Kết quả thực tập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thành lê xã phấn mễ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 34)

Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.2. Kết quả thực tập

3.2.1. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại trang trại

3.2.1.1. Tìm hiểu những nguồn lực của gia đình để phục vụ trong quá trình sản xuất

+ Tìm hiểu thông tin về lao động hiện tại của trang trại và lao động tiềm năng cho trang trại.

+ Tìm hiểu về thông tin về đất đai và tình trạng sử dụng đất đai của trang trại và hướng sử dụng trong tương lai.

+ Vẽ được sơ đồ trang trại và cách bố trí các vật dụng chăn nuôi trong trang trại.

+ Tìm hiểu được nguồn vốn mà trang trại sử dụng để phục vụ cho sản xuất

3.2.1.2. Tìm hiểu, học tập kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng bệnh trong chăn nuôi gà thịt

+ Tìm hiểu được công tác chuẩn bị và những công việc ban đầu để bắt đầu vào gà con.

+ Tìm hiểu quá trình phòng bệnh chủ động bằng vaccine và lịch làm vaccine cho gà của trang trại.

+ Tìm hiểu và học tập kỹ thật chăm sóc gà trong từng giai đoạn cho đến khi xuất bán.

3.2.1.3. Tìm hiểu được hệ thống tổ chức sản xuất của trang trại

+ Thảo luận với chủ trạng về mối quan hệ của các bên (chủ trang trại, công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi, công ty cung cấp giống, ngân hàng, thương lái).

3.2.1.4. Đánh giá được hiệu quả kinh tế của trang trại

+ Tìm hiểu chi phi xây dựng chuồng trại, chi phí trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.

+ Hoạch toán được chi phí trong chăn nuôi một lứa gà.

+ Tính được khấu hao, chi phí phân bổ cho từng lứa gà từ đó tính được lợi nhuận của từng lứa gà mà trang trại thu được.

3.2.1.5. Tìm hiểu được các yếu tố đầu vào, đầu ra của trang trại

+ Thảo luận và ghi lại những thông tin về đầu vào cung cấp vật tư, giống cho trang trại và một số thông tin liên quan.

+ Thảo luận và ghi lại những thông tin về đầu ra của trang trại.

3.2.1.6. Phân tích được thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của trang trại

+ Cùng với chủ trang trại thảo luận về những thuận lợi, khó khăn của trang trại khi tham gia vào hình thức tổ chức sản xuất trang trại.

+ Thảo luận về cơ hội và thách thức của trang trại trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

+ Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức từ đó đưa ra những giải pháp tháo gỡ những khó khăn của trang trại.

3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập

3.2.2.1. Những nguồn lực của trang trại để phục vụ trong quá trình sảnxuất * Lao động

Lao động là nguồn lực cơ sở của các hộ/trang trại. Xác định lao động của các trang trại cần chú ý đến tay nghề lao động, trình độ lao động, đặc biệt là lao động tiềm năng, tức những người đang học nghề, hoặc chưa đến tuổi lao động còn đang đi học.

Bảng 3.1: Đánh giá nguồn lao động hiện tại của trang trạiSTT Họ và tên Độ STT Họ và tên Độ tuổi Học vấn Kinh nghiệm chăn nuôi

1 Phạm Thành Lê 53 12/12 Lâu năm

2 Nguyễn Thị Lành 52 12/12 Lâu năm

3 Phạm Thành Vững 25 12/12 Chưa có kinh nghiệm 4 Nguyễn Văn Viên 23 12/12 Đang thực tập

(Nguồn: Số liệu thống kê năm 2017)

-Hiện trạng và những vấn đề trong sử dụng lao động của trang trại: Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy hiện trạng sử dụng lao động của trang trại là hợp lý. Trong đó có hai lao động chính và là chủ của trang trại là ông Phạm Thành Lê và bà Nguyễn Thị Lành có kĩ thuật chăn nuôi lâu năm chuyên giám sát định hướng cho sự phát triển của trang trại về các hoạt động kinh tế và chi tiêu trong gia đình và là người theo dõi chăm sóc cho gà.

-Các nguồn lao động tiềm năng của trang trại:

+ Sinh viên thực tập của trường ĐHNL Thái Nguyên. + Nông dân trong thời gian nông nhàn.

* Đất đai

- Vị trí đất đai của hộ/trang trại:

Thuộc xóm Bầu 1 xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - Địa hình, thổ nhưỡng:

Trang trại có địa hình thấp và khá bằng phẳng có loại đất chính là đất nâu vàng.

