Lịch làm vaccine cho gà thịt từ khi đẻ tới xuất bán

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thành lê xã phấn mễ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 46)

Ngày tuổi

Phòng

bệnh Tên vaccine Cách sử dụng

1 Marek Marek Do công ty sản xuất giống làm.

3 – 4 Newcastle

vaccine Nobilis IB 4-91 + Medivac ND-IB

Pha lọ 1000 nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 1000 liều, nhỏ mắt 1 giọt/con hoặc cũng có thể nhỏ miệng 1 giọt / con.

7 Cắt mỏ Máy cắt mỏ

Cắt mỏ từng con một, cắt mỏ bên trên sâu hơn mỏ bên dưới để khi lớn lên không mổ được nhau nữa.

10 – 12 Gumboro

vaccine Vaksimune IBD – M

Pha lọ 2000 nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 2000 liều nhỏ miệng 2 giọt/con

13- 14 Bệnh đậu

vaccine Vaksimune pox

Dùng kim chủng hoặc kim may máy nhúng vào lọ vaccine, chích vào vùng da mỏng, mặt trong cánh gà. 15 – 17 Cúm gia cầm Vaccine cúm gia cầm tía tổ hợp vô hoạt (H5N1 chủng

Re6) Tiêm dưới da cổ, liều 0,3ml/con.

21 Newcastle

vaccine Niu – cát- xơn chủng Lasota.

Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều nhỏ mắt 2 giọt hoặc pha 500 ml nước sinh lý mặn vào lọ 100 liều cho uống 5 ml/con

24 Gumboro vaccine Gumboro

Pha 5000 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con.

30 Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) vaccine IB

(chủng H 120) Pha 500 ml nước nấu chín để nguội vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con. 40

Bệnh Tụ huyết trùng

vaccine Tụ huyết trùng

Tiêm dưới da cổ hoặc da ức, liều 0,5 ml/con.

60 Newcastle

Vaccine Newcastle

chủng M

Pha 50 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực, liều 0,5ml/con.

Lưu ý: Lịch dùng thuốc và vaccine có thể thay đổi theo từng giai đoạn và khí hậu từng khu vực. Có thể khoảng 20 - 25 ngày sau nhắc lại cho uống một lần vaccine để đảm bảo không bị nổ bệnh.

Phòng bệnh bằng vaccine:

- Phòng bệnh phải được tiến hành trước khi xảy ra dịch bệnh, muốn phòng bệnh có hiệu quả phải có sự chăm sóc tốt, chuồng trại phải sạch và quan trọng là phải chủng vaccine ngừa bệnh cho tốt. Loại vaccine tùy thuộc vào tình hình xảy ra dịch bệnh, những bệnh quan trọng và gây thiệt hại bao gồm Marek, cúm, newcastle, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, Gumoro và CRD…

- Lựa chọn vaccine cho gà thịt phải quan tâm đến loại virut trong vaccine, chúng phải phù hợp với từng vùng.

- Lứa tuổi của gà thích hợp với việc chủng vaccine ngừa các bệnh khác nhau tùy thuộc vào từng trại.

- Chủng vaccine phải đúng liều lượng, đúng phương pháp, cất giữ đúng kĩ thuật theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chú ý:

- Sau khi làm vaccine không được phun thuốc khử trùng hay sát trùng - Không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

- Không sử dụng vaccine đã hết hạn hoặc chất lượng không đạt.

- Không dùng thuốc sát trùng để vệ sinh các máng ăn, máng uống hay các dụng cụ dùng để chủng vaccine.

- Chai, lọ đựng vaccine sau khi dùng hết phải tiệt trùng bằng thuốc sát trùng. - Chỉ được chủng vaccine khi gà ở tình trạng sức khỏe tốt.

- Trước khi chủng ngừa vaccine nên cho gà uống đầy đủ để giúp gà khỏe mạnh hơn.

D. Kỹ thật chăm sóc gà trong từng giai đoạn cho đến khi xuất bán.

* Kỹ thật chăm sóc gà ở tuần đầu tiên

- Nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày có thời tiết bất thường.

- Trước khi nhận gà con vào trại nên chuẩn bị sẵn sàng quây úm và nước uống kể cả các dụng cụ cần thiết để úm cho gà, nhiệt độ quây úm đảm

bảo ấm trước khi thả vào nuôi. Thả gà vào chuồng úm ngay khi gà về đến trại. - Sau khi thả gà vào chuồng cho uống nước ngay. Con nào không uống, bắt tập quen cho gà với bình nước.

- Sau khi gà uống nước thấy gà thoải mái, tươi tỉnh trở lại, sờ bụng thấy mềm(lòng đỏ đã tiêu bớt) thì bắt đầu cho gà ăn. Cho gà ăn nên cho mỗi lần một ít và nên cho nhiều lần trong ngày. Dùng men tiêu hóa sống chịu kháng sinh ZYMEPRO liều 1 - 2g/1 lít nước uống, cho uống 3 giờ mỗi ngày và cho uống liên tục trong giai đoạn úm. Mục đích của việc dùng men sống ZYMEPRO là phòng tiêu chảy, tăng cường tiêu hóa, hấp thu thức ăn, tăng trọng nhanh và làm giảm mùi hôi trong chuồng.

- Phải dùng thuốc kháng sinh phòng tiêu chảy cho gà ngay từ những ngày đầu tiên. Có thể dùng MOXCOLIS với liều 1g/1 lít nước uống hoặc dùng DOXYCLINE 150 với liều lượng 1g/2 lít nước uống, lộ trình 3 - 5 ngày đầu tiên. Đây là các kháng sinh đã được chon lọc: An toàn, hiệu quả, hoạt phổ rộng phòng được đa số các loại bệnh như: Hen, tiêu chảy, phân xanh, bạch lỵ phân trắng, tụ huyết trùng…

- Dùng AMILYTE với liều 1g/2 lít nước, dùng 3 giờ/ngày, trong suốt thời gian úm giúp gà khỏe mạnh, chân vàng lông mượt.

-Dùng bóng đèn màu vàng cho gà, tùy theo thời tiết mà tăng giảm lượng nhiệt độ của chuồng úm, sao cho đàn gà ăn uống tản đều trong quây úm, nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thành lê xã phấn mễ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)