*Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Khu vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay có gần 11 triệu hộ nông dân, chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, giá trị sản xuất thấp và có nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong số đó có số hộ nông dân tổ chức phát triển sản xuất với quy mô lớn hơn theo hướng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ và mang lại giá trị kinh tế cao, ít rủi ro hơn. Đây chính là các hộ gia đình, cá nhân phát triển theo hướng kinh tế trang trại. Trong thực tiễn sản xuất, các mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả, đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp của đất nước. Do đó Đảng và Nhà nước có chủ trương khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế trang trại trong trong thời gian tới.
Theo báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước hiện có khoảng 29.500 trang trại. Trong đó, có 8.800 trang trại trồng trọt (chiếm 29,83%), 10.974 trang trại chăn nuôi (chiếm 37,20%), 430 trang trại lâm nghiệp (chiếm 1,46%), 5.268 trang trại thủy sản (chiếm 17,86%) và 4.028 trang trại tổng hợp (chiếm 13,66%). Số lượng trang trại đã tăng 9.433 trang trại so với năm 2011. Tuy nhiên các địa phương mới chỉ cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho 6.247 trang trại[5].
Các trang trại phân bố nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (6.911 trang trại, chiếm 30%) chủ yếu sản xuất thủy sản và trái cây; Đông Nam Bộ (6.115 trang trại, chiếm 21%) chủ yếu là chăn nuôi; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (5.693 trang trại, chiếm 20%) chủ yếu kinh doanh tổng hợp; Đồng bằng Sông Hồng (5.775 trang trại, chiếm 19,5%) chủ yếu là chăn nuôi; Trung du và miền núi phía Bắc (2.063 trang trại, chiếm 7%) chủ yếu là chăn nuôi và lâm nghiệp[5].
Quy mô diện tích đất bình quân của các trang trại hiện nay về trồng trọt là 12 ha/trang trại; chăn nuôi là 2 ha/trang trại; tổng hợp là 8 ha/trang trại; lâm nghiệp là 33 ha/trang trại; thủy sản là 6 ha/trang trại. Trong quá trình tổ chức sản xuất cho thấy một số trang trại thực hiện tích tụ ruộng đất nên quy mô diện tích lớn, đặc biệt có trang trại có tới trên 100 ha. Nhiều trang trại đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như sản xuất an toàn, sản xuất sạch, công nghệ cao, nên tạo ra năng suất và chất lượng cao và hiệu quả kinh tế. Theo báo cáo của các địa phương, thu nhập bình quân của trang trại đạt 02 tỷ đồng/năm, đã tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở địa phương, mỗi trang trại bình quân giải quyết được khoảng 8 lao động, có nhiều trang trại thu hút được hàng trăm lao động[5].
Có thể khẳng định kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp do đó cần có chính sách phát triển.
* Một số tồn tại, hạn chế
- Về quy mô và số lượng: Số lượng trang trại hiện nay tăng chậm và phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc là nơi có diện tích đất đai rộng nhưng số lượng trang trại ít, trong khi đó khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ lại tập trung nhiều trang trại thì quy mô diện tích lại thấp, việc phân bố này cũng không đồng đều ở các vùng và các lĩnh vực[5].
- Về giá trị sản xuất: Mặc dù giá trị sản xuất hàng hóa bình quân một trang trại tương đối lớn (trung bình 02 tỷ đồng/trang trại) nhưng số có thu nhập cao chỉ tập trung ở một số loại hình trang trại chăn nuôi, thủy sản còn các loại hình trang trại trồng trọt, lâm nghiệp, kinh doanh tổng hợp giá trị sản xuất thấp, do chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm bán ra chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươi sống, chưa qua chế biến nên giá bán thấp, sức cạnh tranh
yếu, nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên sản xuất thụ động[5].
- Về khoa học công nghệ: Số lượng trang trại ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến bảo quản còn hạn chế mới chỉ tập trung ở một số lĩnh vực và khu vực nhất định[5].
- Sản xuất của các trang trại chưa thật sự bền vững: phần lớn chất lượng sản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ. Ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải không được xử lý. Quy mô sản xuất càng lớn nguy cơ ô nhiễm càng tăng, nhất là đối với các trang trại chăn nuôi và thủy sản[5].
- Trình độ quản lý và sản xuất của các chủ trang trại: Chủ trang trại chủ yếu là nông dân, không được đào tạo chuyên môn về quản lý, kỹ thuật nên khả năng quản lý sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thực tế. Lực lượng lao động của các trang trại chưa được đào tạo nghề cơ bản lao động chưa được đào tạo nghề, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn[5].
- Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp: Chưa được trú trọng do trang trại chủ yếu quy mô nhỏ, dẫn đến sử dụng nhiều lao động, hiệu quả thấp.
Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã Phấn Mễ
3.1.1.1.Điều kiện tự nhiên
Xã Phấn Mễ nằm ở phía Nam của huyện Phú Lương và cách trung tâm huyện 4 km, là một xã trung du miền núi, mang đặc điểm của địa hình Trung du Bắc bộ. Có địa hình đồi núi thấp, dốc dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.123,66 ha[6].
