Căn cứ vào mục tiêu giáo dục trẻ mầm non

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày (Trang 50)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Cơ sở đề xuất các biện rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5tuổ

2.1.1. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục trẻ mầm non

Mục tiêu giáo dục trẻ Mẫu giáo theo thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT là: Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ,... hình thành và phát triển những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi,...

Trong chương trình giáo dục mầm non ở lứa tuổi mẫu giáo hiện nay, rèn luyện kĩ năng tự phục là một nội dung giáo dục kĩ năng sống quan trọng của lĩnh vực giáo dục của lĩnh vực giáo dục thể chất và nhận thức. Nội dung rèn luyện kĩ năng tự phục vụ nằm trong mục tiêu chung của lĩnh vực này là: Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn uống, ngủ, vui chơi, vệ sinh cá nhân.

Vì vậy, khi xây dựng biện pháp rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4- 5 tuổi cần phải phù hợp với mực tiêu giáo dục mầm non và phù hợp với nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, có như vậy thì biện pháp giáo dục mới đem lại hiệu quả tối ưu.

2.1.2. Căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ 4-5 tuổi

Xây dựng các biện pháp rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày cần phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4-5 tuổi: Trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng có tính ham hiểu biết, thích làm làm những công việc giống như người lớn. Đây là điều kiện tốt đề rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ.

Tư duy của trẻ là tư duy trực quan chiếm ưu thế, vì vậy cần sử dụng các biện pháp trực quan để dạy trẻ các kĩ năng tự phục vụ, cần chỉ cho trẻ biết một

cách rõ ràng, đơn giản và cụ thể không chỉ bằng ngôn ngữ mà bằng hành động mẫu của người lớn, video, tranh ảnh: cách rửa tay sao cho sạch sẽ, cách gấp quần áo gọn gàng,...

Đặc điểm xúc cảm tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này cũng phát triển mạnh mẽ, dễ xúc động, đồng cảm với những sự vật hiện tượng xung quanh nên một mặt chúng ta cần phát huy tối đa tính tích cực của trẻ, mặt khác cần đảm bảo cho trẻ thỏa mãn về tinh thần, vì vậy khi rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ cần giúp trẻ thích được tự phục vụ bản thân mình, từ đó hình thành thói quen , nhu cầu tự phục vụ ở trẻ.

2.1.3. Căn cứ vào quá trình rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày

Quá trình rèn luyện kĩ năng tự phục vụ của trẻ đi từ cung cấp kiến thức, hiểu biết cho trẻ, từ những hiểu biết ấy, giúp trẻ hình thành kĩ năng tự phục, chủ động trong những hoạt động. Thông qua việc thực hành, trải ngiệm với các hoạt động tự phục vụ, để dần dần những kĩ năng đó trở thành thói quen tự phục vụ:

Quy trình 1: Cung cấp, củng cố kiến thức, hiểu biết của trẻ thông qua hoạt động mẫu của người lớn.

Quy trình 2: Hướng dẫn trẻ thực hiện kĩ năng thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày đề trẻ được tập luyện các kĩ năng tự phục vụ.

Quy trình 3: Cho trẻ thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức kĩ năng tự phục vụ trong các điều kiện, tình huống khác nhau, thông qua việc thường xuyên sử dụng các tình huống có kĩ năng tự phục vụ để trẻ được thực hành một cách thành thạo giảm đi sự ỉ nại và giúp đỡ từ người lớn.

Do vậy, việc đề xuất các biện pháp phải dựa vào quá trình rèn luyện kĩ năng tự phục vụ để đảm bảo cho trẻ những kiến thức về tự phục vụ và rèn luyện kĩ năng hành vi cho trẻ.

2.2. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày

2.2.1.Biện pháp 1: Xây dựng quy trình giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi

a. Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng được quy trình tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.

b. Ý nghĩa

- Xây dựng quy trình giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi giúp giáo viên có định hướng rõ ràng, dễ dàng giúp trẻ rèn luyện thói quen tự phục vụ.

