Biện pháp 2: Sử dụng các phần mềm MindMap tổ chức thiết lập

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề hình học lớp 5 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 48)

Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn

2.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng các phần mềm MindMap tổ chức thiết lập

bản đồ tư duy trong quá trình dạy học chủ đề hình học lớp 5.

2.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Có thể thấy với cách ghi chép và dạy học bằng Bản đồ tư duy đó là sự logic, mạch lạc, trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ do nó được thể hiện bởi nhiều màu sắc, liên kết, liên hệ giữa các ý của một vấn đề. Đồng thời sử dụng Bản đồ tư duy giúp cho HS nhìn thấy “bức tranh” tổng thể mà lại chi tiết, dễ học, dễ nhớ, kích thích hứng thú học tập của HS, kích thích sự sáng tạo của HS, giúp HS mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức, hệ thống hóa kiến thức, từ đó giúp HS ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức.

Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông, chúng giúp GV và HS trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua sơ đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức, các chủ đề, các công thức, các lý thuyết, các dấu hiệu, … đã học để củng cố kiến thức; tăng cường khả năng ghi nhớ, khả năng tổng thuật tài liệu, khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ, đưa ra ý tưởng mới... Thực tiễn cho thấy: dạy học với sự hỗ trợ của Mind Map là giải pháp được lựa chọn nhằm phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ và năng lực tư duy sáng tạo của HS.

Tóm lại, sử dụng thành thạo và hiệu quả các phần mềm vẽ Mind Map để thiết lập các Bản đồ tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong quá trình dạy học của GV và quá trình học của HS. GV sẽ tiết

kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp HS nắm được kiến thức thông qua một Mind Map thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức . Đồng thời trong quá trình thảo luận nhóm để thiết lập các Mind Map, HS sẽ rèn luyện được một số kỹ năng như kỹ năng xử lý, tổ chức, đánh giá thông tin và nội dung học tập, kỹ năng trình bày ngôn ngữ giao tiếp bằng văn bản, lời nói với GV, bạn bè về các vấn đề học tập, kỹ năng hoạch định quá trình và lên kế hoạch học tập,… HS sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy cho HS đặc biệt rất hữu ích trong khâu củng cố.

2.2.2.2. Cách thực hiện của biện pháp

Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung bài

học cần sử dụng phần mềm Mind Map

Bước 2: Xác định phương pháp và phương

tiện dạy học phù hợp

Bước 3: Lựa chọn kiến thức trọng tâm và xác

định logic hình thành kiến thức để tạo lập Mind Map

Bước 4. Sử dụng phần mềm thiết kế các

module Mind Map, xây dựng thư viện Mind Map hỗ trợ việc học

Bước 5: Tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của

2.2.2.3. Ví dụ minh họa của biện pháp

Ví dụ 2.4. Sau khi học xong bài “ Hình tam giác” và bài “Diện tích hình tam

giác”, HS đã có biểu tượng về hình tam giác, một số đặc điểm và công thức tính diện tích hình tam giác vì vậy GV có thể sử dụng BĐTD để khái quát lại nội dung chính mà HS cần ghi nhớ.

Bước 1: GV xác định nội dung HS cần tổng hợp là kiến thức các em đã

được học về hình tam giác.

Bước 2: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, hướng dẫn các em tự tạo

bản đồ tư duy bằng tranh ảnh, màu vẽ, …

GV có thể đưa ra câu hỏi thảo luận để HS hình thành nội dung cần nắm chắc. Các câu hỏi thảo luận:

1.Tìm ví dụ trong thực tế có dạng hình tam giác.

2.Hình tam giác có những đặc điểm gì? Mô tả các đặc điểm đó ?

3.Hình tam giác có mấy dạng? Các dạng đó được thể hiện như thế nào? 4.Nêu công thức tính diện tích hình tam giác?

Bước 3: GV lựa chọn những kiến thức trọng tâm của bài “ Hình tam

giác” và bài “ Diện tích hình tam giác” để tạo lập BĐTD bằng phần mềm Mind Map

Bước 4: GV sử dụng phần mềm Mind Map thiết kế các module Mind

Map, xây dựng thư viện Mind Map

Bước 5: Tổ chức dạy học, HS đối chiếu BĐTD của mình với BĐTD của

GV, giúp HS khái quát và khắc sâu nội dung kiến thức trọng tâm về hình tam giác.

Ví dụ 2.5. Sau khi học xong bài “ Hình thang” và bài “Diện tích hình thang”, HS đã có biểu tượng về hình thang, một số đặc điểm và công thức tính diện tích hình thang vì vậy GV có thể sử dụng BĐTD để khái quát lại nội dung chính mà HS cần ghi nhớ.

Bước 1: GV xác định nội dung HS cần tổng hợp là kiến thức các em đã

được học về hình thang.

