Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thành lê xã phấn mễ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 30)

Phần 2 TỔNG QUAN

2.2. Cơ sở thực tiễn

*Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

Khu vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay có gần 11 triệu hộ nông dân, chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, giá trị sản xuất thấp và có nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong số đó có số hộ nông dân tổ chức phát triển sản xuất với quy mô lớn hơn theo hướng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ và mang lại giá trị kinh tế cao, ít rủi ro hơn. Đây chính là các hộ gia đình, cá nhân phát triển theo hướng kinh tế trang trại. Trong thực tiễn sản xuất, các mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả, đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp của đất nước. Do đó Đảng và Nhà nước có chủ trương khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế trang trại trong trong thời gian tới.

Theo báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước hiện có khoảng 29.500 trang trại. Trong đó, có 8.800 trang trại trồng trọt (chiếm 29,83%), 10.974 trang trại chăn nuôi (chiếm 37,20%), 430 trang trại lâm nghiệp (chiếm 1,46%), 5.268 trang trại thủy sản (chiếm 17,86%) và 4.028 trang trại tổng hợp (chiếm 13,66%). Số lượng trang trại đã tăng 9.433 trang trại so với năm 2011. Tuy nhiên các địa phương mới chỉ cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho 6.247 trang trại[5].

Các trang trại phân bố nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (6.911 trang trại, chiếm 30%) chủ yếu sản xuất thủy sản và trái cây; Đông Nam Bộ (6.115 trang trại, chiếm 21%) chủ yếu là chăn nuôi; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (5.693 trang trại, chiếm 20%) chủ yếu kinh doanh tổng hợp; Đồng bằng Sông Hồng (5.775 trang trại, chiếm 19,5%) chủ yếu là chăn nuôi; Trung du và miền núi phía Bắc (2.063 trang trại, chiếm 7%) chủ yếu là chăn nuôi và lâm nghiệp[5].

Quy mô diện tích đất bình quân của các trang trại hiện nay về trồng trọt là 12 ha/trang trại; chăn nuôi là 2 ha/trang trại; tổng hợp là 8 ha/trang trại; lâm nghiệp là 33 ha/trang trại; thủy sản là 6 ha/trang trại. Trong quá trình tổ chức sản xuất cho thấy một số trang trại thực hiện tích tụ ruộng đất nên quy mô diện tích lớn, đặc biệt có trang trại có tới trên 100 ha. Nhiều trang trại đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như sản xuất an toàn, sản xuất sạch, công nghệ cao, nên tạo ra năng suất và chất lượng cao và hiệu quả kinh tế. Theo báo cáo của các địa phương, thu nhập bình quân của trang trại đạt 02 tỷ đồng/năm, đã tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở địa phương, mỗi trang trại bình quân giải quyết được khoảng 8 lao động, có nhiều trang trại thu hút được hàng trăm lao động[5].

Có thể khẳng định kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp do đó cần có chính sách phát triển.

* Một số tồn tại, hạn chế

- Về quy mô và số lượng: Số lượng trang trại hiện nay tăng chậm và phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc là nơi có diện tích đất đai rộng nhưng số lượng trang trại ít, trong khi đó khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ lại tập trung nhiều trang trại thì quy mô diện tích lại thấp, việc phân bố này cũng không đồng đều ở các vùng và các lĩnh vực[5].

- Về giá trị sản xuất: Mặc dù giá trị sản xuất hàng hóa bình quân một trang trại tương đối lớn (trung bình 02 tỷ đồng/trang trại) nhưng số có thu nhập cao chỉ tập trung ở một số loại hình trang trại chăn nuôi, thủy sản còn các loại hình trang trại trồng trọt, lâm nghiệp, kinh doanh tổng hợp giá trị sản xuất thấp, do chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm bán ra chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươi sống, chưa qua chế biến nên giá bán thấp, sức cạnh tranh

yếu, nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên sản xuất thụ động[5].

- Về khoa học công nghệ: Số lượng trang trại ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến bảo quản còn hạn chế mới chỉ tập trung ở một số lĩnh vực và khu vực nhất định[5].

- Sản xuất của các trang trại chưa thật sự bền vững: phần lớn chất lượng sản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ. Ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải không được xử lý. Quy mô sản xuất càng lớn nguy cơ ô nhiễm càng tăng, nhất là đối với các trang trại chăn nuôi và thủy sản[5].

- Trình độ quản lý và sản xuất của các chủ trang trại: Chủ trang trại chủ yếu là nông dân, không được đào tạo chuyên môn về quản lý, kỹ thuật nên khả năng quản lý sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thực tế. Lực lượng lao động của các trang trại chưa được đào tạo nghề cơ bản lao động chưa được đào tạo nghề, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn[5].

- Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp: Chưa được trú trọng do trang trại chủ yếu quy mô nhỏ, dẫn đến sử dụng nhiều lao động, hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thành lê xã phấn mễ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)