Bảng thống kê kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề hình học lớp 5 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 36 - 40)

Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn

1.4. Thực trạng dạy học chủ đề hình học lớp 5 với sự hỗ trợ của CNTT ở

1.4.6. Bảng thống kê kết quả điều tra

Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về sự cần thiết về việc dạy học chủ đề hình học lớp 5 với sự hỗ trợ của CNTT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tiến hành tổng hợp và có được bảng thống kê sau:

Bảng 1.1: Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc dạy học chủ đề hình học lớp 5 với sự hỗ trợ của CNTT

Nội dung Số lượng Tỉ lệ(%)

Rất cần thiết 5 31,25 Cần thiết 10 62,5 Bình thường 1 6,25 Không cần thiết 0 0 Tổng số 16 100

Qua bảng số liệu, có thể nhận thấy hầu hết các giáo viên đều nhận thức được rõ tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc dạy học với sự hỗ trợ của CNTT. Khi nói về sự cần thiết của việc dạy học với sự hỗ trợ của CNTT có đến 10 giáo viên được chiếm 62,5% cho là “ Cần thiết”. Không có giáo viên nào cho rằng “Không cần thiết” và số giáo viên cho là “ Bình thường” rất thấp. Bên cạnh đó có 5 giáo viên ( 31,25%) cho là “ Rất cần thiết”. Vậy ta có thể kết luận: Dạy học với sự hỗ trợ của CNTT là rất cần thiết.

Bảng 1.2: Cảm nhận của học sinh khi giáo viên sử dụng phần mềm dạy học trong chủ đề hình học lớp 5

Nội dung Số lượng Tỉ lệ(%)

Rất hứng thú 48 66,67 Hứng thú 20 27,78 Bình thường 4 5,55 Không hứng thú 0 0 Tổng số 72 100

Nói về cảm nhận của bản thân khi được học môn Toán với sự hỗ trợ của CNTT có 48 HS (66,67 %) trả lời “Rất hứng thú”; 20 HS (27,78%) cho rằng mình “Hứng thú”, chỉ có 4 HS có suy nghĩ đó là điều bình thường, và không có HS nào nghĩ rằng “ Không hứng thú”. Điều này cho thấy: HS rất hứng thú với tiết học Toán có sự hỗ trợ của CNTT.

Bảng 1.3: Đánh giá của giáo viên về mức độ hứng thú của học sinh khi giáo viên thiết kế kế hoạch bài học sử dụng phần mềm dạy học trong chủ đề

Nội dung Số lượng Tỉ lệ(%) Rất hứng thú 11 68,75 Hứng thú 5 31,25 Bình thường 0 0 Không hứng thú 0 0 Tổng số 16 100

Đánh giá của GV về mức độ hứng thú của HS khi GV dạy học với sự hỗ trợ của CNTT, có 11 GV (68,75%) trả lời “ Rất hứng thú”, 5 GV (32,25%) nghĩ rằng HS sẽ “Hứng thú” , không có GV nào nghĩ HS của mình sẽ cảm thấy “Bình thường” và “ Không hứng thú” . Điều này cho thấy: GV nhận thức rất đúng đắn về ảnh hưởng tích cực của việc dạy học với sự hỗ trợ của CNTT, khi ứng dụng được các phần mềm dạy học vào trong các tiết học làm cho tiết học trở nên sinh động và góp phần tăng sự hứng thú cho HS, nâng cao chất lượng giờ Toán nói chung và kết quả học tập nói riêng.

Từ bảng số liệu 1.2 và 1.3 ta có biểu đồ đánh giá mức độ hứng thú của HS khi GV sử dụng phần mềm dạy học chủ đề hình học lớp 5 như sau:

Bảng 1.4: Nhận thức về tác dụng của việc dạy học chủ đề hình học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Nội dung

Giáo viên Học sinh

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Không khí lớp học sôi nổi 9 56,25 56 77,78

Không khí lớp học thoải mái 6 37,5 16 22,22

Không khí lớp học buồn chán 0 0 0 0

Ý kiến khác 1 6,25 0 0

Học sinh tiếp thu nhanh nội dung bài 13 81,25 64 88,89 Học sinh tiếp thu một phần nội dung 3 18,75 8 11,11

Học sinh tiếp thu chậm nội dung bài 0 0 0 0

Học sinh không tiếp thu được 0 0 0 0

01020304050607080901stQtr2ndQtr3rdQtr4thQtr

Cùng trả lời 2 câu hỏi có nội dung như nhau về tác dụng của việc ứng dụng CNTT vào giờ học Toán, ý kiến của GV và HS có nhiều điểm tương đồng. Với câu hỏi: “Theo thầy (cô) không khí lớp học như thế nào khi GV dạy học với sự hỗ trợ của CNTT?” có 9 GV (56,25%) cho rằng lớp học sôi nổi; 6 GC (37,5%) nghĩ rằng không khí lớp học sẽ thoải mái hơn, không GV nào nghĩ rằng lớp học sẽ buồn chán. Có 1 GV có ý kiến khác. Còn với HS cùng câu hỏi này có đến 56 HS (77,78%) cho rằng lớp học sôi nổi, 16 HS (22,22%) cho rằng tiết học sẽ thoải mái hơn nếu sử dụng CNTT, không HS nào nghĩ lớp học sẽ buồn chán và cũng không có HS nào có ý kiến khác. Từ kết quả khảo sát, ta thấy : Đa số GV và HS đều cho rằng lớp học sẽ sinh động và sôi nổi khi dạy học Toán với sự hỗ trợ của CNTT.

Trong tổng số 16 GV tham gia khảo sát có 13 GV (81,25%) cho rằng việc dạy học với sự hỗ trợ của CNTT sẽ giúp HS tiếp thu nhanh nội dung bài học, không có GV nào nghĩ là tiếp thu chậm và không tiếp thu được nội dung bài học. Chỉ có 3 GV (18,75%) cho rằng HS tiếp thu được một phần nội dung bài

học. Còn đối với HS có đến 64 HS (88,89%) cho rằng dạy học với sự hỗ trợ của CNTT sẽ tiếp thu nhanh nội dung bài học, không có HS nào tiếp thu chậm, rất ít nội dung bài, cũng như không HS nào nghĩ rằng sẽ không tiếp thu được nội dung bài học. Chỉ có 8HS ( 11,11%) cho rằng tiếp thu được một phần nội dung bài học. Thông qua kết quả, ta thấy: Nội dung bài học sẽ được HS tiếp thu nhanh nếu dạy học với sự hỗ trợ của CNTT.

Bảng 1.5: Mức độ sử dụng phầm mềm dạy học trong giờ Toán

Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%)

Chưa từng sử dụng 0 0

Có sử dụng nhưng rất ít 0 0

Sử dụng nhiều 10 62,5

Luôn luôn sử dụng 6 37,5

Tổng 16 100

Về vấn đề sử dụng CNTT trong dạy học môn Toán ở Tiểu học, đa số GV tham gia khảo sát đều đã ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Tuy nhiên mức độ sử dụng khác nhau, cụ thể là: 10 GV( 63,5%) “ Sử dụng nhiều”, không có GV nào “Chưa từng sử dụng” hay “Có sử dụng nhưng rất ít”, số GV luôn luôn sử dụng là 6GV ( 37,5%) . Từ kết quả ta thấy đa số GV đã có xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy học nhưng chưa thật sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề hình học lớp 5 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)