Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày (Trang 33 - 50)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.4. Kết quả điều tra

1.2.4.1. Nhận thức của giáo viên về việc rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày

Chúng tôi đã tiến hành điều tra 17 giáo viên của trường mầm Tất Thắng- Thanh Sơn. Chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

* Nhận thức về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng tự phục cho trẻ 4-5 tuổi

Bảng 1.1 Nhận thức về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng tự phục cho trẻ 4-5 tuổi

STT

Nhận thức về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi

Giáo viên Tỷ lệ (%)

1 Rất cần thiết 15 88

2 Cần thiết 2 12

3 Không cần thiết 0 0

Các giáo viên khi được hỏi ý kiến có giáo viên nhận thức đúng về mức độ cần thiết của việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi là rất cần thiết, và cần thiết. Qua bảng số liệu trên thấy có 15 giáo viên chiếm 88% cho rằng rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi là rất cần thiết, có 2 giáo viên chiếm 12% cho rằng rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi là cần thiết và không giáo viên nào cho rằng không cần thiết. Bởi vì hiện nay tình trạng trẻ 4-5 tuổi thiếu kĩ năng tự phục vụ ngày càng phổ biến, đặc biệt ở thành phố, vì trẻ được gia đình nuông chiều, có người giúp việc hoặc người nhà phục vụ tất cả nên trẻ ỷ lại hoặc không được thực hiện các hoạt động tự phục vụ. Chính vì vậy giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ.

* Nhận thức về mức độ thực hiện của việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4- 5 tuổi

Bảng 1.2. Nhận thức về mức độ thực hiện của việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4- 5 tuổi

Stt

Nhận thức về mức độ cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4- 5 tuổi

Giáo viên Tỷ lệ (%)

1 Thường xuyên 12 71

2 Thỉnh thoảng 5 29

Phần lớn các giáo viên chọn nên thường xuyên chú ý tới giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi. Khi được hỏi: “Theo cô rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi cần thực hiện thế nào?” có 12 giáo viên chiếm 71% cho rằng thường xuyên thực hiện, có 5 giáo viên chiếm 29% cho rằng thỉnh thoảng thực hiện giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi và không có giáo viên nào cho rằng không bao giờ thực hiện. Bên cạnh số đông các giáo viên chọn nên thường xuyên chú ý thực hiện giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi thì vẫn còn nhiều giáo viên chọn thỉnh thoảng thực hiện. Khi được hỏi về vấn đề này thì các giáo viên trả lời rằng: “Ở trường mầm non có rất nhiều hoạt động nên giáo dục kĩ năng tự phục vụ chỉ thỉnh thoảng thực hiện vì thời gian các cô còn tổ chức nhiều hoạt động khác cho trẻ, một ngày trẻ ở trường các cô giáo vô cùng bận rộn và vất vả vì vậy chỉ tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ như rửa mặt, rửa tay, đi vệ sinh còn các kĩ năng khác hầu như không thực hiện”. Bên cạnh số đông giáo viên nhận thức đúng về mức độ thường xuyên khi giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ, vẫn còn số ít giáo viên nhận thức chưa đầy đủ. Rèn luyện kĩ năng tự phục vụ không phải trong thời gian ngắn mà hình thành được kĩ năng mà cần thực hiện thường xuyên. Ở lứa tuổi 4-5 đặc điểm tâm lý của trẻ nhanh nhớ nhanh quên, muốn giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ cần thường xuyên cho trẻ luyện tập.

* Nhận xét của giáo viên về nội dung rèn kĩ năng tự phụ vụ cho trẻ 4-5 tuổi

Bảng 1.3 Nhận xét của giáo viên về nội dung rèn kĩ năng tự phụ vụ cho trẻ 4-5 tuổi

