Chuẩn kiến thức kĩ năng về dạy học đại lượng và đo đại lượng

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.3. Chuẩn kiến thức kĩ năng về dạy học đại lượng và đo đại lượng

- Lớp 2

+ Biết đề - xi - mét là một đơn vị đo độ dài; tên gọi, kí hiệu của nó; biết quan hệ giữa dm và cm, ghi nhớ 1dm = 10cm.

+ Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản; thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề - xi - mét.

+ Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.

+ Nhận biết được độ dài đề - xi - mét trên thước thẳng. + Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản. + Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật thông thường.

+ Biết ki - lô - gam là đơn vị đo khối lượng; đọc, viết tên và kí hiệu của nó. + Biết dụng cụ cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.

+ Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số kèm đơn vị đo kg.

+ Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.

+ Nhận biết đơn vị đo thời gian ngày, giờ. + Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.

+ Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian. + Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.

+ Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng (biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày); ngày, tuần lễ.

+ Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét.

+ Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: đề - xi - mét, xăng - ti - mét.

+ Biết ki - lô - mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, biết viết kí hiệu đơn vị ki - lô - mét.

+ Biết mi - li - mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi - li - mét.

+ Biết thực hiện phép tính, giải bài toán liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học.

- Lớp 3

+ Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12 và đọc được theo hai cách.

+ Biết tên gọi, kí hiệu của đề - ca - mét, héc - tô - mét. + Biết quan hệ giữa héc - tô - mét và đề - ca - mét.

+ Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại. + Biết mối liên hệ giữa các đơn vị đo thông dụng (km và m; m và mm). + Biết làm các phép tính với các số đo độ dài.

+ Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.

+ Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki - lô - gam. + Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.

+ Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng vào giải toán. + Biết sử dụng cân đo đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.

+ Biết một năm có 12 tháng; biết tên gọi các tháng trong năm; biết số ngày trong tháng; biết xem lịch.

+ Nhận biết các số từ I đến XII (để xem được đồng hồ); số XX, XXI (đọc và viết “thế kỉ XX, thế kỉ XXI”).

+ Nhận biết tiền Việt Nam loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.

+ Nhận biết các tờ giấy bạc: 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng. + Bước đầu biết đổi tiền.

+ Biết làm tính trên các số đo với đơn vị là đồng.

+ Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam).

+ Biết giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đã học.

+ Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ của tạ, tấn với ki - lô - gam.

+ Biết thực hiện các phép tính với các số đo: tạ, tấn.

+ Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề - ca - gam, héc - tô - gam và gam. + Biết đơn vị giây, thế kỉ.

+ Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm. + Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.

+ Biết đề - xi - mét vuông, mét vuông là đơn vị đo diện tích.

+ Biết được 1dm2 = 100cm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại.

+ Biết được 1m2 = 100dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2sang dm2, cm2. + Biết ki - lô - mét vuông là đơn vị đo diện tích.

+ Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki - lô - mét vuông. + Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.

+ Chuyển đổi được các số đo diện tích. + Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.

+ Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng. - Lớp 5

+ Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.

+ Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán các bài toán với các số đo khối lượng.

+ Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi - li - mét vuông; biết quan hệ giữa mi - li - mét vuông và xăng - ti - mét vuông.

+ Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.

+ Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc - ta.

+ Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân. + Có biểu tượng về xăng - ti - mét khối, đề - xi - mét khối.

+ Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích; xăng - ti - mét khối, đề - xi - mét khối.

+ Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng - ti - mét khối, đề - xi - mét khối. + Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.

+ Biết thực hiện cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian. + Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. + Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.

+ Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

+ Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng. + Biết quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).

+ Biết giải các bài toán liên quan đến tính diện tích, thể tích của hình đã học. + Biết viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân.

+ Biết chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ.

+ Biết thực hành tính với số đo thời gian và vận dụng vào trong giải toán.

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)