Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.6. Kết quả thực nghiệm
3.6.2. Kết quả sau thực nghiệm
Giai đoạn này, theo kế hoạch chúng tôi tiến hành 3 hoạt động rèn kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, kĩ năng sử dụng đũa, kĩ năng cất dọn đồ chơi ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.6. Kết quả biểu hiện kĩ năng TPV của trẻ 4-5 tuổi ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm (theo tiêu chí).
Nhóm trẻ
Mức độ biểu hiện kĩ năng TPV của trẻ 4-5 tuổi
sau thực nghiệm ĐTB chung Tính chính xác Tính thuần thục Tính tự giác TN 2,5 2,41 2,92 7,83 ĐC 2 1,9 1,99 5,89
Chúng tôi biểu diễn biểu đồ sau để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng sau khi tác động:
Biểu đồ 3.6. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng tự phục vụ của trẻ 4-5 tuổi ở hai lớp TN và ĐC sau thực nghiệm.(theo tiêu chí).
Từ bảng 3.6 và biểu đồ 3.6 cho thấy : Sau thực nghiệm, mức độ rèn luyện kĩ năng tự phục vụ của nhóm TN tăng hơn so vói nhóm ĐC. Điểm trung bình chung (TBC) của nhóm TN đạt 7,83 điểm còn nhóm ĐC chỉ đạt 5,89 điểm chênh lệch là 1,94 điểm. Sự chênh lệch về điểm TBC của nhóm TN và ĐC diễn ra ở 3 tiêu chí.
- Ở tiêu chí tính chính xác: Điểm TBC của nhóm TN đạt 2,5 điểm, còn nhóm ĐC chỉ đạt 2 điểm, sự chênh lệch của 2 nhóm là 0,5 điểm.
- Ở tiêu chí tính thuần thục: Điểm TBC của nhóm TN đạt 2,41 điểm, còn nhóm ĐC chỉ đạt 1,9 điểm, sự chênh lệch của 2 nhóm là 0,51 điểm.
- Ở tiêu chí tính tự giác: Điểm TBC của nhóm TN đạt 2,92 điểm, còn nhóm ĐC chỉ đạt 1,99 điểm, sự chênh lệch của 2 nhóm là 0,93 điểm.
Qua quan sát chúng tôi thấy biểu hiện kĩ năng tự phục vụ khi được thực hiện theo một số biện pháp mà chúng tôi đề xuất sự tiến bộ ở nhóm TN tăng khá nhanh, các cháu đã thực hiện chính xác qui trình, kĩ thuật và không còn lúng túng,tinh thần tự giác được nâng cao, tuy nhiên ở nhóm ĐC các cháu vẫn còn chưa linh hoạt trong các trường hợp khác nhau, còn chậm và phải nhắc nhở. Một số cháu đã đạt cả 3 tiêu chí như cháu: Hà Linh, Hà Thanh Bình, Hà Thị Minh Hằng, Hà Thanh Đông...
Kết quả cụ thể của từng kĩ năng tự phục vụ được chúng tôi thống kê bằng số liệu theo % như sau:
* Kết quả tổng hợp của kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, kĩ năng sử dụng đũa, kĩ năng cất dọ đồ chơi của hai lơp TN và ĐC sau thực nghiệm
Bảng 3.7. Kết quả tổng hợp của kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, kĩ năng sử dụng đũa, kĩ năng cất dọ đồ chơi của hai lơp TN và ĐC sau thực nghiệm( Theo %) Lớp Số trẻ Kĩ năng Mức độ SL trẻ Cao (%) SL trẻ Trung bình (%) SL trẻ Thấp (%) TN 20 Rửa tay bằng xà phòng 11 55 6 30 3 15 Sử dụng đũa 10 50 6 30 4 20 Cất dọn đồ chơi 9 45 8 40 3 15
ĐC 20 Rửa tay bằng xà phòng 5 25 7 35 8 40 Sử dụng đũa 6 30 8 40 6 30 Cất dọn đồ chơi 6 30 9 45 5 25
Qua bảng 3.7 chúng ta có thể thấy sau khi thực nghiệm một số biện pháp mà chúng tôi đề xuất ở nhóm TN đã có kết quả khá rõ rệt so với nhóm ĐC. Nhóm TN mức độ thấp đã giảm đi đáng kể ở tất cả các kĩ năng: Rửa tay bằng xà phòng, sử dụng đũa và cất dọn đồ chơi chỉ còn 3-4 trẻ chiếm 20%- 25%. Mức độ trung bình 6-8 trẻ chiếm 30%-40% giảm rõ rệt so với trước thực nghiệm, mức độ cao tăng 9-11 trẻ chiếm 45%-55%. Tuy nhiên, nhóm ĐC cũng khá hơn trước nhưng không đáng kể trẻ còn thiếu kĩ thuật, chậm chap trong các hoạt động tự phục vụ
Chúng tôi đã thống kê mức độ tự phục vụ của từng kĩ năng theo % như sau:
* Mức độ TPV của kĩ năng rửa tay bằng xà phòng ở hai lớp TN và ĐC sau thực nghiệm
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng rửa tay bằng xà phòng ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm (theo%)
Lớp Số trẻ Mức độ Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) TN 20 11 55 6 30 3 15 ĐC 20 5 25 7 35 8 40
Biểu đồ 3.8. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng rửa tay bằng xà phòng ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm (theo%).