Bước 2: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, hướng dẫn các em tự tạo

bản đồ tư duy bằng tranh ảnh, màu vẽ, …

GV có thể đưa ra câu hỏi thảo luận để HS hình thành nội dung cần nắm chắc. Các câu hỏi thảo luận:

1.Tìm ví dụ trong thực tế có dạng hình thang. 2.Hình thang được định nghĩa như thế nào?

3. Hình thang có những đặc điểm gì? Mô tả các đặc điểm đó ? 4.Nêu công thức tính diện tích hình tam giác?

Bước 3: GV lựa chọn những kiến thức trọng tâm của bài “ Hình thang”

và bài “ Diện tích hình thang” để tạo lập BĐTD bằng phần mềm Mind Map

Bước 4: GV sử dụng phần mềm Mind Map thiết kế các module Mind

Bước 5: Tổ chức dạy học, HS đối chiếu BĐTD của mình với BĐTD của

GV, giúp HS khái quát và khắc sâu nội dung kiến thức trọng tâm về hình thang.

Ví dụ 2.6 . Sau khi học xong bài “ Hình tròn. Đường tròn” , bài “Chu vi hình

tròn” và bài “Diện tích hình tròn” , HS đã có biểu tượng về hình tròn, phân biệt được hình tròn và đường tròn. HS biết được một số đặc điểm và công thức tính chu vi và diện tích của hình tròn vì vậy GV có thể sử dụng BĐTD để khái quát lại nội dung chính mà HS cần ghi nhớ.

Bước 1: GV xác định nội dung HS cần tổng hợp là kiến thức các em đã

được học về hình tròn.

Bước 2: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, hướng dẫn các em tự tạo

bản đồ tư duy bằng tranh ảnh, màu vẽ, …

GV có thể đưa ra câu hỏi thảo luận để HS hình thành nội dung cần nắm chắc. Các câu hỏi thảo luận:

1. Tìm ví dụ trong thực tế có dạng hình tròn.

2. Hình tròn có những đặc điểm gì? Mô tả các đặc điểm đó ? 3. Hình tròn có những tính chất nào?

4. Nêu công thức tính chu vi hình tròn 5. Nêu công thức tính diện tích hình tròn

Bước 3: GV lựa chọn những kiến thức trọng tâm của bài “ Hình tròn.

Đường tròn”, bài “ Chu vi hình tròn” và bài “Diện tích hình tròn” để tạo lập BĐTD bằng phần mềm Mind Map

Bước 4: GV sử dụng phần mềm Mind Map thiết kế các module Mind

Map, xây dựng thư viện Mind Map

Bước 5: Tổ chức dạy học, HS đối chiếu BĐTD của mình với BĐTD của

GV, giúp HS khái quát và khắc sâu nội dung kiến thức trọng tâm về hình tròn.

2.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

GV cần tạo được môi trường học tập thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS, cụ thể: chuẩn bị chu đáo về trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ như MVT có kết nối Internet, thư viện điện tử hỗ trợ, các mô hình, hình vẽ... đảm bảo các điều kiện cho việc rèn luyện kỹ năng TH cho HS trong học tập với sự hỗ trợ của các phần mềm Mind Map diễn ra thành công.

2.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng phần mềm MS PowerPoint xây dựng các tài liệu điện tử hỗ trợ học tập chủ đề hình học lớp 5.

2.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

MS PowerPoint trợ giúp GV thiết kế và trình diễn các bài giảng, các bài thuyết trình. Có các tính năng hiện đại cho phép tạo và thay đổi nội dung một

cách nhanh chóng và thuận tiện. Tạo ra các bài giảng đa phương tiện bằng cách hỗ trợ văn bản, hình vẽ (động và tĩnh), âm thanh. Kích thích sự hứng thú của học sinh Tiểu học.

Việc thực hiện biện pháp mang lại cho HS những tiết học trực quan, giúp HS nhanh chóng tư duy và ghi nhớ kiến thức một cách nhanh chóng. Việc hỗ trợ trình chiếu các tài liệu (hình ảnh, video,.. ) tạo sự chú ý và hứng thú của HS đến tiết học.

2.2.3.2. Cách thực hiện của biện pháp

2.2.3.3. Ví dụ minh họa của biện pháp

Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung bài

giảng và PPDH phù hợp để sử dụng phần mềm Power Point

Bước 2: Lựa chọn thông tin đưa vào bài

giảng và các phương tiện truyền tải thông tin trên Power Point

Bước 3: Xây dựng kịch bản, thiết kế bài

giảng bằng Power Point

Bước 5: Điều chỉnh kế hoạch dạy học trên

Power Point, điều chỉnh các bước cho phù hợp nội dung, thời lượng và điều kiện dạy học

Ví dụ 2.7. Tiết 105: “Diện tích xung quanh và diện this toàn phần của hình hộp

chữ nhật”

Bước 1: GV xác định mục tiêu của bài là hình thành biểu tượng về diện

tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương và biết công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.

