Kết quả khảo sát trước thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày (Trang 66 - 74)

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm

3.6.1.2. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng tự phục vụ của trẻ 4 – 5 tuổi ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm

Bảng 3.1. Kết quả biểu hiện kĩ năng tự phục vụ của trẻ 4-5 tuổi nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm (theo tiêu chí)

Nhóm trẻ

Mức độ biểu hiện kĩ năng tự phục vụcủa trẻ 4-

5 tuổi trước thực nghiệm ĐTB chung

Tính chính xác Tính thuần thục Tính tự giác

TN 1,82 1,78 1,94 5,54

ĐC 1,78 1,73 1,94 5,45

Biểu đồ 3.1. Kết quả biểu hiện kĩ năng tự phục vụ của hai nhóm lớp TN và ĐC trước thực nghiệm.(theo tiêu chí)

Qua bảng số liệu 3.1 và biểu đồ 3.1 cho ta thấy, mức độ kĩ năng tự phục vụ của trẻ ở mức trung bình, ĐTB chung của các tiêu chí đạt 5,54 (TN), 5,45 (ĐC). Xem xét từng tiêu chí đều nhận thấy ở cả ba tiêu chí đều đạt mức trung bình. Điểm TBC ở tiêu chí tính chính xác là 1,82 điểm (TN) và 1.78 điểm (ĐC) khá chênh lệch, tuy nhiên ở tiêu chí tính tự giác đạt số điểm cao hơn 1,94 điểm (ĐC) và 1,94 (TN), còn lại tiêu chí tính thuần thục là 1,78 điểm (TN), 1,73 điểm (ĐC).

Trong quá trình quan sát, chúng tôi nhận thấy rằng một số trẻ có tinh thần ý thức, tự giác tham gia các hoạt động tư phục vụ, tuy nhiên do khả năng nhận thức, kinh nghiệm của trẻ nên trẻ chưa thực hiện đúng các thao tác, qui trình và cũng chưa linh hoạt trong các điều kiện khác nhau.

Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng có những trẻ rất hăng hái, tự giác thực hiện các hoạt động tự phục vụ như cháu: Hà Vân Anh tự mình rửa tay, nhưng cháu còn chưa rửa đủ các bước. Cháu Hà Thanh Đông chơi đồ chơi xong có tự giác cất nhưng còn cất chưa gọn gàng, đúng chỗ...

Tuy nhiên, để thấy rõ hơn các mức độ của từng hoạt động tự phục vụ của hai nhóm trẻ TN và ĐC , chúng tôi lập các bảng kết quả tính theo % như sau:

* Kết quả tổng hợp của kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, kĩ năng sử dụng đũa, kĩ năng cất dọn đồ chơi trước thực nghiệm( Theo %)

Bảng 3.2. Kết quả tổng hợp của kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, kĩ năng sử dụng đũa, kĩ năng cất dọn đồ chơi trước thực nghiệm( Theo %) Lớp Số trẻ Kĩ năng Mức độ SL trẻ Cao (%) SL trẻ Trung bình (%) SL trẻ Thấp (%) TN 20 Rửa tay bằng xà phòng 5 25 6 30 7 35 Sử dụng đũa 5 25 7 35 8 35 Cất dọn đồ chơi 4 20 6 30 10 50 ĐC 20 Rửa tay bằng xà phòng 6 30 7 35 7 35 Sử dụng đũa 4 20 6 30 10 50 Cất dọn đồ chơi 5 25 7 35 8 40

Nhìn vào bảng kết quả tổng hợp mức độ tự phục vụ của 3 kĩ năng: rửa tay bằng xà phòng, sủ dụng đũa, cất dọn đồ chơi đa số trẻ vẫn ở mức độ thấp từ từ 7- 10 trẻ chiếm khoảng từ 35%- 50%, trẻ ở nhómmức độ cao chỉ chiếm con số rất nhở từ 4-6 trẻ ở từng kĩ năng chiếm 20%-30%, mức độ trung bình có khoảng 6-7 trẻ chiếm 30-35%. Trong khi quan sát, chúng tôi nhận thấy rằng ở cả 2 nhó lớp TN và ĐC trước thực nghiệm đều rất thích tự mình thực hiện các hoạt động tự phục vụ những một số ít đã có ý thức tự giác nhưng lại chưa thực hiện đúng quy trình, kĩ thuật và cần phải có biện pháp dể rèn luyện.

