.Dịch vụ vận tải

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng phát triển logistics của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 33 - 35)

Quản lý vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt động logistics, bởi vì kết quả của quá trình vận chuyển và phân phối hàng hóa ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quản lý vận tải và phân phối hàng hóa nhằm quản lý công tác vận chuyển và phân phối hàng hóa đúng thời hạn, an toàn đảm bảo

đủ khối lượng và chất lượng.

Các công việc liên quan đến quản lý vận tải trong hoạt động kinh doanh logistics: Chọn người vận chuyển (tự vận chuyển hay thuê); chọn tuyến đường,

phương thức vận tải, phương tiện vận tải; kiểm soát quá trình vận chuyển; công việc giao nhận và bốc xếp; xửlý trường hợp hư hỏng mất mát hàng.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thường là người kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa không có tàu (Non-Vessel-Owning Common Carriers - NVOCC), hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức. Họ tiến hành các hoạt

động vận chuyển nguyên vật liệu từnơi cung ứng cho tới nơi sản xuất, vận chuyển từnơi sản xuất cho tới nơi tiêu dùng có thể bằng phương tiện của chính mình hay do họ thuê mướn, hay trên cơ sở một hợp đồng phụ (sub-contract) mà họ thay mặt cho chủ hàng ký kết với người vận chuyển. Khi thực hiện công việc vận chuyển,

người kinh doanh dịch vụlogistics đóng vai trò là người được ủy thác của chủ hàng,

điều này có nghĩa là người kinh doanh dịch vụ logistics sẽ thay mặt khách hàng

đứng ra ký các hợp đồng về vận chuyển hàng hóa trên danh nghĩa của chính mìnhvà chịu trách nhiệm toàn bộ trước khách hàng về mọi vấn đề phát sinh trong quá trình chuyên chở hàng hóa. Dù có là người vận chuyển trực tiếp (tự mình tổ chức vận chuyển bằng chính phương tiện của mình hoặc phương tiện do mình thuê mướn)

hay là người vận chuyển gián tiếp (thực hiện nghĩa vụ vận chuyển đã cam kết với khách hàng bằng cách ký hợp đồng phụ với người kinh doanh dịch vụ vận tải khác)

thì người kinh doanh dịch vụ logistics vẫn phải chịu trách nhiệm trước khách hàng

đối với toàn bộ mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa, xảy ra trong toàn bộ quá trình vận chuyển.

Người kinh doanh dịch vụ logistics phải giải quyết các vấn đề này bằng những

phương pháp và kinh nghiệm cần thiết. Khi lựa chọn phương thức vận tải thường sử

dụng kết hợp một số tiêu chí quan trọng: -Chi phí vận tải

-Tốc độ vận chuyển -Tính linh hoạt

-Khối lượng/trọng lượng giới hạn -Khảnăng tiếp cận

Tất cả dịch vụ logistics đều nhằm mục đích thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu của khách hàng (người sản xuất và người tiêu dùng). Trong dây chuyền cung ứng

gồm nhiều khâu, mắt xích của các khâu có các dịch vụ: giao nhận, xếp dỡ, kho bãi...Nếu để hàng hóa phải tồn kho nhiếu hoặc lưu kho quá lâu sẽ gây thiệt hại cho hãng sản xuất, do đó cần phải giải quyết khâu này bằng những biện pháp khác nhau:

- Xác lập kênh phân phối, chọn thịtrường tiêu thụ

- Chọn vị trí kho hàng

- Thiết lập các trung tâm phân phối, trung tâm logistics -Quản lý quá trình vận chuyển...

Có một số hãng đã đạt được quy trình sản xuất "không lưu kho" đối với một số mặt hàng nhất định, và có được lợi nhuận cao.

Cùng với những hoạt động logistics khác, vận tải cũng đóng góp một phần giá trị gia tăng cho sản phẩm và dịch vụ. Trước hết giải quyết được vấn đề là đưa sản phẩm tới đúng nơi người tiêu dùng yêu cầu tức là giá trị hàng hóa đã được tăng

thêm. Kế nữa đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian. Việc chọn đúng phương tiện và phối hợp các hình thức vận tải khác nhau chỉ với mục đích cuối cùng sao cho vận chuyển càng nhanh hàng hóa tới tay người tiêu dùng càng tốt. Như vậy giá trị gia

tăng trong khâu vận tải chính là việc khách hàng được hưởng dịch vụ hoặc sản phẩm đúng nơi, đúng lúc.

Để chuyên chở hàng hóa, người cung cấp dịch vụ logistics có thể chọn một hoặc nhiều phương thức vận tải sau: đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt,

đường hàng không.

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng phát triển logistics của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)