Nhiệt độ úm cho gà

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thành lê xã phấn mễ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 49)

Tuổi ngày Nhiệt độ trong quây úm (oC)

1 - 3 ngày 32

4 - 6 ngày 31

7 - 10 ngày 29

11 - 14 ngày 28

15 - 30 ngày 28 – 32

- Thắp sáng suốt đêm cho gà trong giai đoạn úm để phòng chuột, mèo và để gà ăn nhiều thức ăn hơn.

- Khi gà được 4 - 5 ngày tuổi, nên nới rộng vòng úm để cho gà có diện tích không quá chật. Sau 3 - 4 ngày lại nới vòng úm một lần cho đến khi mở rộng hết diện tích.

- Thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để kịp thời xử lý những bất thường sảy ra.

- Do tập tính của gà thường uống nước cùng với lúc ăn nên đặt máng ăn và máng uống cạnh nhau để gà uống nước đầy đủ.

* Kỹ thật chăm sóc gà từ 2 - 4 tuần

- Trong giai đoạn này nên nhốt gà với mật độ 8 - 10 con/m2. - Quan sát và kiểm tra vật liệu lót nền, không để ẩm ướt, mốc. - Nếu phát hiện gà ốm, phải nhanh chóng cho gà ốm cách ly riêng. - Hàng ngày phải vệ sinh máng ăn, máng uống, không để thức ăn thừa. - Thường xuyên kiểm tra bổ sung nước sạch, để đảm bảo gà luôn đủ nước uống.

* Kỹ thuật chăm sóc gà trên 4 tuần tuổi

- Thả gà ra vườn khi thời tiết tốt, nắng, khô ráo bằng cách dùng lưới quây gà trong một khu vực nhất định. Tùy theo diện tích và quy mô có thể thả 1 con/1 m2 hoặc rộng hơn.

* Kỹ thuật thúc gà trước khi xuất bán (khi gà 80 - 90 ngày tuổi)

Trong quá trình chăn nuôi, để gà có mào đỏ tươi, chân vàng, tạo mã hợp thị hiếu, thịt thơm ngon khi gà đã đủ tuổi, hay khi giá gà đang cao cần thúc cho gà để nhanh bán. Cần thực hiện phương pháp sau:

-Dùng SORAMIN với liều 1ml/1 lít nước uống và AMILYTE với liều 1g/1 lít nước uống, thời gian cho uống 3 - 4 ngày, lộ trình sử dụng 2 - 4 tuần trước khi xuất bán. Sử dụng đúng liều, đúng thời gian sẽ cho kết quả tốt nhất [1].

3.2.2.3. Tìm hiểu hệ thống tổ chức sản xuất của trang trại

Để đảm bảo cho quá trình chăn nuôi và tiêu thụ gà không bị gián đoạn trang trại đã xây dựng được mô hình quan hệ giữa chủ trang trại, nhà cung cấp con giống, ngân hàng nông nghiệp, các công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi và thương lái ở các tỉnh lân cận. Dựa trên cơ sở xác lập mối quan hệ kinh tế giữa các đối tác có tính chất pháp lý. Mối quan hệ đó là:

- Quan hệ giữa nhà cung cấp con giống và trang trại là quan hệ cung ứng giống đảm bảo chất lượng. Từ đó trang trại đã chủ động được giống trong chăn nuôi của mình.

- Quan hệ giữa Ngân hàng nông nghiệp và trang trại là quan hệ tín dụng, Ngân hàng ký khế ước cho trang trại vay vốn sản xuất và khi hết hạn vay trang trại có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng theo khế ước đã ký.

- Quan hệ giữa trang trại và công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi. Công ty thức ăn chăn nuôi và trang trại ký kết hợp đồng đảm bảo cung cấp thức ăn đủ tiêu chuẩn thành phần dinh dưỡng, đủ số lượng cho cả lứa gà và vận chuyển thức ăn kịp thời khi trang trại gọi. Trang trại có nghĩa vụ thanh toán tiền cho công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi đầy đủ.

- Quan hệ giữa trang trại và thương lái, trang trại đảm bảo chất lượng gà thịt tốt nhất, mẫu mã đẹp, cung cấp đủ số lượng. Thương lái đảm bảo tiêu thụ tất cả các lứa gà của trang trại và thanh toán tiền ngay khi mua gà với giá cả theo thị trường.

Vậy với mối quan hệ mà trang trại đã tạo dựng được, dựa vào lòng tin, uy tín của các bên nên trang trại đã gần như chủ động được các yếu tố sản xuất để đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn.

3.2.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại

A. Chi phí xây dựng cơ bản cho 5.000 con gà thịt tại trang trại Thành Lê

Dưới đây là bảng tổng chi phí cho quá trình xây dựng chuẩn bị để nuôi 5000 con gà thịt của trang trại:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thành lê xã phấn mễ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)