- Xây dựng các giai đoạn trong quá trình phù hợp với lứa tuổi trẻ, giúp trẻ nhận thức về các kĩ năng tự phục vụ trong chế độ sinh hoạt hàng ngày.

c. Cách tiến hành

+ Giai đoạn 1: Sự tác động của biểu tượng kĩ năng tự phục vụ đến trẻ Ở bước này giáo viên cho trẻ quan sát các hoạt động tự phục vụ như: xem cô làm mẫu, xem video, nghe kể chuyện, đọc thơ...Từ đó giáo viêm giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ.

+ Giai đoạn 2: Trẻ nhận biết biểu tượng và có nhu cầu thực hiện kĩ năng tự phục vụ.

Trò chuyện với trẻ về kĩ năng mà trẻ quan sát được, hỏi trẻ về các thao tác trẻ quan sát được, hỏi trẻ trình tự thực hiện các thao tác. Tùy theo từng kĩ năng cần giáo dục mà hình thành cho trẻ những biểu tượng sơ đẳng tương ứng. Từ đó hình thành ở trẻ nhu cầu thực hiện các kĩ năng (nhu cầu bắt chước).

+ Giai đoạn 3: Trẻ có hành vi thực hiện kĩ năng tự phục vụ theo mẫu Ở bước này giáo viên thực hiện theo các cách thức khác nhau tùy theo nội dung kĩ năng cần giáo dục cho trẻ mà hướng dẫn trẻ thực hiện các kĩ năng

sao cho đúng, đủ thao tác, đạt kết quả.

Ví dụ: Với giáo dục kĩ năng rửa mặt trước tiên giáo viên cùng trẻ kể tên trình tự các thao tác, cô hướng dẫn trẻ thực hiện theo cô.

+ Chuẩn bị: Đầu tiên xắn tay áo, mở vòi nước, tiếp theo nhúng và vắt khăn, đặt khăn lên hai lòng bàn tay

+ Rửa mặt: Rửa từ khóe mắt đến đuôi mắt, lân khăn lau mũi, lân khăn lau miệng, gấp khăn lau trán và má, lật khăn lau cổ và sau tai.

+ Kết thúc: Vò khăn, vắt khăn, phơi khăn lên giá khăn + Giai đoạn 4: Trẻ tự thực hiện trong tình huống tương tự

Kĩ năng không dễ để có vì vậy sau khi trẻ nắm được các thao tác cần tạo điều kiện cho trẻ thực hiện thường xuyên trong một khoảng thời gian thì mới hình thành được các kĩ năng tự phục vụ ở trẻ.

d. Điều kiện thực hiện

Giáo viên phải có năng lực thiết kế, năng lực tổ chức, năng lực hướng dẫn trẻ trong quá trình giáo dục kĩ năng tự phục vụ. Điều kiện cơ sở vật chất cần đảm bảo, các đồ dùng, đồ chơi đầy đủ phục vụ quá trình giáo dục kĩ năng tự phục vụ, có máy tính, máy chiếu để trẻ được quan sát các hoạt động cô thiết kế.

2.2.2.Biện pháp 2: Cho trẻ quan sát mẫu hoạt động tự phục vụ của người lớn

a. Mục tiêu của biện pháp

- Cung cấp cho trẻ những kiến thức về các hoạt động tự phục, những việc mà trẻ có thể thực hiện( tự cất đồ chơi, vệ sinh lớp học, gấp quần áo,...)

- Giúp trẻ hiểu được sự cần thiết của kĩ năng tự phục vụ

- Cung cấp cho trẻ những kiến thức, các bước đơn giản của từng hoạt động tự phục vụ, và tích lũy kinh nghiệm để ứng dụng vào tất cả các hoạt động trong cuộc sống thường ngày của trẻ.

b. Ý nghĩa

kĩ năng tự phục vụ cho trẻ là biện pháp quan trọng vì nó phù hợp với đặc điểm nhận thức và tư duy của trẻ.

- Thông qua những hành động mẫu của cô giáo, kết hợp với ngôn ngữ giúp trẻ vừa quan sát rõ ràng, vừa ghi nhớ được các bước của kĩ năng.

c. Cách tiến hành

* Bước 1: Xác định kĩ năng tự phục vụ phù hợp để hướng dẫn cho trẻ.

