Đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề hình học lớp 5 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 79 - 81)

Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm

3.3. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ, cụ thể là chọn lớp 5A2 (36 học sinh) là lớp thực nhiệm, lớp 5A9 (36 học sinh) là lớp đối chứng.

Nội dung giảng dạy ở cả hai lớp này về cơ bản là như nhau, điểm khác nhau là:

+ Lớp thực nghiệm do cô giáo Hà Thị Kim Dung dạy học chủ đề hình học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, theo các kế hoạch bài học mà khóa luận đề xuất.

+ Lớp đối chứng thực hiện dạy học như bình thường.

Để kết quả dạy học thực nghiệm đảm bảo tính khách quan, chúng tôi tiến hành chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm theo các tiêu trí sau:

- Học lực và khả năng nhận thức của học sinh ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đối đồng đều (qua quá trình theo dõi việc học tập và tham khảo ý kiến của giáo viên dạy học bộ môn Toán của 2 lớp)

- Ý thức và thái độ học tập của học sinh 2 lớp là tương đương nhau (qua quá trình theo dõi việc học tập và tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm của hai lớp)

- Sĩ số học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải tương đương nhau.

- Trình độ nghiệm vụ, thâm niên công tác, sự hiểu biết về phê bình sinh thái của giáo viên phụ trách môn Toán ở 2 lớp là tương đương nhau.

Trong 3 tiêu chuẩn trên, chúng tôi quan tâm nhất đến tiêu chuẩn: Học lực và khả năng nhận thức của học sinh hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải tương đối đồng đều, nhằm đảm bảo tính khách quan, tính chính xác của quá trình làm thực nghiệm.

Do đó trước khi làm thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra năng lực, trình độ nhận thức của học sinh hai lớp thực nghiệm và đối chứng bằng một bài kiểm tra. Từ đó, có thêm căn cứ trong việc lựa chọn đối tượng học sinh thực nghiệm và giúp cho việc đánh giá kết quả nhận thức của học sinh sẽ đạt kết quả tốt nhất, việc đối sách sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Phân loại đánh giá theo ba mức độ: + Hoàn thành tốt (Điểm từ 9 – 10) + Hoàn thành (điểm từ 5 – 8) + Chưa hoàn thành (điểm dưới 5)

Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 3.1

Bảng 3. 1. Bảng thống kê kết quả điều tra đầu vào của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Lớp Số bài kiểm tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Thực nghiệm (5A2) 36 10 27,8% 22 61,1% 4 11,1% Đối chứng (5A9) 36 9 25,0% 23 63,9% 4 11,1%

Dựa vào bảng thống kê trên chúng tôi nhận thấy tỉ lệ kết quả bài kiểm tra của học sinh ở các mức độ hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành của học sinh hai lớp là xấp xỉ nhau. Vì vậy, chúng tôi rất yên tâm về mặt lựa chọn đối tượng học sinh thực nghiệm.

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả đầu vào của lớp thực nghiệm (lớp 5A2) và lớp đối chứng (lớp 5A9).

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề hình học lớp 5 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)