Kết quả bảng trên cho chúng ta thấy: Sau khi tác động những biện pháp mà chúng tôi đề xuất, lớp thử nghiệm có sự tiến bộ rõ rệt so với lớp đối chứng. Trẻ ở mức độ cao của lớp thử nghiệm tăng lên (55%) còn lớp đối chứng là 25%, gần như không tăng so với kết quả trước thực nghiệm. Trẻ ở lớp thực nghiệm số trẻ ở mức độ thấp còn rất ít so với thực nghiệm, chỉ còn (15%), hầu hết trẻ đều vượt lên ở mức cao và mức độ trung bình, trong khi đó trẻ ở lớp đối chứng chiếm tới 40% số trẻ ở mức độ thấp. Lớp thực nghiệm số trẻ ở mức độ cao khá nhiều (55%) trong khi đó lớp đối chứng trẻ lại tập chung ở mức độ trung bình và thấp(35%).
Như vậy, ở lớp đối chứng khi sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cũ thì mức độ biểu hiện kĩ năng rửa tay bằng xà phòng cũng tăng lên nhưng đó là sự phát triển theo thời gian chứ không phải do sự tác động của kế hoạch mà chúng tôi thiết kế, do vây kết quả không cao bằng lớp thực nghiệm. Trẻ nào đạt mức độ cao thì vẫn đạt ở mức cao, trẻ nào đạt mức độ thấp thì vẫn giữ ở mức độ thấp do chưa áp dụng biện pháp mới tạo hứng thú cho trẻ đề khác phục nhứng hạn chế về mặt kĩ năng của trẻ. Cháu Hà Thùy Linh, Hà Duy
của cháu tốt hơn rất nhiều đã biết rửa với các bước và theo trình tự rửa. Thấy rõ hơn về sự khác biệt giữa hai lơp thực nghiệm và đối chứng sau khi tác động kế hoạch rèn luyện kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, chúng tôi biểu diễn bằng biểu đồ sau:
* Mức độ TPV của kĩ năng sử dụng đũa ở hai lớp TN và ĐC sau thực
nghiệm.
Bảng 3.9. Kết quả biểu hiện kĩ năng sử dụng đũa ở hai lớp TN và ĐC sau thực nghiệm (theo%).
Lớp Số trẻ Mức độ Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) TN 20 10 50 6 30 4 20 ĐC 20 6 30 8 40 6 30
Biểu đồ 3.9. Kết quả biểu hiện kĩ năng sử dụng đũa ở hai lớp TN và ĐC sau thực nghiệm (theo%).
Từ những số liệu trên cho ta thấy, sau khi tác động của các biện pháp mà chúng tôi đã dề xuất thì giữa hai lớp có sự khác biệt. Cụ thể:
Lớp thực nghiệm: Số trẻ ở mức độ 3 giảm rõ rệt từ 40% trước thực nghiệm giờ chỉ còn 20%. Số trẻ ở mức độ 2 giảm 5% so với trước thực nghiệm và trẻ ở mức độ cao là (50%), tăng lên rất nhiều so với trước thực nghiệm.