Địa bàn xã Phấn Mễ tiếp giáp với các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh như sau: Phía Đông giáp xã Vô Tranh, xã Tức Tranh; Phía Tây giáp xã Tân Linh, xã Phục Linh của huyện Đại Từ; Phía Nam giáp Thị trấn Giang Tiên, xã Phục Linh huyện Đại Từ; Phía Bắc giáp xã Động Đạt và thị trấn Đu[6].
Xã Phấn Mễ có 3,5 km đường giao thông Quốc lộ 3 chạy qua, là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế giữa các vùng trong cả nước[6].
Xã Phấn Mễ mang đặc trưng thời tiết khí hậu giống với khí hậu chung của toàn tỉnh, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 thường có gió Đông Nam thổi về, mang theo hơi nước từ Biển Đông vào gây ra những trận mưa lớn, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông bắc tràn về, nhiệt độ hạ thấp, tiết trời giá rét, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và trở ngại cho việc phát triển của cây trồng và vật nuôi[6].
Xã Phấn Mễ có nguồn nước mặt khá phong phú, địa bàn xã có dòng sông Đu chảy qua và hệ thống các hồ đập, khe suối và nguồn nước mưa hàng năm đã tạo nên nguồn nước mặt phong phú phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trên địa bàn. Nguồn nước ngầm có ở độ sâu trung bình 10m với
chất lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt, tuy nhiên chưa có số liệu thống kê chính sác trữ lượng nước, về mùa khô vẫn có nơi chưa đủ nước sinh hoạt, hình thức khai thác chủ yếu là giếng khơi, giếng khoan[6].
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Về kinh tế:
Với điều kiện tự nhiên của địa phương trên cở sở tận dụng tối đa những lợi thế, chủ động phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc, khắc phục kịp thời những tồn tại hạn chế. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, Chính quyền và sự cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân dân các dân tộc trên địa bàn toàn xã. Đặc biệt là được chọn là một trong 35 xã điểm của Tỉnh Thái Nguyên trong chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Bộ mặt đời sống kinh tế của địa phương đã không ngừng được cải thiện đáng kể, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật được củng cố, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Để tạo điều kiện cho kinh tế của địa phương phát triển ổn định, hàng năm toàn xã luôn đảm bảo kế hoạch gieo cấy 925 ha cây lúa, 142,3 ha ngô, cây chè 276 ha. Năm 2017 tổng sản lượng lương thực đạt 5.638 tấn, sản lượng chè đạt 2.685,2 tấn. Ngoài trồng trọt nhân dân trên địa bàn rất quan tâm chú trọng đến chăn nuôi gia cầm, đây là một thế mạnh của địa phương trong những năm qua. Tổng số trang trại, gia trại chăn nuôi thời kỳ cao điểm là 207 góp phần giải quyết việc làm cho lao động dôi dư, hàng năm đã cung ứng cho thị trường hàng ngàn tấn thịt.
- Về xã hội:
Các chương trình y tế` Quốc gia được duy trì thường xuyên, xã có 1 Trạm y tế xã đã đạt chuẩn. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được chú trọng.
Toàn xã có 6 nhà trường, trong đó có 2 trường Mầm non, 2 trường tiểu học, 2 trường Trung học cơ sở. Tổng số học sinh theo học là 1.919 em, số trường đã đạt chuẩn Quốc gia là 5/6 trường đạt 83%. Công tác xóa đói giảm
nghèo hàng năm luôn được quan tâm, năm 2010 tổng số hộ nghèo toàn xã có 346 hộ bằng 12,37%, đến năm 2017 số hộ nghèo của xã giảm xuống còn 57 hộ bằng 2,5%.
- An ninh – Chính trị
Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã luôn được giữ vững và ổn định xã không có điểm nóng phức tạp về an ninh trật tự, nhân dân luôn đoàn kết thống nhất và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước.
3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của trang trại Thành Lê
Với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế và khu vực trong thời gian qua. Sự hội nhập và giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng kéo theo sự phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam. Song song với sự phát triển của nền kinh tế, ngành chăn nuôi ở nước ta đã và đang có sự chuyển dịch nhanh chóng. Sự phát triển này dựa trên cở sở chủ trương của Đảng và Nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh của ngành nông nghiệp. Trang trại chăn nuôi gà thương phẩm Thành Lê đã có những thành tựu, những đóng góp nhất định cho địa phương như: phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương và đưa ngành chăn nuôi ngày càng phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Sử dụng có hiệu quả các nguồn nguyên liệu, phế liệu, phụ phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa hóa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, tăng thu ngân sách và góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã Phấn Mễ nói riêng và của toàn tỉnh nói chung. Bên cạnh đó còn góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành chăn nuôi ở Việt Nam.
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của trang trại Thành Lê
3.1.3.1. Thuận lợi * Đối với sinh viên
- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo: ThS. Đỗ Thị Hà Phương trong suốt thời gian thực tập.
