Biện pháp 1: Khai thác và sử dụng phần mềm Geogebra trong

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề hình học lớp 5 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 43 - 48)

Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn

2.1. Định hướng xây dựng và thực hiện các biện pháp dạy học chủ đề

2.2.1. Biện pháp 1: Khai thác và sử dụng phần mềm Geogebra trong

biểu tượng hình học lớp 5.

2.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Sử dụng biện pháp sẽ cho phép mô tả đầy đủ hệ thống Hình học vì phần mềm Geogebra này có một hệ thống các chức năng để tạo ra các đối tượng cơ bản như: điểm, đoạn thẳng … và thể hiện được các mối quan hệ hình học cơ bản như quan hệ liên thuộc, quan hệ ở giữa, quan hệ song song, quan hệ vuông góc … Nó có một hệ thống các công cụ để tác động lên các đối tượng hình học đã có nhằm xác lập những đối tượng hình học mới, những quan hệ hình học mới. Khi ta tác động vào các đối tượng của hình vẽ như dùng chuột làm thay đổi vị trí các điểm, độ dài các đoạn thẳng, độ lớn của góc,… ắt dẫn tới một số yếu tố thay đổi nhưng một số giữa các đối tượng vẫn được bảo tồn. Các quan hệ, thuộc tính này sẽ “bộc lộ” khi cho HS tác động vào hình vẽ.

Dùng Geogebra để thể hiện một khái niệm hoặc một ý tưởng mới trong toán học. Phần mềm này giúp HS khám phá sâu hơn khái niệm hoặc khám phá ở những góc độ khác nhau của khái niệm. Từng bước hướng dẫn để giúp học sinh xây dựng các cấu trúc và hiểu được mối liên hệ giữa các thành phần. Học sinh dùng mô hình để trả lời các câu hỏi trên phiếu học tập hoặc trên máy tính.

Nhờ sử dụng phần mềm GV đã giúp HS tự tìm ra được hướng chứng minh cho những bài toán hình học phức tạp bằng trực quan, hình ảnh. Quá trình này làm cho hình học giảm được tính trừu tượng hóa, phù hợp với lứa tuổi HS Tiểu học. Từ đó, phát huy cho HS tinh thần tự giác, tự học hỏi, tự nghiên cứu trong quá trình học tập bộ môn này.

2.2.1.2. Cách thực hiện biện pháp

Bước 1: Xác định nội dung cần phần

mềm Geogebra hỗ trợ

Bước 2: Lên ý tưởng sử dụng phần mềm

2.2.1.3. Ví dụ minh họa của biện pháp

Ví dụ 2.1. (Bài 3 -Toán 5-tr90) Cho biết diện tích của hình chữ nhật ABCD là

2400 2

cm (xem hình vẽ) . Tính diện tích của hình tam giác MDC.

Bước 1: GV xác định hình cần vẽ bằng phần mềm Geogebra

Bước 2: GV sẽ sử dụng phần mềm hình học Geogebra vẽ hình và phân tích hình,

giúp các em nhận ra các dữ kiện đã biết và dữ kiện chưa biết.

Bước 3: Phương pháp dạy học chủ yếu sẽ là vấn đáp và thảo luận nhóm Bước 4: Sử dụng phần mềm Geogebra để vẽ hình

Bước 3: Xác định phương pháp và phương

tiện dạy học phù hợp

Bước 4: Sử dụng phần mềm Geogabra vẽ

hình theo yêu cầu bài toán

Bước 5: Tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của

Bước 5: Tổ chức dạy học, hướng dẫn HS giải bài toán

Bài làm:

Chiều rộng hình chữ nhật ABCD là: 25 + 15 = 40 (cm)

Chiều dài của hình chữ nhật ABCD là: 2400 : 40 = 60 (cm)

Tam giác MDC là tam giác vuông nên diện tích tam giác MDC là:

25 x 60 : 2 = 750 (cm2) Đáp số: 750 cm2

Ví dụ 2.2. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều rộng bằng 3

5

chiều dài. Ở giữa vườn, người ta xây một cái bể hình tròn bán kính 2m. Tính diện tích phần đất còn lại của mảnh vườn đó.

Bước 1: GV cần vẽ hình theo yêu cầu bài toán.

Bước 2: GV sẽ sử dụng phần mềm Geogebra vẽ hình chữ nhật kích thước

như đề bài cho và vẽ cái bể hình tròn.

Bước 3: GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi, “Bài toán cho biết gì, hỏi

gì?”.

Bước 4: GV sử dụng phần mềm Geogebra vẽ hình chữ nhật với chiều rộng

bằng 3

Bước 5: Tổ chức dạy học, hướng dẫn HS giải bài toán

Bài làm:

Chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật là : 35 x 3 5 = 21 (m) Diện tích mảnh vườn là : 35 x 21 = 735 ( 2 m ) Diện tích cái bể hình tròn là : 2 x 2 x 3,14 = 12,56 ( 2 m )

Diện tích phần đất còn lại của mảnh vườn là : 735 – 12,56 = 722,44 ( 2

m ) Đáp số: 722,44 2

m

Ví dụ 2.3. Trong tiết 104 “ Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương” với mục tiêu

hình thành biểu tượng của hình hộp chữ nhật và hình lập phương cho HS. Để HS nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

Bước 1: GV xác định cần sử dụng phần mềm Geogebra vẽ hình hộp chữ

nhật và hình lập phương ở phần hình thành kiến thức cho HS.

Bước 2: GV sẽ thiết kế hình hộp chữ nhật và hình lập phương, hướng dẫn

HS thao tác kích và rê chuột, di chuyển các mặt các đỉnh của hình hộp chữ nhật và hình lập phương để các em nhận ra đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

Bước 3: GV sẽ cho HS thảo luận nhóm quan sát tìm ra đặc điểm của hình

Bước 4: GV sử dụng phần mềm Geogebra vẽ hình hộp chữ nhật và hình

lập phương

Bước 5: Tổ chức dạy học, giúp HS nhận dạng được hình hộp chữ nhật và

hình lập phương, biết được các đặc điểm của chúng.

+ Hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật và có 3 kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao.

+ Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông bằng nhau và có 3 kích thước bằng nhau.

Tóm lại, với HS chưa giỏi toán, việc đọc dữ kiện bài để vẽ được hình tương đối là khó vì vậy sự trợ giúp của hình ảnh trực quan trên Geogebra là rất tốt, nó giúp các em nhận dạng và giải bài toán.

Với HS giỏi toán, Geogebra càng tạo hứng thú cho các em học tập, khi có hình ảnh chân thực và trực quan.

2.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

GV cần nắm chắc kiến thức về chủ đề hình học, tạo không khí học thoải mái để HS phát huy tính tích cực. GV cũng cần được hỗ trợ về thiết bị như MVT kết nối Internet, máy chiếu,… đảm bảo phát huy đầy đủ tính năng của phần mềm, để học sinh có thể tư duy trực quan về mô hình mà giáo viên đưa ra.

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề hình học lớp 5 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)