Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm
3.6. Thống kê mô tả kết quả thực nghiệm
3.6.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm
Chúng tôi sử dụng phần mềm Classdojo để tạo ra các tiêu chí đánh giá về học sinh, và kết quả thu được là những kĩ năng các em có được qua quá trình thực nghiệm.
Danh sách học sinh lớp thực nghiệm 5A2
Bảng 3.2. Bảng phân tích định tính kết quả thực nghiệm
Các tiêu chí đánh giá
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Làm việc chăm chỉ 23 72% 34 94% Làm việc nhóm 28 76% 35 92% Sôi nổi 27 58% 34 84% Sự kiên trì 25 60% 33 86% Trợ giúp người khác 20 64% 29 80%
Tích cực tham gia hoạt động 30 82% 34 92%
Sau quá trình tiến hành thực nghiệm chúng tôi rút ra một số kết luận định tính:
- Về phía học sinh:
+ Học sinh hứng thú tham gia học tập, tham gia các hoạt động đươc giao. + Học sinh thảo luận nhóm, trao đổi, trình bày ý kiến của cá nhân trong giờ học một cách tích cực.
+ Tất cả học sinh đều học tập sôi nổi. Ngoài ra, chúng tôi thấy nhóm học sinh thực nghiệm có tốc độ phản ứng nhanh hơn trước các tình huống kiến thức của đề bài, giải quyết vấn đề một cách hợp lí, sáng tạo.
- Về phía giáo viên:
Các giáo viên đều khẳng định: Việc thực hiện các hoạt động, hình thức các tố chức dạy học này đã giúp đánh giá học sinh một cách toàn diện về các kĩ năng, năng lực học tập và tính tích cực, chủ động học tập của học sinh trong quá trình học được nâng lên rõ rệt.
3.6.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm.
Chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng của lớp thục nghiệm và lớp đối chứng theo hệ thống kiến thức bài dạy, theo các bài tập đã được thiết kế.
Kết quả kiểm tra cho thấy số bài hoàn thành tốt tăng lên, điều này khẳng định việc bước đầu sử dụng các biện pháp, tổ chức các hoạt động, thiết kế bài
học để dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái đã đem lại hiệu quả nhất định trong quá trình dạy học.
Bảng 3.3. Bảng so sánh kết quả đầu ra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Lớp Số bài kiểm tra
Xếp loại
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Thực nghiệm (5A2) 36 11 30,5% 24 66,7% 1 2,8% Đối chứng (5A9) 36 8 22,2% 24 66,7% 4 11,1%
Chúng tôi đánh giá hiệu quả giờ dạy căn cứ vào mức độ học sinh nhận thức, trình bày trong bày kiểm tra. Phân loại theo 3 mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành.
Từ bảng so sánh trên, ta có biểu đồ thể hiện cụ thể:
Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ biểu thị kết quả kiểm tra đầu vào và kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, ta thấy có những dấu hiệu tích cực qua thời gian thực nghiệm. Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành ở lớp thực nghiệm đã giảm đi, tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt tăng lên đáng kể sau khi tiến hành thực nghiệm. Điều này có thể cho chúng ta nhận thấy những hiệu quả mang lại sau thời gian thực nghiệm với việc dạy học chủ đề hình học lớp 5 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.