- Trang trại luôn tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
* Đối với trang trại
- Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, tích lũy được nhiều kinh nghiệm chăn nuôi qua nhiều năm và nắm rất chắc về vấn đề kỹ thuật chăn nuôi gà thịt.
- Trang trại đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi như: máng nước tự động, máng ăn treo v.v… chăn thuôi theo đúng kỹ thuật, chủng vaccine theo đúng lịch.
- Sản phẩm gà thịt của trang trại có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
- Gia đình được các công ty, doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, tổ chức tín dụng tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển chăn nuôi.
- Gia đình chủ động được đầu vào như con giống, thuốc thú y và các vật dụng phục vụ cho chăn nuôi…
3.1.3.2. Khó khăn * Đối với sinh viên
- Chưa có kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật trong phòng bệnh và chữa bệnh trong chăn nuôi gà.
* Đối với trang trại
- Việc chăn nuôi trong thời gian dài các chất thải ít nhiều cũng gây ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, các chất thải tàn dư từ lứa trước sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến lứa sau gây tăng chi phí cho người chăn nuôi, ngoài ra việc chăn
nuôi gà thường xuyên phải tiếp xúc thuốc thú y có mùi vị nặng với phân gà và không khí trong trại bị bụi bặm. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người chăn nuôi.
- Thiếu sự liên kết giữ các trang trại cùng chăn nuôi gà với nhau.
- Chưa chủ động được đầu ra, giá cả thị trường không ổn định nên còn phụ thuộc vào thương lái.
3.2. Kết quả thực tập
3.2.1. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại trang trại
3.2.1.1. Tìm hiểu những nguồn lực của gia đình để phục vụ trong quá trình sản xuất
+ Tìm hiểu thông tin về lao động hiện tại của trang trại và lao động tiềm năng cho trang trại.
+ Tìm hiểu về thông tin về đất đai và tình trạng sử dụng đất đai của trang trại và hướng sử dụng trong tương lai.
+ Vẽ được sơ đồ trang trại và cách bố trí các vật dụng chăn nuôi trong trang trại.
+ Tìm hiểu được nguồn vốn mà trang trại sử dụng để phục vụ cho sản xuất
3.2.1.2. Tìm hiểu, học tập kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng bệnh trong chăn nuôi gà thịt
+ Tìm hiểu được công tác chuẩn bị và những công việc ban đầu để bắt đầu vào gà con.
+ Tìm hiểu quá trình phòng bệnh chủ động bằng vaccine và lịch làm vaccine cho gà của trang trại.
+ Tìm hiểu và học tập kỹ thật chăm sóc gà trong từng giai đoạn cho đến khi xuất bán.
3.2.1.3. Tìm hiểu được hệ thống tổ chức sản xuất của trang trại
+ Thảo luận với chủ trạng về mối quan hệ của các bên (chủ trang trại, công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi, công ty cung cấp giống, ngân hàng, thương lái).
3.2.1.4. Đánh giá được hiệu quả kinh tế của trang trại
+ Tìm hiểu chi phi xây dựng chuồng trại, chi phí trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.
+ Hoạch toán được chi phí trong chăn nuôi một lứa gà.
+ Tính được khấu hao, chi phí phân bổ cho từng lứa gà từ đó tính được lợi nhuận của từng lứa gà mà trang trại thu được.
3.2.1.5. Tìm hiểu được các yếu tố đầu vào, đầu ra của trang trại
+ Thảo luận và ghi lại những thông tin về đầu vào cung cấp vật tư, giống cho trang trại và một số thông tin liên quan.
+ Thảo luận và ghi lại những thông tin về đầu ra của trang trại.
3.2.1.6. Phân tích được thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của trang trại
+ Cùng với chủ trang trại thảo luận về những thuận lợi, khó khăn của trang trại khi tham gia vào hình thức tổ chức sản xuất trang trại.
+ Thảo luận về cơ hội và thách thức của trang trại trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
+ Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức từ đó đưa ra những giải pháp tháo gỡ những khó khăn của trang trại.
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập
3.2.2.1. Những nguồn lực của trang trại để phục vụ trong quá trình sảnxuất * Lao động
Lao động là nguồn lực cơ sở của các hộ/trang trại. Xác định lao động của các trang trại cần chú ý đến tay nghề lao động, trình độ lao động, đặc biệt là lao động tiềm năng, tức những người đang học nghề, hoặc chưa đến tuổi lao động còn đang đi học.
Bảng 3.1: Đánh giá nguồn lao động hiện tại của trang trại STT Họ và tên Độ tuổi Học vấn Kinh nghiệm chăn nuôi
1 Phạm Thành Lê 53 12/12 Lâu năm
2 Nguyễn Thị Lành 52 12/12 Lâu năm
3 Phạm Thành Vững 25 12/12 Chưa có kinh nghiệm 4 Nguyễn Văn Viên 23 12/12 Đang thực tập
(Nguồn: Số liệu thống kê năm 2017)