Dựa vào trình tự các việc làm của chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ để xác định lựa chọn nội dung, những việc làm mà trẻ có thể thực hiện được, trong chế độ sinh hoạt hàng ngày gồm có:

- Hoạt động vui chơi:

Khi trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi, thường trẻ có thể thực hiện những kĩ năng tự phục vụ như sau:

+ Tình huống trẻ tự lấy đồ chơi khi được sự cho phép của người lớn + Tình huống trẻ tự cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong và có thể giúp đỡ các bạn khác xung quanh cất đồ chơi đúng nơi quy định

+ Tình huống trẻ tự vệ sinh đồ chơi - Hoạt động ăn uống:

Khi trẻ tham gia hoạt động ăn uống , trẻ có thể thực hiện những kĩ năng tự phục vụ sau:

+ Tình huống trẻ tự chia bát, thìa trước khi ăn + Tình huống trẻ tự xúc ăn

+ Tình huống trẻ tự lấy đồ ăn + Tình huống trẻ tự cất bát sau ăn - Hoạt động vệ sinh cá nhân

Khi trẻ tham gia hoạt động vệ sinh cá nhân, trẻ có thể thực hiện những kĩ năng tự phục vụ sau:

+ Tình huống trẻ tự rửa tay + Tình huống trẻ tự đánh răng + Tình huống trẻ tự đi vệ sinh

+ Lựa chọn vị trí làm mẫu

Vị trí của người làm mẫu vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, không nên đứng quá xa, hay quá gần trẻ, mà nên giữ khoảng cách vừa phải cho tất cả các thành viên trong lớp đều quan sát rõ ràng dù trẻ đứng ở vị trí nào.

+ Ngôn ngữ cần sử dụng khi làm mẫu

Cần nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, không sử dụng từ ngữ trừu tượng làm trẻ khó hiểu, khó hình dung các thao tác. Nói với tốc độ chậm để trẻ quan sát kĩ, sau mỗi một thao tác cần hỏi trẻ đã quan sát rõ chưa? Cần giao lưu với trẻ khi làm mẫu tạo sự hứng thú và hấp dẫn khi tham gia hoạt động.

+ Tiến hành làm mẫu (vài ví dụ) * Hoạt động vui chơi:

+ Kĩ năng vệ sinh đồ chơi: Cô đưa ra 1 rổ đồ chơi trong đó có các loại đồ chơi bằng nhựa, bằng gỗ, bằng vải, bằng giấy…Sau đó cô hướng dẫn trẻ vệ sinh các loại đồ chơi với chất liệu khác nhau.

- Đối với những đồ chơi không thấm nước như: nhựa, chất dẻo… thì có thể cho trực tiếp vào nước rồi rửa hay cọ để làm sạch chúng.

- Đối với các loại đồ chơi thấm nước, dễ bị hỏng thì chỉ nên dùng khăn ẩm để lau chúng rồi phơi khô để tránh làm hỏng đồ chơi.

- Cô thao tác thực hiện 1-2 đồ chơi - Cô cho trẻ thực hành vệ sinh đồ chơi. * Hoạt động ăn uống

+ Kĩ năng tự xúc ăn: (kĩ năng này cô hướng dẫn trong giờ ăn)

Bước 1: Cầm thìa bằng tay phải giống như cầm bút, cầm không cao quá, không thấp quá.

Bước 2: Xúc cơm và canh vừa đủ, không nhiều quá, Bước 3: Nhai hết trong miệng rồi mới xúc thìa khác

Bước 4: Khi muốn xúc thức ăn vào bát của mình thì chúng mình chú ý không được để cơm dính vào thìa gõ nhẹ vào bát để thìa sạch rồi xúc.

Bước 5: Khi ăn xong, nhẹ nhạng đứng lên, cầm bát và thìa để vào rổ theo quy định.

Cô thao tác 1-2 lần Trẻ thực hiện kĩ năng tự xúc ăn * Hoạt động vệ sinh cá nhân

+ Kĩ năng đánh răng:

- Bước 1: Rửa sạch bàn chải đánh răng và lấy kem đánh răng ra bàn chải.

- Bước 2: Súc miệng và đặt bàn chải vuông góc với mặt nhai và chải răng bằng cách di chuyển bàn chải theo chiều dọc của răng.