STT

Nhận thức về nội dung rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho

trẻ 4-5 tuổi

Số lượng Tỷ lệ (%) Trung bình (%) 1. Hoạt động vệ sinh cá nhân

1 Rửa mặt 17 100

3 Rửa tay 13 76 84,6% 4 Đi vệ sinh đúng nơi quay định 15 88

5 Lau miệng, xúc miệng 15 88

2. Hoạt động ăn uống

1 Xếp, cất ghế 15 88 89,2% 2 Cầm cốc uống nước 16 94 3 Tự xúc ăn 15 88 4 Sử dụng đũa 16 94 5 Tự lấy đồ ăn 14 82

3. Hoạt động vui chơi

1 Vệ sinh đồ chơi 11 65

76,2%

2 Lấy đồ chơi 13 76

3 Cất đồ chơi 15 88

4 Tự chơi 13 76

5 Phân loại đồ chơi 13 76

Qua bảng số liệu trên ta thấy, trung bình trung của 3 hoạt động chiếm tỉ lệ tương đương nhau, quan tâm nhất là hoạt động ăn uống chiếm tỉ lệ 89,2%, sau đó là hoạt động vệ sinh cá nhân 84,6% và cuối cùng là hoạt động vui chơi chiếm 76,2%. Cụ thể như sau:

Có 17 giáo viên chọn kĩ năng rửa mặt chiếm 100%, 12 giáo viên chọn kĩ năng chải tóc chiếm 71%, có 13 giáo viên chọn kĩ năng rửa tay, lấy đồ chơi, tự chơi, phân loại đồ chơi, chiếm 76%, có 16 giáo viên chọn kĩ năng tự cầm cốc uống nước, sử dụng đũa chiếm 94%, 15 giáo viên chọn kĩ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định, lau miệng xúc miệng, xếp cất ghế, tự xúc ăn, cất đồ chơi chiếm 88%. Điều này cho thấy nhận thức của giáo viên về nội dung các kĩ năng cần rèn luyện cho trẻ chưa đầy đủ, còn nhiều giáo viên chưa xác định được nội dung rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi. Ở trường mầm non hầu hết giáo viên chỉ giáo dục cho trẻ những kĩ năng như rửa mặt, đi vệ sinh, sử dụng đũa, khi trẻ có những kĩ năng này thì giảm đi vất vả cho giáo

viên, còn những kĩ năng tự phục vụ khác giáo viên tự làm cho trẻ cô cho rằng một lần cô lấy đồ dung đồ chơi cho trẻ sẽ được nhiều mà không bị rơi đồ, bị nhầm lẫn vì thế mà nhiều giáo viên còn làm hộ trẻ. Nhìn chung các giáo viên, đã có nhận thức nhất định về rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi, tuy nhiên giáo viên chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc, vì vậy cần có các biện pháp nâng cao nhận thức của giáo viên mầm non về giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi.

1.2.4.2. Nhận xét của giáo viên về mức độ tự giác của trẻ trong việc thực hiện các hoạt độnng tự phục vụ.

*Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục các hoạt động rèn kĩ năng tự phục vụ

Bảng 1.4 Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục các hoạt động rèn kĩ năng tự phục vụ

Stt Nội dung Thường

xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ GV % GV % GV %

1. Hoạt động vệ sinh cá nhân

1 Rửa mặt 15 88 2 12 0 0

2 Chải tóc 10 59 3 18 4 2

3 3 Rửa tay bằng xà phòng 11 65 2 12 4 2 3 4 Đi vệ sinh đúng nơi quy định 10 59 3 18 4 2 3

5 Lau miệng, xúc miệng 10 59 4 23 3 1

8

2. Hoạt động trong ăn uống

1 Xếp, cất ghế 15 88 1 6 1 6

3 Tự xúc ăn 13 76 2 12 2 1 2 4 Sử dụng đũa 13 76 2 12 2 1 2 5 Tự lấy đồ ăn 11 65 2 12 4 2 3

3. Hoạt động vui chơi

1 Cất đồ chơi 14 82 2 12 1 6

2 Lấy đồ chơi 15 88 1 6 1 6

3 Phân loại đồ chơi 11 65 1 6 2 1

2 4 Tự chơi 12 70 2 12 3 1 8 5 Vệ sinh đồ chơi 10 59 2 12 5 2 9 Trung bình (%) 72% 12,3% 14,4%

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể thấy được rằng, trung bình mức độ thực hiện các kĩ năng tự phục cho trẻ 4-5 tuổi: 72% giáo viên thường xuyên thực hiện các nội dung tự phục vụ cho trẻ chiếm tỉ lệ tương đối cao, 12,3% giáo viên thỉnh thoảng và có 14,4% là giáo viên không bao thực hiện những nội dung tự phục vụ này. Cụ thể như sau:

*. Hoạt động vệ sinh cá nhân:

Kĩ năng rửa mặt có 88% giáo viên thường xuyên thực hiện, 12% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện cho thấy còn một số giáo viên chưa thực sự quan tâm tới giáo dục kĩ năng rửa mặt cho trẻ.