- Các điều kiện cần thiết cho việc sử dụng đất đai:

+ Trang trại có một giếng khoan đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cũng như phục vụ sản xuất.

+ Khí hậu giống với khí hậu toàn Tỉnh Thái Nguyên được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Nhiệt độ trung bình là 25°C chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C.

+ Nằm sát với trục đường giao thông liên thôn nên rất thuận lợi cho việc trao đổi mua bán.

- Đánh giá thực trạng sử dụng đất đai của hộ/trang trại ta có bảng và sơ đồ dưới đây:

Bảng 3.2: Đánh giá thực trạng sử dụng đất đai của hộ/trang trạiTT Loại đất Diện tích TT Loại đất Diện tích

(m2) Thực trạng sử dụng

1 Đất thổ cư 300

-100m2 là diện tích nhà ở. -80m2 là diện tích sân trước. -120m2 là diện tích vườn

2 Đất nông nghiệp 1800 -Có 1800m2 là diện tích đang trồng lúa 4 Đất vườn tạp 1600 Xây dựng chuồng trại, bãi thả gà

(Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2017)

- Sơ đồ sử dụng đất đai của trang trại chăn nuôi gà thịt Thành Lê

BÃI THẢ GÀ

TRẠI GÀ

KHO

Hình 3.1. Sơ đồ sử dụng đất đai của trang trại

Chú giải:

Đường giao thông Tường rào

+ Quỹ đất của trang trại được sử dụng khá hợp lý tận dụng khá triệt để thể hiện: quỹ đất vừa trồng cây ăn quả đồng thời ghép làm bãi thảgà, che chắn bụi từ trại gà.

+ Tuy nhiên, do hạn chế quỹ đất nên trang trại bố trí quá gần nhà nên môi trường sống của con người bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc trồng cây ăn quả lâu năm đã khép tán làm bãi thả gà ít nhiều cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên dich bệnh do ít ánh sáng trực tiếp tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus gây bệnh trú ngụ và phát triển dẫn đến tăng chi phí trong phun khử trùng và vệ sinh sau mỗi lứa chăn nuôi.

* Tiền vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD

- Thực trạng về vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD của trang trại + Thực trạng về vốn phục vụ SXKD về cơ bản hiện tại trang trại vẫn đủ khả năng duy trì sản xuất.

+ Thực trạng về các trang thiết bị phục vụ SXKD trang trại có 200 máng ăn cheo, 160 máng uống nước trong 80 máng uống tự động và 80 gallon, 4 quạt công nghiệp, 4 kim tiêm ống thủy, 100 khay đựng thức ăn cho giai đoạn úm, 4 đèn ga, 1 máy bơm nước, 1 máy cắt mỏ, 1 nhiệt kế, 20 phên nứa.

- Nhu cầu về vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD của trang trại Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trang trại sẽ mở rộng quy mô sản xuất vì vậy chủ trang trại rất cần một lượng vốn lớn để đầu tư xây dựng và mua trang thiết bị phụ vụ phát triển trang trại.

Bảng 3.3: Phân tích các yếu tố nguồn lực chủ yếu của hộ/trang trại

Hiện tại Tiềm năng Trở ngại

Nguồn lực con người

- Gia đình có 4 thành viên - Thuê một nhân công lao

động thời vụ

- Có 2 người hoạt động chính trong lĩnh vực trang trại.

- Có 2 lao động tiềm năng. - Các lao động trong gia đình đều am hiểu kỹ thuật cơ bản. - Chưa sử dụng được hết nguồn lao động sẵn có. - Các thành viên có chút bất đồng quan điểm.

Về vật chất, trang thiết bị cho SXKD

- Có 1 nhà trại với quy mô nuôi 5000 con gà thịt, có 200 máng ăn treo, 160 máng uống nước trong đó có 80 máng uống nước tự động, 4 quạt công nghiệp, 4 kim tiêm ống thủy, 100 khay đựng thức ăn cho giai đoạn úm, 4 đèn ga, 1 máy bơm nước, 1 máy cắt mỏ.

- Phục vụ tốt trong quá trình chăn nuôi chăm sóc cùng lúc tối đa 8.000 con gà thịt

- Trải qua thời gian sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho việc chăn nuôi gà bị hao mòn, xuống cấp gây ảnh hưởng tới việc chăn nuôi.

Về tài chính

-Vốn đầu tư trong sản xuất đủ để vận hành trang trại không phải vay từ bên ngoài.