Lớp đối chứng: Trẻ tập chung ở mức độ trung bình (40%), mức độ cao
có tăng hơn so với trước thực nghiệm nhưng tỉ lệ không đáng kể từ 30% tăng lên 40%. Trẻ ở mức độ thấp có giảm ít từ 50% xuống còn 30% sau thực nghiệm.
So sánh trên ta thấy, tuy lớp thực nghiệm và đối chứng được tiến hành các hoạt động trên cùng một cơ sở vật chất, cùng một hoạt động nhưng khi tác động những biện rèn luyện kĩ năng của chúng tôi đề xuất vào lớp thực nghiệm thì số trẻ đạt mức độ cao tăng lên rõ rệt so với lớp đối chứng, và đặc biệt, trẻ ở mức độ thấp cũng được giảm mạnh.
Qua quan sát chúng tôi thấy biểu hiện kĩ năng sử dụng đũa khi được thực hiện theo một số biện pháp mà chúng tôi đề xuất sự tiến bộ ở nhóm TN chuyển biến rõ rệt, trẻ rất thích thú ở kĩ năng sử dụng đũa bởi lẽ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi thích được làm những việc như người lớn, sau khi tác động ở nhóm TN đã cầm đũa đúng cách hơn, thuần thục hơn trước như cháu: Hà My, Hà Hải Yến, còn nhóm ĐC cũng có sự tiến bộ nhưng ít là do thời gian và các yếu tố khác.
* Kết quả biểu hiện mức độ TPV của kĩ năng cất dọn đồ chơi ở hai lớp TN và ĐC sau thực nghiệm
Chúng tôi biểu diễn biểu đồ sau để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau khi tác động.
Bảng 3.10. Kết quả biểu hiện kĩ năng cất đồ chơi ở hai lớp TN và ĐC sau thực nghiệm (theo%).
Lớp Số trẻ Mức độ Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) TN 20 9 45 8 40 3 15 ĐC 20 6 30 9 45 5 25
Biểu đồ 3.10. Kết quả biểu hiện kĩ năng cất dọn đồ chơi ở hai lớp TN và ĐC sau thực nghiệm (theo%).
Nhìn vào kết quả khảo sát trên chúng ta thấy: Các biện pháp rèn luyện kĩ năng cất dọn đồ chơi mà chúng tôi đề xuất được áp dụng đã làm thay đổi mức độ của hai lớp thực nghiệm và đối chứng, giữa hai nhóm có sự chênh lệch rõ nét. Cụ thể:
Lớp thực nghiệm: Mức độ cao là 45% (trước thực nghiệm là 20%), mức
độ trung bình là 40% (trước thực nghiệm là 30%), mức độ thấp là 15% (trước thực nghiệm là 50%). Số trẻ ở mức độ thấp vẫn còn nhưng giảm được đáng kể
vươn lên mức độ trung bình và cao. Số trẻ ở mức độ trung bình dường như không chênh lệch nhiều so với trước thực nghiệm. Trẻ ở mức độ cao tăng lên rõ rệt và chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Như vậy, sau khi tác động thì lớp thực nghiệm đã tiến bộ rõ rệt. Trẻ yếu đã giảm xuống, trẻ có kĩ năng cất đồ chơi tăng lên.
Lớp đối chứng: Mức độ cao là 30% (trước thực nghiệm là 25%), số trẻ ở
mức độ cao có tăng nhưng không đáng kể, mức độ trung bình là 45% (trước thực nghiệm là 35%) không chênh lệch quá nhiều so với trước thực nghiệm, mức độ thấp là 25% (trước thực nghiệm là 40%) số trẻ ở mức độ thấp có giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao. Như vậy, chứng tỏ các biện pháp rèn kĩ năng cất dọn đồ chơi giáo viên tác động vào lớp thực nghiệm có hiệu quả và lớp đối chứng do không được tác động các biện pháp mà chúng tôi đề xuất nên chưa đạt kết quả cao.
