Hiệu quả kinh tế của trangtrại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thành lê xã phấn mễ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 64)

STT Chỉ tiêu Kí hiệu Một lứa

( đồng) Một năm(2 lứa) ( đồng) I Giá trị sản xuất GO 637.450.000 1.274.900.000 II Tổng chi phí TC 498.775.000 997.550.000 1 Chi phí sản xuất IC 490.120.000 980.240.000 2 Khấu hao KH 5.000.000 10.000.000 3 Chi phí phân bổ K 3.655.000 7.310.000

III Giá trị gia tăng VA 147.330.000 294.660.000

IV Lợi nhuận Pr 138.675.000 277.350.000

V Chỉ tiêu HQKT

1 GO/IC Lần 1,3 -

2 VA/IC Lần 0,3 -

3 VA/GO Lần 0,2 -

Về tổng giá trị sản xuất (GO): Trang trại có tổng giá trị sản xuất trong một lứa là 637.450.000 (đồng). Như vậy, qua số liệu tính toán ta có thể thấy được mức độ cũng như tầm quan trọng của trang trại chăn nuôi trên địa bàn.

Về tổng chi phí (TC): Theo số liệu điều tra thì chi phí trung gian trang trại phải chi trả là (chi phí sản xuất, lao động, khấu hao, chi phí phân bổ) vào khoảng 498.775.000 (đồng/lứa). Nhìn chung, chi phí mà trang trại bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là khá cao.

Về giá trị gia tăng (VA): Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả kinh tế về hoạt động kinh doanh của trang trại. Theo như tính toán thì mỗi lứa trang trại sản xuất được 147.330.000 (đồng). Sau khi trừ đi tất cả các chi phí thì mỗi lứa trang trại đạt lợi nhuận là 138.675.000(đồng). Đây thực sự là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy nền nông nghiệp tự túc sang sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, đóng vai trò to lớn trong cuộc CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:

+ GO/IC = 1,3 đơn vị: Cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì trang trại thu được 1,3 đơn vị giá trị sản xuất

+ VA/IC = 0,3 đơn vị: Cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì trang trại thu được 0,3 đơn vị giá trị gia tăng

+ VA/GO = 0,2 đơn vị: Trong một đơn vị giá trị sản xuất ta thu được 0,2 đơn vị giá trị gia tăng

3.2.2.5. Đầu vào đầu ra của trang trại

Để đảm bảo cho quá trình chăn nuôi và quá trình tiêu thụ gà không bị gián đoạn trang trại đã thiết lập được mối quan hệ về đầu vào và đầu ra cụ thể như sau:

* Đầu vào

- Nhập gà giống: Hiện nay trang trại đang sử dụng gà giống của TTNCGCN Thụy Phương. Ngoài ra còn có một số Công ty cung cấp gà giống

mà trang trại có thể gọi để lấy như công ty gà giống Jap Pha, công ty gà giống DABACO và công ty giống gà Hòa Phát.

- Thức ăn: Hiện nay trang trại đang sử dụng thức ăn chăn nuôi của công ty cổ phần TACN Việt Nhật. Ngoài ra còn có một số công ty cung cấp thức ăn mà trang trại có thể gọi như công ty cám Đ-Hớt, công ty cám Ngôi Sao Hy Vọng.

- Thuốc thú y: Có các đại lý thuốc thú y mà trang trại hay mua như Lợi Nguyệt, Huệ Khương, Lộc Khuê… trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Các công cụ dụng cụ, vật tư phục vụ cho quá trình chăn nuôi khác trang trại tìm mua ở cơ sở bán vật tư, dụng cụ chăn nuôi trên địa bàn huyện, tỉnh Thái Nguyên

* Đầu ra

- Hiện nay đầu ra của trang trại vẫn chưa có chỗ tiêu thụ ổn định còn phụ thuộc nhiều vào thương lái và sự biến động giá cả trên thị trường. Trang trại được một số thương lái từ Hà Nội lên thu mua với mức giá cả theo thị trường cụ thể như: Chị Ngân (0984 930 137), anh Bính (01644 326 432), anh Khang (0982 598 571) và anh Hùng (01639 568 8890). Ngoài ra trang trại còn tiêu thụ một lượng gà ra các chợ ở quanh địa bàn sinh sống.