Kĩ năng chải tóc 59% giáo viên thường xuyên thực hiện, 18% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện, 23% giáo viên không bao giờ thực hiện, khi được hỏi thì một số giáo viên cho rằng, cô chải tóc giúp trẻ nhanh và gọn gàng hơn trẻ, tiếng. Thấy rằng còn nhiều giáo viên chưa quan tâm rè luyện kĩ năng chải tóc

cho trẻ, còn làm hộ trẻ, điều này sẽ dẫn đến thói quen ỷ lại, không tự giác ở trẻ 4-5 tuối.

Kĩ năng đi vệ sinh đúng nơi qui định có 59% giáo viên thường xuyên thực hiện, 18% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện, 23% giáo viên không bao giờ thực hiện, giáo viên không thực hiện cho rằng, trẻ sẽ tự biết cách đi vệ sinh, các cô chỉ nhắc nhở khi trẻ đi vệ sinh chứ không rèn luyện.

Kĩ năng lau miệng, xúc miệng có 59% giáo viên thường xuyên thực hiện, 18% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện, 23% giáo viên không bao giờ thực hiện, số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm đến kĩ năng lau miệng, xúc miệng.

* Hoạt động trong ăn uống:

Kĩ năng xếp, cất ghế có 88% giáo viên thường xuyên thực hiện, 6% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện,6% giáo viên không bao giờ thực hiện, số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm đến kĩ năng xếp, cất ghế.

Kĩ năng cầm cốc uống nước có 82% giáo viên thường xuyên thực hiện, 12% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện, 6% giáo viên không bao giờ thực hiện, số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm đến rèn luyện kĩ năng cầm cốc uống nước cho trẻ.

Kĩ năng tự xúc ăn có 82% giáo viên thường xuyên thực hiện, 12% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện, 6% giáo viên không bao giờ thực hiện, số liệu cho thấy nhiều giáo viên quan tâm đến giáo dục kĩ năng sử dụng đũa, còn một số giáo viên chưa thực sự quan tâm.

Kĩ năng sử dụng đũa, có 76% giáo viên thường xuyên thực hiện, 12% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện, 12% giáo viên không bao giờ thực hiện, số liệu cho thấy còn một số giáo viên chưa quan tâm đến rèn luyện kĩ năng sử dụng đũa cho trẻ.

Kĩ năng tự lấy đồ ăn có 65% giáo viên thường xuyên thực hiện, 12% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện, 23% giáo viên không bao giờ thực hiện, số liệu cho thấy phần lớn giáo viên quan tâm đến kĩ năng tự lấy đồ ăn cho trẻ,

còn một số giáo viên do lý do chủ quan và khách quan vẫn chưa chú ý giáo dục kĩ năng này cho trẻ.

* Hoạt động vui chơi:

Kĩ năng cất đồ chơi có 82% giáo viên thường xuyên thực hiện, 12% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện, 6% giáo viên không bao giờ thực hiện, số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm đến giáo dục kĩ năng cất đồ chơi cho trẻ 4-5 tuổi.

Kĩ năng lấy lấy đồ chơi có 88% giáo viên thường xuyên thực hiện, 6% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện, 6% giáo viên không bao giờ thực hiện, số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm rèn luyện kĩ năng lấy đồ chơi cho trẻ 4-5 tuổi.

Kĩ năng tự chơi có 70% giáo viên thường xuyên thực hiện, 12% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện, 18% giáo viên không bao giờ thực hiện, số liệu cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm đến kĩ năng tự chơi cho trẻ.