-Chăn nuôi gà thịt là nguồn thu nhập chính của trang trại, ngoài ra còn có thu nhập thêm từ cửa hàng tạp hóa.

-Duy trì hoạt động sản xuất của trang trại.

-Có thêm thu nhập khi nuôi chúng vụ, giá gà thịt tang

-Yêu cầu chủ trang trại phải sử dụng hợp lý, đúng thời điểm.

- Giá gà thương phẩm và chi phí đầu vào có sự biến động, nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát dẫn đến làm giảm thu nhập.

3.2.2.2. Tìm hiểu, học tập kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng bệnh trong chăn nuôi gà thịt

A. Công việc được giao

Trang trại giao cho 1 người chăm sóc 5000 con gà khi hết giai đoạn úm. Hằng ngày cho gà ăn với lượng thức ăn vừa đủ và uống thuốc bổ để bổ sung điện giải và kích thích tiêu hóa thức ăn tốt hơn, khi gà bắt đầu lớn dần thì bắt đầu lắp máng uống nước tự động và máng ăn treo to để đỡ rơi vãi thức ăn.

B. Công tác chuẩn bị và kĩ thuật chăn nuôi:

* Chuồng trại chăn nuôi.

Khi xây dựng trại gà cần lưu ý các tiêu chí sau:

- Chọn khu đất rộng, bằng phẳng, cao ráo, thoáng mát. - Xa khu dân cư đông đúc và khu có mật độ chăn nuôi cao. - Có nguồn nước sạch và đầy đủ

- Tạo thông thoáng và tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bởi các không gian mở bởi các giống gà cần nhiều ánh sáng để hấp thụ, tổng hợp một số Vitamin để tạo bộ lông mã, hạn chế ruồi, muỗi, mòng, ve rận…(vật trung gian gây bệnh Leuco).

- Nền chuồng (đối với khu vực miền bắc có mùa đông lạnh) hệ thống tạo kiểu bếp “Hoàng Cầm” nên chi phí giai đoạn úm gà rẻ, nền chuồng luôn khô ráo. Giai đoạn sau dùng trấu ủ men vi sinh nên không phải dọn phân giảm thiểu chi phí và khí Amoniac từ đó hạn chế gà bị nhiễm các bệnh: Hen, Cầu trùng và các bệnh nấm đường hô hấp, tiêu hóa.

- Khu sân chơi được quét dọn thường xuyên, sau mỗi lứa nuôi nền chuồng và khu sân chơi được dọn vệ sinh sau đó ngâm nước sát trùng 36-48 giờ nên các mầm bệnh bị triệt tiêu triệt để.

- Vật liệu lót nền phải có độ ẩm thích hợp để không bị vón cục, bụi hay mốc. - Hiện nay vật liệu lót nền để nuôi gà được sử dụng là trấu, mùn cưa.

- Khi gà được thả ra sân chơi thì phải dọn bỏ vật liệu lót nền cũ ra ngoài và làm vệ sinh, diệt trùng, bỏ trống chuồng một thời gian.

- Khi nuôi lứa tiếp theo trước 7-10 ngày thì cho lót nền mới có độ dày từ 10-15cm tùy mùa. Sau đó phun thuốc sát trùng lên vật liệu lót nền

* Tiêu chuẩn chọn gà giống

- Giống gà dễ nuôi, mau lớn, chỉ số tiêu tốn thức ăn thấp.

- Khỏe mạnh, đồng đều, tươi tắn, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, mắt sáng.

- Tránh những con gà khô chân, vẹo mỏ, chân cong, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn…

* Chuẩn bị quây úm.

- Trước khi vận chuyển gà về phải chuẩn bị chuồng úm đầy đủ, nền chuồng được lót bằng vật liệu lót nền như trấu, mùn cưa.. dày từ 10-15cm.

- Rắc bột độn lót chuồng lên mặt trấu chuồng úm để giúp hút ẩm, khử mùi hôi và khống chế vi khuẩn phát sinh phát triển ở nền chuồng.

- Chuồng úm phải kín, đủ nhiệt độ 31-330C, mùa hè từ 27 – 30 độ ,vào ban ngày nóng quá có thể hạ bớt bạt quây úm.

- Kích thước quây úm 5m x 4m, cao khoảng 60cm đủ cho 1000 gà, chú ý khi làm quây úm tránh có góc cạnh nhọn.

- Các công cụ khác cũng cần được chuẩn bị như: Bóng đèn, đèn sưởi, bình nước gallon và khay đựng thức ăn phù hợp theo lứa tuổi của gà.