Bước 2: GV căn cứ vào nội dung bài giảng và trình độ của HS để lựa chọn

thông tin trong SGK hoặc SGV đưa vào bài giảng. GV lựa chọn hình ảnh sinh động về hình hộp chữ nhật để truyền tải nội dung cơ bản, bổ sung kiến thức một cách hợp lí.

Bước 3: GV thiết kế bài dạy trên Power Point Bước 4: GV thể hiện bài giảng trên Power Point

Bước 5: GV cho chạy lại toàn bộ bài giảng để từ đó điều chỉnh các bước

cho phù hợp với nội dung thời lượng và điều kiện dạy học.

Giáo án minh họa: Tiết 107: “Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của

hình lập phương”.

Tiết 107: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN

CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

2. Kĩ năng

Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài tập có liên quan.

3. Thái độ

HS yêu thích môn học

Thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Power Point Máy chiếu

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

HĐ của giáo viên HĐ của HS ND bài giảng thiết kế

trên Powerpoint

1. Kiểm tra

- Yêu cầu HS nêu lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật - HS nêu lại - GV nhận xét kết quả trả lời của HS - HS lắng nghe 2. Bài mới Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương

- Đưa ra mô hình trực quan

- Hình lập phương có đặc điểm gì giống với hình hộp chữ nhật? - Có nhận xét gì về 3 kích thước của hình HS quan sát - Có 6 mặt, 8 đỉnh và 12 cạnh - Chiều dài =

lập phương? chiều rộng = chiều cao. - Hình lập phương có đủ đặc điểm của hình hộp chữ nhật không? - Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt, vì khi có chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật bằng nhau thì nó chính là hình lập phương - Yêu cầu HS thảo

luận nhóm bàn dựa vào công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để tìm ra công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4 và diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.

- GV yêu cầu 2 HS đọc lại phần ghi nhớ - Yêu cầu cả lớp đọc lại phần ghi nhớ - HS đọc lại - GV ghi: Sxq = a  a  4 STP = a  a  6 Ví dụ: - Gọi một HS đọc ví dụ trong SGK(trang 111)

- Yêu cầu một HS lên bảng làm bài; HS dưới lớp làm ra nháp - HS đọc - HS làm bài Bài giải Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là: (5  5)  4 = 100(cm2) Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: (5  5)  6 = 150(cm2) Đáp số: 100 cm2

- Gọi 1 HS nhận xét bài của bạn - GV nhận xét, xác nhận kết quả 150cm2 - HS nhận xét - HS lắng nghe Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài vào vở; 1 HS làm trên bảng - Gọi một HS nhận xét bài của bạn - GV nhận xét, chữa bài - Một HS đọc - HS làm bài - HS nhận xét Đáp số: Sxq = 9m2 STP = 13,5m2 - GV hỏi: Muốn tính

diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm thế nào? - HS nêu lại Bài 2: - Gọi một HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS làm bài vào vở - Một HS đọc đề bài - HS làm bài Đáp số :31,25dm2

2.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

GV nắm được các yếu tố cơ bản trong việc thiết kế slide. Lớp học được trang bị trang thiết bị, công cụ hỗ trợ như: MVT, máy chiếu, loa,… Sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp. Kích thích hứng thú của học sinh vào bài học, qua những bài giảng sinh động.

2.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng phần mềm violet tạo bài tập trắc nghiệm để tiến hành đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập chủ đề hình học lớp 5.

2.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Trên cơ sở các mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá đối với quá trình dạy và học môn Toán, khóa luận đề xuất biện pháp sử dụng CNTT cụ thể là phần mềm Violet để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có phản hồi và hướng dẫn nhằm giúp HS tự ôn tập, củng cố và nắm vững một số kiến thức hình học lớp 5. Để từ đó HS có thể rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra đánh giá trong qua trình học.

2.2.4.2. Cách thực hiện của biện pháp

- Gọi một HS nhận xét bài của bạn. Yêu cầu giải thích cách làm. - Vì hộp không có nắp nên chỉ tính diện tích 5 mặt. III. Củng cố – dặn dò:

- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập phương - Dặn HS học ghi nhớ, chuẩn bị “Luyện tập”

2.2.4.3. Ví dụ minh họa của biện pháp

Ví dụ 2.8: Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để kiểm

tra đánh giá kết quả học tập sau khi học xong về diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn.

Bước 1: Xác định mục đích của bài trắc nghiệm giúp HS tự kiểm tra,

đánh giá để ôn tập, củng cố lại cách tính diện tích các hình. Từ đó nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình tự học đồng thời giúp HS phát hiện ra các sai lầm, thiếu sót. Hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Bước 2: Lập ma trận xây dựng đề

- Về nội dung bao gồm các kiến thức: diện tích hình tam giác, diện tích hình

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề hình học lớp 5 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)