- Bước 3: Chải hàm trên theo hướng từ trên xuống dưới - Bước 4: Chải hàm dưới theo hướng từ dưới lên trên. - Bước 5: Xúc miệng và nhổ sạch bọt

- Cô thao tác trên hàm răng giả 1-2 lần - Trẻ thực hiện kĩ năng đánh răng

* Bước 3: Trẻ thực hành các kĩ năng tự phục vụ

Trong giai đoạn này, rất quan trọng bởi các kiến thức mà cô truyền đạt, thao tác đã làm mẫu, trẻ được thực hành là cơ hội để trẻ biết đến kĩ năng và được luyện tập kĩ năng. Có thể, cho từng trẻ thực hiện, các trẻ còn lại nhận xét. Cho trẻ thực hiện thi đua theo tổ, hay cho trẻ được thực hành tập thể tùy theo từng kĩ năng mà lựa chọn cách thực hành hợp lí.

d. Điều kiện thực hiện

- Để trẻ thực hiện được các thao tác rửa tay, cô giáo cần làm mẫu từng bước cho trẻ quan sát và thực hiện theo.

- Trẻ mẫu giáo tuy còn nhỏ nhưng cũng có khả năng tiếp thu được những kiến thức thông thường vì vậy cô cần phải hướng dẫn cho trẻ biết những điều cần thiết của từng yêu cầu vệ sinh và những tác hại của việc không thực hiện đúng yêu cầu đó, lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, rõ ràng, chính xác, dể hiểu.

- Ngoài phương pháp dùng lời, cô có thể kèm với lời giải thích bằng tranh, phim ảnh,...

- Chuẩn bị lời hướng dẫn và động tác mẫu. Trẻ có thể làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân vì vậy đối với những việc có thể làm mẫu được cô cần chuẩn bị tốt lời hướng dẫn và làm thành thạo động tác mẫu, vừa làm vừa giải thích.

- Cần nghiên cứu trước tài liệu và hình ảnh hướng dẫn các thao tác dạy trẻ chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thực hiện mẫu chính xác trước khi làm mẫu cho trẻ xem.

- Cô có thể tập trước cho một cháu để cháu đó làm mẫu cho các cháu khác làm theo.

2.2.3. Biện pháp 3: Tận dụng mọi cơ hội trong chế độ sinh hoạt hàng ngày để rèn luyện kĩ năng tự phục vụ để rèn luyện kĩ năng tự phục vụ

a. Mục tiêu của biện pháp

- Giáo dục kĩ năng nói chung, giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nói riêng không dễ hình thành mà cần cho trẻ rèn luyện thường xuyên liên tục thông qua tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày , giáo viên cần đổi mới hình thức tổ chức theo hướng tăng cường cho trẻ rèn luyện thường xuyên, thông qua tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày .

b. Ý nghĩa

- Nội dung các hoạt động trẻ thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động hàng ngày phong phú, đa dạng. Vì vậy đây chính là cơ hội đề củng cố kiến thức, kĩ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua việc hướng đến các hoạt động mà trẻ có thể tự làm.

- Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, từ khi tới lớp đến khi ra về trẻ luôn tham gia các hoạt động. Ngay khi gặp những tình huống, những hoạt động có kĩ năng tự phục thì giáo viên phải tận dụng cơ hội đó để giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ.

kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. Giáo viên đánh giá kĩ năng của trẻ nếu trẻ thực hiện tốt thì sau đó tổ chức luyện tập theo nhóm lớp, cá nhân. Trường hợp trẻ chưa nắm được các biểu tượng kỹ năng giáo viên cần cung cấp lại các thao tác kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, sau đó cho trẻ luyện tập. Luyện tập trong tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ, tùy thuộc vào giờ hoạt động như giờ ăn, giờ ngủ, giờ học tập vui chơi, đón trẻ, trả trẻ mà cho trẻ luyện tập kỹ năng tự phục vụ phù hợp.

- Thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày như đón trẻ, ăn uống, vệ sinh, ngủ, vui chơi, học tập… thì giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ một cách hoàn thiện nhất, đồng thời phối hợp với các hoạt động khác để bổ sung, rèn luyện các kĩ năng cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Các phương pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi gắn liền với cuộc sống thực tế của trẻ. Để giúp

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)