Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng (Trang 32 - 55)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.1. Khái quát tình hình trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ

Trường được thành lập vào tháng 8 năm 1982 với tên trường: Trường phổ thông cơ sở Dệt. Năm 1988 - 1989 đổi tên thành Trường cấp 1 Dệt. Năm 2002 trường Tiểu học Dệt được đổi tên thành Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng. Đến tháng 6 năm 2003 thì sáp nhập trường Tiểu học Nông Trang vào trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng. Ngày đầu mới thành lập trường chỉ có 6 lớp với hơn 200 em học sinh và 13 thầy, cô giáo. Cơ sở vật chất là một số nhà lợp tôn của nhà máy Dệt nhượng lại. Trang thiết bị phục vụ cho công tác Dạy - Học, cho nhà trường hầu như không có gì. Đến nay, nhà trường đã có một cơ ngơi khang trang, khuân viên, cảnh quan sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp”. Nhà trường là một tập thể sư phạm đoàn kết chung sức, đồng lòng, có đạo đức và lối sống lành mạnh, có năng lực chuyên môn vững vàng, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay. Trường đã trải qua 37 năm xây dựng và trưởng thành với truyền thống thi đua dạy tốt, học tốt. Theo đó, nhà trường đã có nhiều năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, bằng khen của UBND Tỉnh, nhiều lần được UBND Tỉnh tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu cấp học, năm học 2014 - 2015 đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba, được chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ tặng kỉ niệm chương Hùng Vương. Năm học 2015 - 2016, nhà trường được Bộ GD & ĐT tặng Cờ thi đua Xuất sắc dẫn đầu các phong trào thi đua, năm 2010 được Thủ Tướng Chính Phủ tặng bằng

khen, Công đoàn được Công đoàn giáo dục Việt Nam tặng Cờ, Bằng khen, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được Tỉnh đoàn, Thành đoàn tặng cờ thi đua xuất sắc. Nhà trường có nhiều giáo viên dạy giỏi, HS năng khiếu các cấp trong đó có nhiều giải cấp quốc gia. Trường được công nhận Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1996 - 2000 và được công nhận lại năm 2017. Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lí và GV tâm huyết, trách nhiệm yêu nghề, có đạo đức tốt, có năng lực nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, đặc biệt có nhiều GV giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh và cấp quốc gia. Trong nhiều năm qua, kết quả HS năng khiếu của trường luôn được duy trì và không ngừng nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Luôn đứng đầu khối Tiểu học của thành phố Việt Trì và tỉnh Phú Thọ. Kết quả học sinh năng khiếu các cấp đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đặc biệt số HS đạt giải quốc gia vượt kế hoạch 134 giải, tăng so với năm học trước 88 giải, HS đạt giải quốc tế vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra 20 giải, tăng so với năm học trước 19 giải. Nhà trường luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà đi đôi với nhiệm vụ phát triển và bồi dưỡng HS năng khiếu. Ngay từ đầu các năm học, nhà trường đã tiến hành kiểm tra, khảo sát chất lượng HS. Trên cơ sở đó, GV xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc dạy phân hóa cho HS trong các giờ học phân công GV có năng lực để hướng dẫn năng khiếu ở tất cả các môn. Mạng internet được phủ sóng ở tất cả các lớp học và khu vực trường để phục vụ cho GV, HS ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong học tập, tìm kiến và khám phá tri thức. Nhà trường thành lập tổ tư vấn, hướng dẫn, bồi dưỡng học sinh năng khiếu của trường để các em có đủ khả năng và tự tin tham gia các cuộc thi HS năng khiếu, các cuộc giao lưu (Thể dục nhịp điệu erobic, bơi lội, giao lưu toán tuổi thơ toàn quốc, tìm kiếm tài năng trẻ toán học quốc gia MYTS, kì thi Toán quốc tế Kangaroo, Olimpic Toán quốc tế Singapore và Châu Á - SASMO. Violimpic Toán cấp quốc gia, Olimpic Smart English cấp Tỉnh, cấp quốc gia, Olimpic Tiếng Anh trên internet cấp Tỉnh, cấp Quốc gia,... Trong các kì giao lưu, HS của trường

đã được kết quả rất cao. Chính vì vậy, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng luôn là ngôi trường mà các bậc phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình.

1.3.2. Thực trạng việc đề xuất các biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh Tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ

1.3.2.1. Mục đích điều tra

Bước đầu tìm hiểu thực trạng các biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.

1.3.2.2. Đối tượng điều tra

Giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và học sinh lớp 4A2 và 4A8 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.