Để chi tiết hơn chúng tôi có bảng thống kê sau:

* Mức độ TPV của kĩ năng rửa tay bằng xà phòng của trẻ ở hai lớp TN và ĐC trước thực nghiệm

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng rửa tay bằng xà phòng của trẻ ở hai lớp thực TN và ĐC trước thực nghiệm.(theo%)

Lớp Số trẻ Mức độ MĐ cao MĐ trung bình MĐ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) TN 20 5 25 6 30 7 35 ĐC 20 6 30 7 35 7 35

Biểu đồ 3.3. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng rửa tay bằng xà phòng của trẻ ở hai lớp TN và ĐC trước thực nghiệm (theo %)

Kết quả cho ta thấy mức độ biểu hiện kĩ năng rửa tay bằng xà phòng của trẻ ở hai lớp TN và ĐC là tương đương nhau, không có sự chênh lệch quá lớn và đều chưa cao. Cụ thể:

Mức độ cao của 2 lớp đều thấp, lớp TN chiếm 25% và lớp ĐC chiếm 30%. Mức trung bình chiếm tỉ lệ cao ở lớp TN chiếm 30% và lớp ĐC chiếm 35%, trẻ ở mức độ thấp chiếm đa số: Lớp TN chiếm 35%, lớp ĐC chiếm 35%.

Kết quả khảo sát cho chúng ta thấy: Mức độ biểu hiện kĩ năng rửa tay bằng xà phòng ban đầu của hai lớp TN và ĐC là tương đương nhau và xoạy quanh mức độ thấp. Tỉ lệ đạt mức độ trung bình còn cao trong khi đó tỉ lệ đạt mức độ cao còn thấp.

Đây là kĩ năng tương đối khó với trẻ, muốn có kĩ năng này trẻ phải được thực hành nhiều lần và thường xuyên. Như cháu: Hà Thị Thu Hồng đã rửa tay đúng quy trình nhưng còn chưa khéo léo làm ướt nước ra sàn, cháu Hà Hoàng Thái bỏ qua một số qui trình còn phải nhắc nhở và hướng dẫn thêm...Qua kết quả khảo sát ta thấy kĩ năng rửa tay bằng xà phòng còn chưa bền vững

* Mức độ TPV của kĩ năng sử dụng đũa ở hai lớp TN và ĐC trước thực nghiệm

Chúng tôi đã khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng sử dụng đũa như sau như sau:

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng sử dụng đũa ở hai lớp TN và ĐC trước thực nghiệm (theo%).

Lớp Số trẻ Mức độ Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) TN 20 5 25 7 35 8 35 ĐC 20 4 20 6 30 10 50

Biểu đồ 3.4. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng sử dụng đũa ở hai lớp TN và ĐC trước thực nghiệm (theo %)

Kết quả khảo sát của biểu đồ 3.4 và bảng 3.4 cho thấy mức độ biểu hiện kĩ năng sử dụng đũa ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều chưa cao và chiếm tỉ lệ khá chênh lệch, lớp thực nghiệm xoay quanh ở mức độ thấp

trung bình của cả hai lớp cũng chiếm tỉ lệ cao, ở lớp đối chứng là (30%) còn lớp thực nghiệm là 35%. Tuy nhiên, ở cả hai lớp thì mức độ cao lại quá ít, lớp thực nghiệm chiếm 25%, lớp đối chứng chỉ có 20%.

Từ bảng và biểu đồ trên, chúng ta có thể nói rằng: Tuy mỗi mức độ ở hai lớp là khác nhau, nhưng nhìn chung là tương đương nhau, không có sự chênh lệch quá lớn và kĩ năng sử dụng đũa ở cả hai lớp là còn thấp.

Trong quá trình quan sát, chúng tôi nhận thấy rằng một số trẻ có tinh thần ý thức, tự giác trong quá trình ăn uống đặc biệt à thực hiện kĩ năn sử dụng đũa, tuy nhiên do khả năng nhận thức, kinh nghiệm của trẻ nên trẻ chưa cầm đũa đúng cách, hoặc đúng cách nhưng chưa thuần thục.

Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng có những trẻ rất hăng hái, tự giác thực hiện kĩ năng sử dụng đũa như cháu: Hà Thị Thu Huyền nhưng cháu còn cầm đũa còn ngượng, chưa khéo léo. Cháu Hà Linh, Hà văn Tuân còn càm đũa quá cao nên chưa gắp được thức ăn.

* Mức độ TPV của kĩ năng cất dọn đồ chơi của trẻ ở hai lớp TN và ĐC trước thực nghiệm

Để cụ thể hơn chúng tôi đã thống kê mức độ biểu hiện kĩ năng cất dọn đồ chơi như sau:

Bảng 3.5. Kết quả biểu hiện kĩ năng cất dọn đồ chơi của trẻ ở hai lớp TN và ĐC trước thực nghiệm (theo%).

Lớp Số trẻ Mức độ Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) TN 20 4 20 6 30 10 50 ĐC 20 5 25 7 35 8 40

Biểu đồ 3.5. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kĩ năng cất dọn đồ chơi của trẻ ở hai lớp TN và ĐC trước thực nghiệm (%)

Từ bảng 3.5 và biểu đồ 3.5, chúng ta có thể nói rằng: Mức độ biểu hiện kĩ năng cất dọn đồ chơi của trẻ ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm là tương đương nhau. Cụ thể: Mức độ cao của hai lớp đều không chênh lệch nhau quá nhiều, ở lớp thực nghiệm mức độ tốt là 20%, lớp đối chứng là 25%. Tuy nhiên, tỉ lệ này còn thấp. Trẻ ở lớp đối chứng mức độ trung bình là 35%, lớp thực nghiệm là 30%. Bên cạnh đó, số trẻ ở cả hai lớp chiếm tỉ lệ thấp là cao nhất, ở lớp đối chứng là 40% còn lớp thực nghiệm là 50%.

Với những con số trên có thể kết luận rằng mức độ biểu hiện kĩ năng cất dọn đồ chơi của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là chưa cao.

Trong quá trình quan sát, chúng tôi nhận thấy rằng trẻ có kĩ năng cất dọn đồ chơi nhưng còn chưa tự giác, ỉ nại bạn bè, cô giáo. Kết quả điều tra cũng cho thấy rằng có những trẻ rất hăng hái, tự giác thực hiện kĩ năng cất dọn đồ chơi mà không cần sự nhắc nhở như cháu: Hà Huyền Trang, Hà Hương Vân... Cháu Hà Thị Phương Uyên, Hà Văn Tình và một sô cháu khác sau khi chơi còn cần đến sự nhắc nhở các cháu mới thực hiện,khi thực hiện thì không nhiệt tình, tập trung.

* Kết luận khảo sát trước thực nghiệm:

Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng: Mức độ biểu hiện kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, kĩ năng sử dụng đũa, kĩ năng cất dọn đồ chơi của trẻ ở hai lớp thưc nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, không có sự chênh lệch quá lớn. Hầu hết trẻ có biểu hiện ở mức độ cao là quá thấp, mức độ trung bình là tương đối cao, biểu hiện kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, kĩ năng sử dụng đũa, kĩ năng cất dọn đồ chơi của trẻ chủ yếu tập trung ở mức độ thấp.

Chúng tôi quan sát thấy, cháu Hà Vân Anh, Phùng Tuấn Dương trước khi ăn không chịu rửa tay phải chờ cô giáo nhắc nhở các cháu mới chịu làm, một số cháu như: Hà Linh, Hà Minh Kỳ, Hà My...có thực hiện nhưng còn chưa tập trung nên chưa hiệu quả, kĩ năng sử dụng đũa đa số các cháu rất thích thú nhưng một số cháu còn chưa biết cách cầm đũa, cầm quá cao hoặc quá thấp nên còn khó sử dụng, trong khi vui chơi trẻ đều rất hứng thú nhưng đến khi cô giáo giao nhiệm vụ cất dọn đồ chơi thì một số trẻ còn ỉ nại và không chịu giúp đỡ bạn như cháu: Minh Hằng, Thu Huyền...

Do đó, đòi hỏi giáo viên cần có những biện pháp rèn luyện kĩ năng tự phục nói chung, kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, kĩ năng sử dụng đũa, kĩ năng cất dọn đồ chơi nói nói riêng nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú khi tham gia các hoạt động.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)