Kĩ năng vệ sinh đồ chơi có 59% giáo viên thường xuyên thực hiện, 12% giáo viên thỉnh thoảng thực hiện, 29% giáo viên không bao giờ thực hiện, cho thấy còn nhiều giáo viên chưa quan tâm đến kĩ năng vệ sinh đồ chơi cho trẻ 4- 5 tuổi.

Nhìn chung giáo viên chỉ quan tâm giáo dục cho trẻ kĩ năng như xúc ăn, đi vệ sinh đúng nơi quy định, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng…vì các kĩ năng này diễn ra trong quá trình cho trẻ tham gia vào các hoạt động cụ thể, chứ không có hoạt động triển khai nội dung kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi. Vì thế chúng tôi cần phải đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4- 5 tuổi cho trẻ mầm non đề các kĩ năng này trở thành thói quen hàng ngày cho trẻ.

* Nhận thức của giáo viên về các hình thức tổ chức các hoạt động rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4- 5 tuổi.

Bảng 1.5. Nhận thức của giáo viên về các hình thức tổ chức các hoạt động rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4- 5 tuổi

Stt Hình thức tổ chức Thường xuyên Thỉnh thoảng Không GV % GV % GV % 1. Theo hoạt động 1.1 Tổ chức các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày

13 76 2 12 2 12

1.2 Tổ chức hoạt động tiết học 12 71 3 17 2 12 1.3 Tổ chức ngày lễ, hội 10 59 3 17 4 24 1.4 Tổ chức hoạt động vui chơi 15 88 2 12 0 0

2. Theo vị trí không gian

2.1 Tổ chức hoạt động ngoài trời 12 71 3 17 2 12

3. Theo số lượng trẻ

3.1 Tổ chức hoạt động cá nhân 14 82 2 12 1 6 3.2 Tổ chức hoạt động theo nhóm 12 71 2 12 3 17 3.3 Tổ chức hoạt động cả lớp 12 71 3 17 2 12

Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy mức độ sử dụng hình thức giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi như sau:

* Phân theo hoạt động:

Tổ chức các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày mức độ thường xuyên có 76% giáo viên thực hiện, 12% thỉnh thoảng thực hiện và 12% không bao giờ sử dụng. Tổ chức hoạt động có 71% giáo viên thực hiện, 17% thỉnh thoảng thực hiện và 12% không bao giờ sử dụng. Tổ chức hoạt động vui chơi có 59% giáo viên thực hiện,17% thỉnh thoảng thực hiện và 24% không bao giờ sử dụng. Qua đây thấy rằng phần lớn giáo viên thường xuyên chọn hình

phục vụ cho trẻ, tổ chức hoạt tiết học, hoạt động vui chơi để giáo dục, một số giáo viên chọn thỉnh thoảng sử dụng và số ít giáo viên không bao giờ sử dụng các hình thức này.

* Phân theo vị trí không gian:

Hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời có 71% giáo viện chọn thường xuyên, 17% chọn thỉnh thoảng, 12% chọn không bao giờ. Điều này cho thấy các giáo viên đa số chọnhoạt động ngoài trời để nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.

* Phân theo số lượng trẻ:

Thì hình thức tổ chức hoạt động cá nhân 82% giáo viên chọn mức thường xuyên, hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm, hình thức tổ chức hoạt động cả lớp có 12% giáo viên chọn mức thường xuyên, mức độ thỉnh thoảng và không bao giờ thì có số ít giáo viên chọn. Hầu hết giáo viên lựa chọn cả ba hình thức này để giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ.

1.2.4.3. Mức độ và biểu hiện kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non

Tiêu chí đánh giá kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi:

Quá trình hình thành kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi bị chi phối bơi các yếu tố như: Bản thân trẻ, mẫu hoạt động tự phục vụ của người lớn, môi trường hoạt động...Do vậy chúng tôi xây dựng tiêu chí và thang đánh giá kĩ năng tư phục vụ của trẻ như sau:

Tiêu chí 1:Tính chính xác (3 điểm)

Mức độ cao: Trẻ thực hiện các hành động tự phục vụ đúng qui trình và đúng kĩ thuật.

Mức độ trung bình: Trẻ thực hiện các hành động tự phục vụ đúng qui

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày (Trang 33 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)