.Qu ản lý hoạt động dự trữ

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng phát triển logistics của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 32 - 33)

Quản lý kho hàng (quản lý dự trữ hàng) là một bộ phận của hoạt động logistics nhằm quản lý việc dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm và hàng hóa trong sản xuất và lưu thông.

Mục đích của hoạt động quản lý vật tư, nguyên vật liệu là đảm bảo cho sản xuất lưu thông được diễn ra liên tục và hiệu quả, cân đối cung cầu và đề phòng rủi ro, bất trắc. Các công việc liên quan đến quản lý kho hàng trong hoạt động logistics bao gồm: Thiết lập mạng lưới kho và chọn vị trí kho hàng (sốlượng, quy mô); thiết kế và lắp đặt các thiết bị kho hàng; tổ chức việc xuất nhập, lưu kho, bảo quản hàng

hóa; thực hiện các công việc sổ sách, thống kê liên quan đến nghiệp vụ kho hàng... Nhờ có dự trữ mà chuỗi logistics mới có thể hoạt động liên tục nhịp nhàng và có hiệu quảđược.

Các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống logistics: - Dự trữ nguyên vật liệu

- Dự trữ bán thành phẩm

- Dự trữ sản phẩm trong khâu sản xuất - Dự trữ sản phẩm trong lưu thông

Dự trữ là tất yếu khách quan, nó là kết quả của quá trình tái sản xuất xã hội. Nhờ có dự trữ mà cuộc sống nói chung, hoạt động logistics nói riêng, mới có thể

diễn ra liên tục, nhịp nhàng. Tuy nhiên phải biết lên kế hoạch dự trữ thế nào cho vừa, phù hợp với từng thời điểm nhằm tránh tình trạng tồn đọng vốn. Quản trị dự

trữtrong logistics đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng về chi phí dự trữ logistics, nhất là kiến thức về tổng chi phí logistics để có thể đưa ra những quyết định về thiết kế

hệ thống logistics, các dịch vụ khách hàng, sốlượng và dịch vụ các kênh phân phối, mức dự trữ, hình thức dự trữ, cách thức vận tải...

Tóm lại, hoạt động dự trữcó tác động trực tiếp tới nhiều hoạt động của chuỗi logistics. Nếu cần có sựcân đối chi phí dự trữ và các khoản chi phí logistics khác. Hoạt động dự trữ là khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống logistics. Cần sử dụng tốt và phối hợp chặt chẽ các kỹ thuật: phân tích dự báo, mô hình dự trữ, hệ thống giải quyết đơn hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng phát triển logistics của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)