho tất cả các hoạt của trẻ ở trường mầm non, đồ dùng, đồ chơi,... sao cho phù hợp với hứng thú, khả năng của trẻ; phải bố trí một cách hợp lý, tạo cho trẻ điều kiện để tham gia các hoạt động tự phục vụ một cách thỏa mái. Đồng thời, cũng cần thay đổi môi trường hoạt động để tạo cho trẻ nhiều cơ hội luyện tập các kĩ năng.

Cơ hội cho trẻ được trải nghiệm càng phong phú, đa dạng, khả năng giao tiếp, khả năng thực hiện các kĩ năng tự phục vụ càng được nâng cao.

1.1.6.3. Việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi phụ thuộc vào quan niệm và cách thức tổ chức hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của giáo viên

- Quan niệm về giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ của giáo viên:

+ Rèn luyện cho trẻ kĩ năng tự phục vụ, tính tự lập khác với bắt ép trẻ làm, đe dọa hay bao bọc, giúp đỡ trẻ quá mức mà cần trang bị cho trẻ những kiến thức về những kĩ năng mà trẻ có thể thực hiện được phát hũy tính tự lập từ nhỏ trong các hoạt động thường ngày một cách hiệu quả.

+ Tôn trọng quyết định của trẻ: Không áp đặt trẻ, mà hãy cho trẻ quyền được lựa chọn. Cần thiết đưa ra nhiều sự lựa chọn và để trẻ được lựa chọn như: “Nếu như con không đánh răng thì răng con sẽ bị sâu và rất đau, nếu con thường xuyên tự mình chải răng thì hàm răng của con luôn chắc khỏe và

khuyên bảo uốn nắn suy nghĩ của trẻ, sau đó giải thích cho trẻ hiểu nguyên nhân vì sao trẻ nên làm hay không nên làm, cuối cùng cổ vũ trẻ nghĩ ra cách giải quyết hợp lí.

+ Ý thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ: Kĩ năng tự phục vụ không phải sinh ra trẻ đã có mà cần bồi dưỡng trong một thời gian lâu dài, từ thơ bé cũng như về sau, trở thành thói quen cho trẻ. Vì vậy, cần ý thức rất rõ điều này để bồi dưỡng ý thức tự phục vụ bản thân mình ở những việc làm đơn giản từ rất sớm thay vì nghĩ trẻ không có khả năng. Không thay trẻ làm mọi việc, không bao bọc trẻ quá mức mà chỉ nên đứng bên cạnh hướng dẫn để trẻ tự thực hiện những nhu cầu cá nhân của mình.

+ Không vội vàng làm thay trẻ: Khi trẻ đòi hỏi gì đó, giáo viên không nên vội làm giúp trẻ hay quát mắng trẻ mà nên hỗ trợ, cổ vũ, khích lệ trẻ, đồng thời kiên nhẫn giảng giải và hướng dẫn trẻ để trẻ hoàn thành công việc.

- Cách thức giáo dục của giáo viên: quá trình rèn luyện kĩ năng tự phục vụ phụ thuộc vào sự hướng dẫn có phương pháp khoa học, sự đánh giá khen thưởng trẻ kịp thời kết hợp độn viên , khuyến khích đúng lúc giúp trẻ nhận ra những việc làm chưa đúng của mình, song việc này luôn giải thích lý do khen, và động viên cho trẻ hiểu.

Quá trình rèn luyện kĩ năng tự phục vụ phụ thuộc vào hình thức tổ chức, các bài tập thực hành thực tập cho trẻ luyện tập hàng ngày. Cần tổ chức các bài luyện tập kĩ năng tự phục vụ cho trẻ phong phú đa dạng và gây hứng thú theo nguyên tắc “học mà chơi, chơi mà học”.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)