Qua quan sát chúng tôi thấy biểu hiện kĩ năng cất dọn đồ chơi khi được thực hiện theo một số biện pháp mà chúng tôi đề xuất sự tiến bộ ở nhóm TN chuyển biến rõ rệt, sau khi chơi các cháu đã tự giác hơn trước tự cất đồ chơi, phân loại ra từng loại đồ chơi mà không cần đến sự nhắc nhở của cô, còn ở nhóm ĐC về cách cất đồ chơi của các cháu còn chậm chạp, nhắc nhở, giao nhiệm vụ mới thực hiện, tuy nhiên một số cháu cũng rất tiến bộ khi trai trải qua nhiều thời gian rèn luyện nhưng kết quả tăng không đáng kể.
* Kết quả biểu hiện mức độ kĩ năng tự phục vụ của trẻ nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm
Bảng 3.11. Kết quả biểu hiện mức độ kĩ năng tự phục vụ của trẻ nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm (theo tiêu chí)
Nhóm trẻ
Mức độ biểu hiện kĩ năng TPV của trẻ nhóm
thực nghiệm trước và sau thực nghiệm ĐTB chung
Tính chính xác Tính thuần thục Tính tự giác
Trước
TN 1,82 1,78 1,94 5,54
Biểu đồ 3.11. Kết quả biểu hiện mức độ kĩ năng tự phục vụ của trẻ nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm (theo tiêu chí)
Kết quả bảng 3.11 và biểu đồ 3.11 cho thấy: TTN và STN, điểm trung bình chung (TBC) của các tiêu chí có sự thay đổi rõ nét.
Tiêu chí tính chính xác: Tăng từ 1,82 điểm TTN lên 2,5 điểm STN (mức chênh lệch TTN và STN là 0,68 điểm).
Tiêu chí tính thuần thục: Tăng từ 1,87 điểm TTN lên 2,41 điểm STN (mức chênh lệch TTN và STN là 0,54 điểm).
Tiêu chí tính tự giác: Tăng từ 1,94 điểm TTN lên 2,92 điểm STN (mức chênh lệch TTn và STN là 0,98 điểm).
Như vậy, sự chênh lệch về tính tự giác trước và sau TN là cao nhất, về tính thuần thục và tính chính xác đều có mức độ tăng tương đương. Vì khả năng của trẻ 4-5 tuổi còn nhiều mặt hạn chế như phối hợp các giác quan, phối hợp vận động và độ khéo léo..., do đó kết quả đạt được ở ba tiêu chí tính thuần thục thấp hơn so với các tiêu chí còn lại. Tuy nhiên, nếu trẻ được duy trì luyện tập thường xuyên, cùng với sự phát triển tâm sinh lý, sự phối hợp các giác quan và phối hợp vận động khéo léo thì kĩ năng tự phục vụ ở trẻ sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Trước TN, mức độ rèn luyện kĩ năng tự phục vụ ở cả hai niowms TN và Đc là tương đối như nhau và chưa cao, chủ yếu là ở mức độ TB và Thấp. Sau TN, mức độ hình thành kĩ năng tự phục vụ ở nhó TN cai hơn nhóm Đc, trong đó mức độ tốt tăng lên và mức độ trung bình và thấp giảm đi rõ rệt.
Sau TN, hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày có sự tiến bộ hơn trước thực nghiệm và so với lớp đối chứng sau khi sử dụng các biện pháp thông thường ở trường mầm non trong chế độ sinh hoạt hàng ngày. Hiệu quả của việc thực nghiệm các biện pháp mới còn khẳng định qua các kết quả kiểm định dộ tin cậy.
Sự tiến bộ được thể hiện ở ba tiêu chí: Tính chính xác, tính thuần thục, tính tự giác trong hoạt động tự phục vụ, từ đó trẻ có thể thục hiện các hoạt động tự phục một cách chính xác, đúng qui trình, kĩ thuật và linh hoạt trong tất cả các trường hợp, rèn luyện cho trẻ tinh thần tự giác không còn ỉ nại, lười biếng.
Kết quả TN cho thấy tính phù hợp, hiệu qua và khả thi của các biện pháp đã đề xuất. giả thuyết khoa học của đề tài đưa ra đã được kiểm chứng. Mặc dù các biện pháp đưa ra không mới nhưng các biện pháp được thực hiện một cách thường xuyên và linh hoạt trong quá trình rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày một cách linh hoạt, sáng tạo và hài hòa thì hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ đạt hiệu quả cao.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