3.2.2.6. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của trang trại * Thuận lợi của trang trại

- Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, tích lũy được nhiều kinh nghiệm chăn nuôi và nắm rất chắc về vấn đề kỹ thuật chăn nuôi gà thịt.

- Trang trại đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi như: máng nước tự động, đệm lót sinh học… chăn thuôi theo đúng kỹ thuật, chủng vaccine theo đúng lịch.

- Sản phẩm gà thịt của trang trại có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

- Gia đình được các công ty, doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, tổ chức tín dụng tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển chăn nuôi.

- Gia đình chủ động được đầu vào như con giống, thuốc thú y và các vật dụng phục vụ cho chăn nuôi…

* Khó khăn của trang trại

Vị trí của trang trại nằm gần đường giao thông vì vậy áp lực bệnh tật của trang trại là vô cùng cao.

- Việc chăn nuôi trong thời gian dài các chất thải ít nhiều cũng gây ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, các chất thải tàn dư từ lứa trước sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến lứa sau gây tăng chi phí cho người chăn nuôi. Ngoài ra việc chăn nuôi gà thường xuyên phải tiếp xúc thuốc thú y, phân gà và không khí trong trại bị bụi bặm… Điều này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người nuôi gà.

- Thiếu sự liên kết giữ các trang trại cùng chăn nuôi gà với nhau. - Luôn có các áp lực bệnh tật ở các lứa gà làm tăng chi phí.

- Chưa có đầu ra ổn định, giá cả thị trường không ổn định nên còn phụ thuộc vào sức tiêu thụ thương lái.

* Xác định những cơ hội

- Nguồn lao động trong khu vực dồi dào cho hoạt động của trang trại. - Thị trường cung cấp con giống, thức ăn và thuốc thú y có nhiều công ty khác nhau cạnh tranh, người nuôi gà có thể lựa chọn con giống và sản phẩm phù hợp cũng như chất lượng.

- Được hưởng lợi từ các chương trình chăm sóc khách hàng cũng như quảng bá sản phẩm từ các công ty thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và công ty giống qua việc được tham gia các trương trình như thăm quan, hội thảo trao đổi các vấn đề trong chăn nuôi giữa trang trại và doanh nghiệp.

- Được hưởng lợi từ các chính sách của nhà nước trong việc phát triển trang trại.

* Những thách thức

- Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển của trang trại, có quá ít các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cũng như các vấn đề có liên quan đến phát triển trang trại, công tác thú y chưa thực sự hiệu quả.

- Người nuôi gà chưa có bạn đồng hành và tin tưởng, chưa được chính quyền thực sự quan tâm, các công ty thì chủ yếu quan tâm đến lợi ích của mình.

- Giá cả thị trường không ổn định, đôi lúc tồn tại nghịch lý giá gà thịt giảm tuy nhiên giá thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi không giảm.

- Trên thị trường hiện nay tràn lan các loại thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi không đạt chất lượng, tiêu chuẩn nếu không có nhiều kinh nghiệm sẽ rất dễ mua phải hàng kém chất lượng gây thiệt hại về kinh tế.

- Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình hội nhập với các nền kinh tế khác trên thế giới việc ký kết các hiệp định kinh tế như WTO, TPP, AFTA. Sản phẩm gà thịt phải cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng nông sản, hàng hóa thay thế của các nước thành viên.

3.2.3. Những bài học kinh nghiệp rút ra từ thực tế

3.2.3.1. Kinh nghiệm rút ra từ thực tế cho bản thân

-Học hỏi được kinh nghiệm chăn nuôi gà thịt của trang trại. -Biết cách xây dựng chuồng trại sao cho hợp lý nhất.

-Nắm được một số bệnh cơ bản có thể xảy ra trên gà và cách phòng chống bệnh cho gà ở từng giai đoạn.

-Biết cách chăm sóc gà ở từng giai đoạn sao cho gà có thể lớn nhanh nhất, tiêu tốn thức ăn ít nhất, phòng chống những loại bệnh có thể xảy ra trên gà.

-Có thể hoạch toán kinh tế tất cả chi phí phát sinh để có thể chăn nuôi gà

3.2.3.2. Những điều kiện cần có đểphát triển trang trại

- Đất đai là nguồn lực không thể thiếu trong phát triển trang trại.

- Nguồn lực về con người, lao động. - Nguồn lực về vốn.

