Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phấn Mễ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thành lê xã phấn mễ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 32)

Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.1. Khái quát về cơ sở thực tập

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phấn Mễ

3.1.1.1.Điều kiện tự nhiên

Xã Phấn Mễ nằm ở phía Nam của huyện Phú Lương và cách trung tâm huyện 4 km, là một xã trung du miền núi, mang đặc điểm của địa hình Trung du Bắc bộ. Có địa hình đồi núi thấp, dốc dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.123,66 ha[6].

Địa bàn xã Phấn Mễ tiếp giáp với các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh như sau: Phía Đông giáp xã Vô Tranh, xã Tức Tranh; Phía Tây giáp xã Tân Linh, xã Phục Linh của huyện Đại Từ; Phía Nam giáp Thị trấn Giang Tiên, xã Phục Linh huyện Đại Từ; Phía Bắc giáp xã Động Đạt và thị trấn Đu[6].

Xã Phấn Mễ có 3,5 km đường giao thông Quốc lộ 3 chạy qua, là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế giữa các vùng trong cả nước[6].

Xã Phấn Mễ mang đặc trưng thời tiết khí hậu giống với khí hậu chung của toàn tỉnh, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 thường có gió Đông Nam thổi về, mang theo hơi nước từ Biển Đông vào gây ra những trận mưa lớn, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông bắc tràn về, nhiệt độ hạ thấp, tiết trời giá rét, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và trở ngại cho việc phát triển của cây trồng và vật nuôi[6].

Xã Phấn Mễ có nguồn nước mặt khá phong phú, địa bàn xã có dòng sông Đu chảy qua và hệ thống các hồ đập, khe suối và nguồn nước mưa hàng năm đã tạo nên nguồn nước mặt phong phú phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trên địa bàn. Nguồn nước ngầm có ở độ sâu trung bình 10m với

chất lượng nước đảm bảo cho sinh hoạt, tuy nhiên chưa có số liệu thống kê chính sác trữ lượng nước, về mùa khô vẫn có nơi chưa đủ nước sinh hoạt, hình thức khai thác chủ yếu là giếng khơi, giếng khoan[6].

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Về kinh tế:

Với điều kiện tự nhiên của địa phương trên cở sở tận dụng tối đa những lợi thế, chủ động phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc, khắc phục kịp thời những tồn tại hạn chế. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, Chính quyền và sự cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân dân các dân tộc trên địa bàn toàn xã. Đặc biệt là được chọn là một trong 35 xã điểm của Tỉnh Thái Nguyên trong chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Bộ mặt đời sống kinh tế của địa phương đã không ngừng được cải thiện đáng kể, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật được củng cố, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Để tạo điều kiện cho kinh tế của địa phương phát triển ổn định, hàng năm toàn xã luôn đảm bảo kế hoạch gieo cấy 925 ha cây lúa, 142,3 ha ngô, cây chè 276 ha. Năm 2017 tổng sản lượng lương thực đạt 5.638 tấn, sản lượng chè đạt 2.685,2 tấn. Ngoài trồng trọt nhân dân trên địa bàn rất quan tâm chú trọng đến chăn nuôi gia cầm, đây là một thế mạnh của địa phương trong những năm qua. Tổng số trang trại, gia trại chăn nuôi thời kỳ cao điểm là 207 góp phần giải quyết việc làm cho lao động dôi dư, hàng năm đã cung ứng cho thị trường hàng ngàn tấn thịt.

- Về xã hội:

Các chương trình y tế` Quốc gia được duy trì thường xuyên, xã có 1 Trạm y tế xã đã đạt chuẩn. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được chú trọng.

Toàn xã có 6 nhà trường, trong đó có 2 trường Mầm non, 2 trường tiểu học, 2 trường Trung học cơ sở. Tổng số học sinh theo học là 1.919 em, số trường đã đạt chuẩn Quốc gia là 5/6 trường đạt 83%. Công tác xóa đói giảm

nghèo hàng năm luôn được quan tâm, năm 2010 tổng số hộ nghèo toàn xã có 346 hộ bằng 12,37%, đến năm 2017 số hộ nghèo của xã giảm xuống còn 57 hộ bằng 2,5%.

- An ninh – Chính trị

Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã luôn được giữ vững và ổn định xã không có điểm nóng phức tạp về an ninh trật tự, nhân dân luôn đoàn kết thống nhất và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thành lê xã phấn mễ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)