- Khi gà về đến trại phải nhanh chóng thả gà vào quây úm, cho gà uống nước, hoặc viatamin C, đường glucoza, giúp gà ổn định cơ thể khi đi chặng đường xa và đã mệt. Nên bố trí bình nước và khay thức ăn xen kẽ nhau theo hàng lối để tạo điều kiện cho gà ăn uống dễ dàng nhất và tối đa điện tích thong thoáng cho gà.

Chú ý: Các loại thuốc úm cho gà 3-5 ngày tuổi, liều lượng, cách dùng xem trên bao bì:

* Giai đoạn úm:

- Giai đoạn 1:

- Khi thả gà vào chuồng cần phải chuẩn bị nước sạch đã pha đường glucoza cho gà uống. Trong 3-5 ngày cho gà uống các loại thuốc Moxicolis, ZYMEPRO, Zagro, Acid Pak 4 Ways Liquid - tiêu hóa protein và duy trì pH tối ưu, VitaminC, AMILYTE để tăng cường sức khỏe cho gà con và dùng bình nước gallon nhỏ 2lit. Khi gà được 8-10 ngày tuổi thì thu dần bình nước cho gà và bổ sung bình nước lớn loại 4 lít hoặc 8 lít. Nên tráng, rửa gallon sau mỗi lần dùng thuốc, Vitamin, điên giải, kháng sinh.

-Phải đảm bảo cho gà đủ nước uống thường xuyên, phải làm sạch bình nước trước khi đổ nước mới vào bình, nước mới phải sạch không quá nóng hoặc quá lạnh.

-Giai đoạn 2:

-Dụng cụ cung cấp nước phải đầy đủ, được treo trên giá treo hoặc cây trong vườn, làm sao cho gà biết chỗ đến đến uống nước.

-Độ cao của bình nước nên ngang tầm lưng của gà, không nên đặt quá cao gà sẽ không uống được, thấp quá nước sẽ bị bẩn không tốt. Số lượng bình phải đủ và luôn có nước, nhất là những ngày nóng nực, gà cần uống nhiều nước. Gà có uống thì mới ăn được.

-Bình nước uống cho gà phải được làm vệ sinh ít nhất 1 lần trong ngày. Lưu ý: Để gà luôn khỏe mạnh, không bị đói và không bị chết nóng trong những ngày nhiệt độ cao, nên treo máng ăn tùy theo nhiệt độ cao hay thấp. Bổ sung vitamin C và chất điện giải trong suốt thời gian treo máng ăn.

* Thức ăn cho gà

- Cần phải cho gà ăn đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu của nó.

- Để thỏa măn nhu cầu tối ưu cho gia cầm, các nhà máy đã sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà. Căn cứ trên tiêu chuẩn ăn, người ta tính

ra các thực liệu cần phối chế, mỗi loại bao nhiêu để toàn khối hỗn hợp đạt thành phần dinh dưỡng theo nhu cầu của gà.

-Giai đoạn còn nhỏ nên cho gà ăn tự do, cho ăn nhiều lần, mỗi lần một ít, thức ăn phải có thường xuyên và đầy đủ.

-Giai đoạn gà nhỏ, quá trình chuyển hóa thức ăn chưa hoàn chỉnh nên gà hay bị tiêu chảy, bạch lỵ, khô chân, còi cọc, yếu ớt, chậm phát triển và thời gian nuôi kéo dài. Để khắc phục tình trạng trên trong giai đoạn úm phải dùng men tiêu hóa sống như ZYMEPRO với 1-2g/1 lít nước uống, lộ trình 3 ngày. Việc bổ sung men sống cho gà chăn thả là biện pháp bắt buộc và thấy hiệu quả rõ rệt sau mỗi lứa gà. Làm vệ sinh khay trước mỗi lần bổ sung thức ăn cho gà.

* Dàn đậu cho gà

- Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu trong chuồng cho gà ngủ.

- Dàn đậu làm bằng tre, gỗ có độ sần sùi hoặc cong cho gà dễ đậu. Dàn đều trong chuồng cách nhau 40 – 50cm, cao khoảng 50-100cm, để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau...

C. Quá trình phòng bệnh chủ động bằng vaccine và lịch làm vaccine cho gà của trang trại.

Bảng 3.4. Lịch làm vaccine cho gà thịt từ khi đẻ tới xuất bán

Ngày tuổi

Phòng

bệnh Tên vaccine Cách sử dụng

1 Marek Marek Do công ty sản xuất giống làm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thành lê xã phấn mễ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)