3.2.3.3. Yêu cầu cần có của một chủ trang trại

Một chủ trang trại chăn nuôi gà thịt cần phải biết điều hành một cách nhuần nhuyễn 5 yếu tố sau đây:

+ Sử dụng đồng vốn. + Sử dụng lao động. + Sử dụng thiết bị.

+ Nắm bắt nhu cầu thị trường. + Có năng lực quản lý khoa học.

Muốn hội tụ được 5 yếu tố trên, cần có 8 điều kiện sau đây:

+ Phải có khát vọng làm giàu từ trang trại của mình. + Nắm vững kiến thức chuyên môn.

+ Phải biết quảng bá sản phẩm và thu hút khách hàng. + Phải có kế hoạch sản xuất, kiểm tra công việc.

+ Đầu tư thích đáng và phù hợp những thiết bị phục vụ cho chăn nuôi để nâng cao chất lượng sản phẩm.

+ Luôn quan tâm đến nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. + Chủ trang trại không bao giờ quên các đối tác và đối thủ của mình. + Tạo sự nhiệt tình làm ăn giữa chủ trang trại và mọi người cùng làmviệc.

3.2.3.4. Kỹ thuật cần chú ý nắm vững khi phát triển trang trại

Có kỹ năng tổ chức và quản lý.

Nhạy bén nắm bắt được mọi thông tin cần thiết.

Nắm được các kỹ thuật trong chăn nuôi (chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh).

3.2.3.5. Quản lý tài chính, lao động

Trong quản lý tài chính cần phải:

Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn. Quản lý vốn của trang trại.

Có tiêu chí đánh giá công việc rõ ràng.

Lựa trọn đúng người phân công việc hợp lý cho từng đối tượng.

3.2.3.6. Định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

a, Đầu vào

Giá gà giống:

Do truyền thống và văn hóa của người Việt Nam ta thường tổ chức các lễ hội… theo âm lịch. Vậy nên việc nhập gà giống cũng tính theo âm lịch để sau bán gà thịt được giá cao nhất. Sau đây là những giai đoạn có giá gà giống thấp nhất là khoảng từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3; từ 20 tháng 6 đến cuối tháng 7 và từ 25 tháng 11 đến cuối tháng 12.

- Giá thức ăn chăn nuôi và giá thuốc thú y:

Đây là 2 loại mặt hàng có giá cả khá phức tạp và chưa thực sự ổn định vì vậy cần người chăn nuôi phải có kiến thức và tìm hiểu thông tin thị trường tốt để có thể nắm bắt giá cả của các hãng thuốc, hãng thức ăn từ đó đưa ra các lựa chọn sáng suốt nhất.

b, Đầu ra

-Theo mùa vụ:

Gà thịt thường bán chạy và có giá cao vào những dịp lễ, Tết… Cho nên, người nuôi cần nhập đàn sao cho bán trúng vào những dịp này, cụ thể là:

+Lứa 1: Nhập vào tháng 12 âm lịch, bán tháng 3 + Lứa 2: Nhập gà giữa tháng 3, bán tháng 7 âm lịch + Lứa 3: Nhập gà tháng 7, bán tháng 11 âm lịch. -Theo nhu cầu của thị trường trong thời gian tới:

Thịt gà một món ăn truyền thống của người Việt Nam và đặc biệt không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết vv…Vì vậy, chăn nuôi gà thịt vẫn có khả năng phát triển được trong tương lai.

Tiếp tục duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ và tạo mối quan hệ với các đối tượng khách hàng tiềm năng.

-Thị trường theo khu vực địa lý:

Hiện tại việc tiêu thụ gà thịt phải cạnh tranh với các vùng nuôi khác như: Yên Thế - Bắc Giang hay Phú Bình – Thái nguyên... đều là những vùng họ đã đăng ký thương hiệu. Vậy nên chuyển hướng mở rộng thị trường lên các các tỉnh miền núi phía bắc như Bắc Kạn, Tuyên Quang vv… vì trên đây có ít các trang trại chăn nuôi gà thịt và nhu cầu của người dân trên này là cũng rất lớn.

3.2.4. Một số giải pháp đề xuất cho phát triển trang trại

3.2.4.1 Giảiphápvềthịtrường và tiêu thụ sản phẩm.

-Tổ chức sản xuất dựa vào nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, của ngườitiêudùng.Kýkếtcáchợpđồngtiêuthụvớikháchhàng, thương lái.

-Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh so với các trang trại khác.

-Sản xuất kinh doanh của các trang trại gắn liền với quá trình chế biến và tiêu thụ sản phẩm bằng cách kí kết hợp đồng hợp tác với các công ty chế biến - thươngmại.

Với hình thức hợp tác này rất thuận lợi cho cả hai bên. Đây là cách chủ động cho cả trang trại và công ty chế biến - thương mại, giảm bớt sự biến động giá cả tiêu thụ.

3.2.4.2. Giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ và quảnlýchocácchủtrangtrạivàngườilaođộngtrongtrangtrại

Nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh.

Từ thực trạng phân tích trên, để cho kinh tế trang trại phát triển và mang lại hiệu quả cao, rất cần thiết phải đặt vấn đề tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại và những người lao động trong các trang trại.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và quản lý sản xuất, về cách tiếp cận với kinh tế thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật - công nghệ mới,... đồng thời đối với những người lao động trong các trang trại cũng phải được huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo họ trở thành những lao động có kỹ thuật và có tay nghề vữngvàng.

3.2.4.3.Mởrộngvàtăngcườngcáchìnhthứchợptác

Các trang trại nên tổ chức thành các hiệp hội trang trại cùng hỗ trợ nhau về vốn, kinh nghiệm sản xuất, trao đổi thông tin khoa học kĩ thuật, thông tin về thị trường,giá cả...

Trang trại cần phải hợp tác với công ty giống và nhà phân phối TACN hơn nữa để luôn chủ động được đầu vào một cách ổn định và chất lượng đồng thời yêu cầu hỗ trợ về kinh tế khi không may trang trại gặp rủi ro khi gặp dịch bệnh . Và cần liên kết chặt chẽ với các thương lái với mức tiêu thụ lớn để đảm bảo đầu ra ổn định hơn.

PHẦN 4 KẾT LUẬN 4.1. Kết luận

4.1.1. Đối với trang trại

- Chủ trang trại là người không ngại khó, ngại khổ, không cam chịu số phận có ý chí vươn lên làm giàu luôn năng động học hỏi kinh nghiệm bám sát nhu cầu thực tiễn.

- Chăn nuôi gà theo đúng các quy trình kỹ thuật và đã áp dụng các khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất như máng treo, máng uống nước tự động.

- Xây dựng trang trại chưa thực sự hợp lý trang trại quá gần với nhà ở gây ảnh hưởng đến môi trường sống của gia đình.

- Trang trại chưa sử dụng được hết tiềm năng tối đa nguồn lao động hiện có của trang trại.

- Thị trường đầu vào đầu ra còn chưa ổn định giá cả vẫn luôn giao động mạnh. - Thiếu tính liên kết giữa các trang trại với nhau.

- Nhìn chung trang trại Thành Lê đã và đang trở thành hình thức tổ chức sản xuất điển hình đối với người dân khu vực nông thôn của địa phương, là loại hình sản xuất có hiệu quả phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay.

4.1.2. Đối với chính quyền địa phương

- Chưa thực sự quan tâm đến người chăn nuôi.

- Chưa xây dựng được liên kết cho người nông dân.

- Thiếu sự đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi thiếu các lớp tập huấn, thú y, chưa làm được hết trách nhiệm của mình.

- Tóm lại: Trang trại Thành Lê có nhiều cơ hội và thuận lợi để phát triển quy mô sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vốn, lao động, trình độ quản lý của

chủ trang trại và đặc biệt hơn là sự quan tâm của các cấp chính quyền trong quá trình tác động, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho trang trại phát triển.

4.2. Kiến nghị

* Đối với Công ty giống và thức ăn chăn nuôi

- Cần có chính sách hỗ trợ vốn bằng hình thứ đầu tư ban đầu cho trang trại.

- Cần có chính sách hỗ trợtrong những thời điểm mà giá sản phẩm thấp và rủi ro do dịch bệnh không mong muốn sảy ra.

- Cần mở lớp tập huấn cho trang trại để giảm hao hụt cho trang trại

- Cần có đội ngũ kỹ sư, bác sĩ thú y tốt để hỗ trợ trang trại về mảng kỹ thuật

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thành lê xã phấn mễ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)