3.1.Sựquan tâm, định hƣớng phát triển của Chính phủ Nhật.
* Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có quy hoạch
Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra chính sách phát triển đúng đắn cho nền kinh tế. Ngay từ những năm 50-60 của thế kỷ XX, cùng với chính sách khuyến khích ngoại
thương, cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, chính phủ
Nhật đã tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, khuyến khích ngành công nghiệp
đóng tàu phát triển. Bộ Thương mại Nhật Bản đã nhận ra rằng để phát triển ngành công nghiệp nặng phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế, thì phải cắt giảm tối đa
những chi phí dư thừa mà tiêu biểu là chi phí vận chuyển. Việc cắt giảm này được thực hiện thông qua việc hiện đại hóa các cảng bốc dỡ, phát triển vận chuyển bằng tàu với khối lượng lớn. Trong những năm đó, chính phủ Nhật đã tiến hành một kế
hoạch đồ sộ nhằm "nạo vét các cảng, xây dựng các cảng mới, xây dựng các nhà máy tại các trung tâm bốc dỡ".
Để có được hệ thống cảng, sân bay cũng như các trung tâm kho vận hiện đại,
được bố trí một cách phù hợp cho sự phát triển, thì công việc quy hoạch, lập kế
hoạch của các bộ ngành kết hợp với chính quyền địa phương một thành tựu rất đáng
nể của chính phủcũng như chính quyền địa phương Nhật Bản. Khi có một kế hoạch mới đưa ra, các bộ ngành, và các địa phương sẽ bàn bạc, thảo luận nhằm đưa ra
những biện pháp tối ưu, quan tâm tới sự phát triển tổng thể của toàn bộ nền kinh tế
và chỉ khi có sựđồng ý chấp thuận của tất cả mọi người thì quá trình xây dựng sẽ được diễn ra.
Muốn có cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, phù hợp, cần có một sự quy hoạch dài hạn tổng thể, cung như là sự đầu tư vốn rất lớn của nhà nước. Đối với những công trình trọng điểm của quốc gia, chính phủ Nhật chỉ đạo cho các nhà đầu tư xây
dựng được thầu với giá rẻ, yêu cầu các ngân hàng cung cấp vốn vay với lãi xuất thấp, thậm chí là không lấy lãi, thêm vào đó là nguồn vốn của các địa phương để
góp phần vào việc xây dựng. Ví dụ: để xây dựng trung tâm logistics Hoping Island- lớn nhất và toàn diện nhất hiện nay - đã dùng đến 57,2 tỷ Yên Nhật cho việc xây dựng. Trong đó, 70% số vốn là từ nguồn tài chính của trung ương, 20% là của địa
phương Tokyo, và 10% là của doanh nghiệp.
* Mở cửa thịtrường logistics một cách hợp lý
Một trong những thành công của ngành logistics của Nhật Bản chính là do
chính sách điều tiết của Chính phủ. Mặc dù sau khi gia nhập GATT vào năm 1954 nhưng 30 năm sau chính phủ Nhật Bản mới có những động thái chính thức mở cửa cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nước ngoài tham gia vào thị trường. Bằng việc đánh giá năng lực của từng ngành sản xuất trong nước MITI đã
xây dựng đề án mở cửa nền kinh tế từng phần, xác định rõ ngành kinh tế nào mà các doanh nghiệp trong nước có thể phát triển chiếm lĩnh thị trường, tạo điều kiện cho ngành kinh tế ấy phát triển, chỉ đến khi ngành sản xuất trong nước có khả năng
chiếm lĩnh thị trường và không bị đối thủnước ngoài đè bẹp thì chính phủ mới mở
cửa ngành đó. Chính phủ Nhật có chính sách bảo hộ cho các doanh nghiệp lớn trước
nguy cơ phá sản..., khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các cartel để có thể
phát triển vững mạnh, cạnh tranh với công ty nước ngoài. (Bùi Xuân Lưu, Trần Quang Minh, 2001, Chính sách Ngoại thương Nhật Bản thời kỳ tăng trưởng cao và toàn cầu hóa kinh tế, Nhà xuất bản Giáo dục, 110 trang).
* Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, chỉ đạo định hướng phát triển trong từng giai
Chính phủ Nhật đã hoàn chỉnh hệ thống luật từ rất sớm, đồng thời nhanh chóng sửa đổi ban hành luật cho phù hợp quy tắc của thế giới. Đểđáp ứng với tình hình kinh tế thay đổi, dân số ngày càng già, chính phủ Nhật Bản đã ban hành, cải cách một loạt hệ thống luật để phù hợp với tình hình đất nước và trên thế giới. Luật Hải quan được sửa đổi năm 2007 cho phù hợp với những quy định AEO của Châu
Âu, quy định giảm tuổi thọ của các phương tiện giao thông vận tải, ...
Chính phủ cũng lên kế hoạch chỉ đạo cụ thể định hướng phát triển ngành logistics trong từng giai đoạn cụ thể. Như đưa ra các yêu cầu phát triển ngành
logistics trong giai đoạn 2005-2010.(như đã phân tích ở phần I.4)
Đối với từng chính sách của ngành logistics, chính phủ Nhật thường đưa ra
mục tiêu phát triển, lên kế hoạch bằng sự tham gia của các cấp ngành liên quan, chỉ đạo nội dung thực hiện, trong quá trình thực hiện sẽ theo dõi sát sao, đánh giá hiệu quả. Những nội dung nào chưa làm được sẽ phải làm lại đến khi đạt được mục tiêu thì thôi. (Phụ lục 3: Tổng quan vềđềcương chính sách phân phối toàn diện).
3.2.Về phía các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Nhật Bản
Các doanh nghiệp kinh doanh của Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới về cách thức làm ăn chuyên nghiệp và giữ vững uy tín. Đây là đặc điểm cốt lõi dân đến thành công của nền kinh tế Nhật. Các doanh nghiệp logistics Nhật Bản có những
điều kiện thuận lợi để phát triển:
● Có nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, trung thành với công ty, trình độ
cao, có khảnăng ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất.
● Đoàn kết giữa các doanh nghiệp trong cung ứng dịch vụ trong cùng nghiệp
đoàn, liên kết hợp tác cùng nhau phát triển.
● Có nguồn lực tài chính lớn đểđầu tư công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện
đại vào hoạt động cung ứng.
● Tuân thủ theo sự chỉ đạo chặt chẽ của chính phủ, các hiệp hội liên quan. Tăng cường nghiên cứu, sáng tạo cải thiện chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, giá thành nhằm cung cấp những dịch vụ tốt nhất, thỏa mãn mọi nhu cầu dù là nhỏ nhất của khách hàng.
Các công ty logistics Nhật Bản được sự chỉ đạo cụ thể của các hiệp hội ngành nghề liên quan, trong việc: Tổ chức các khóa học đào tạo về logistics, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đưa ra các giải pháp phát triển logistics, cung cấp thông tin kịp thời, cụ thể cho các doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp nghiên cứu cụ thể chi tiết nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tìm ra những giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh nhưng vẫn bảo vệ môi trường...Đó là các tổ
chức như: Viện hệ thống logistics Nhật Bản- Japan Institute of Logistics System- JILS, Hiệp hội Vận tải Nhật Bản (JTA), Hiệp hội logistics xanh (green logistics)...
Các hiệp hội đã đưa ra các hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh. Ví dụnhư: để cải thiện lộ trình vận chuyển hàng hóa JILS đã đưa ra các chỉ dẫn cụ thể: Để tiết kiệm sốlượng xe vận chuyển thì có thểthay đổi lộ trình thu lượm hàng hóa bằng một xe có tải trọng lớn (như tranh 1, 2 dưới đây), tiết kiệm khoảng trống trong các kệ hàng bằng cách thay đổi khung kệ (tranh 3)cải thiện xe đẩy hàng trong kho để tiết kiệm khoảng trống và giảm số lượng xe đẩy
(tranh 4) hay đơn giản như thay đổi lộ trình qua các kệ hàng trong kho để giảm số
lần di chuyển (tranh 5).
Tranh 1: Nguồn: JILS, 2007
Tranh 3: Nguồn: JILS, 2007
Tranh 5: Nguồn: JILS, 2007
Qua tìm hiểu sự phát triển cũng như