1.3.2.3. Phương pháp điều tra

- Phương pháp phỏng vấn - phương pháp quan sát

- Phương pháp phát phiếu điều tra - Phương pháp thống kê toán học

1.3.2.4. Kết quả điều tra

a. Vai trò và tầm quan trọng của việc khắc phục biện pháp sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng

Qua điều tra chúng tôi thấy phần lớn giáo viên cho rằng việc khắc phục biện pháp sai lầm cho học sinh trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng rất cần thiết (92,7 %) một bộ phận nhỏ giáo viên là cần thiết. Khi hỏi nguyên nhân các thầy cô cho rằng nó góp phần củng cố hệ thống kiến thức , phương pháp giải toán, đặc biệt khắc phục được những lỗi học sinh hay thường gặp khi giải các bài toán về đại lượng và đo đại lượng của học sinh tiểu học; nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát cho HS, khả năng sáng tạo và rèn tính tỉ mỉ cho học sinh, góp phần rèn luyện những đức tính cần thiết cho người lao động trong giai đoạn mới.

b. Mục đích khắc phục sai lầm khi giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng ở Tiểu học

Qua điều tra 100% giáo viên: Mục đích khắc phục sai lầm khi giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng ở Tiểu học nhằm rèn luyện kĩ năng giải toán, phát triển tư duy logic cho học sinh, củng cố kiến thức, rèn luyện sự tỉ mỉ, cẩn thận khi làm bài của học sinh, rèn luyện tính mềm dẻo của tư duy.

c. Thực trạng việc sử dụng các biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học khi giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng

Qua điều tra giáo viên, chúng tôi thấy giáo viên đã sử dụng một số biện pháp: 100 % giáo viên (50/50) củng cố vững chắc và hướng dẫn đào sâu các kiến thức đã học và thường ra những bài tập khó hơn trình độ chung (theo chuẩn kiến thức, kĩ năng). Gần 48 % (24/50) có thêm những biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh khi giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng bằng các cách khác nhau. Phần lớn GV hướng dẫn và để tự HS phát hiện ra lỗi sai của mình và tự sửa chúng.

d. Nguyên nhân thực trạng việc sử dụng các biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học khi giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng

Từ kết quả điều tra cho thấy, đa số GV đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các biện pháp khắc phục sai lầm cho HS tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng ở tiểu học và đã sử dụng được một số biện pháp khắc phục sai lầm trong giải toán cho các em song nhìn chung thiếu sự đồng bộ. Chẳng hạn các biện pháp: Tăng cường vận dụng kiến thức về đại lượng, đo đại lượng vào thực hành và đời sống, HS tự sửa chữa các sai lầm trong giải các bài toán về đại lượng và đo đại lượng. Có các hạn chế trên là do thời gian bồi dưỡng học sinh của GV còn hạn chế, trình độ nhận thức của HS không đồng đều. Mặt khác các GV chưa phân định hoàn toàn rõ ràng mục đích, tác dụng của mỗi biện pháp khác nhau trong việc khắc phục các sai lầm khi giải toán về đại lượng cho học sinh, cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ cho hoạt động dạy - học còn có nhiều hạn chế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học khi giải các dạng toán về đại lượng và đo lượng. Chúng tôi rút ra một số kết luận:

1. Phần lớn giáo viên thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học khi giải các dạng toán về đại lượng và đo lượng.

2. Giáo viên đã sử dụng một số biện pháp trong việc khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học khi giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng, tuy nhiên nhìn chung thiếu tính toàn diện hoặc sự phát hiện đúng các nguyên nhân sai lầm còn hạn chế.

3. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy một một số khó khăn của giáo viên trong việc khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học khi giải các dạng toán về đại lượng và đo lượng.

4. Có thể rèn kĩ năng giải toán, phát triển khả năng lập luận, suy luận, phát triển tư duy logic cho học sinh tiểu học thông qua các biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học khi giải các dạng toán đại lượng và đo đại lượng ở Tiểu học.

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI LẦM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG GIẢI CÁC DẠNG TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG

VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG 2.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Ở Tiểu học trong các tiết học trên lớp, cũng như tự học học sinh thường hay mắc sai lầm trong giải toán, đặc biệt là giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng. Việc khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng là một trong những vấn đề quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học toán ở tiểu học nói chung dạy học đại lượng và đo đại lượng nói riêng.

Điều đó yêu cầu khi khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng cần phải đảm bảo tuân thủ một số nguyên tắc cụ thể sau đây:

2.1.1. Nguyên tắc 1. Đảm bảo tính khoa học

Toán học với tư cách là khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực, có một hệ thống kiến thức và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt, lao động. Đó cũng là những công cụ cần thiết để học các môn học khác. Do đó, các biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng cần đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ, đảm bảo đầy tính mục đích. Khi học sinh giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng được rèn luyện kỹ năng tính toán, suy nghĩ, suy luận và kỹ năng giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học. Giáo viên cần chú ý một số điểm sau:

- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết để các em có thể giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng, sau đó nâng cao dần mức độ sao cho phù hợp với năng lực của từng đối tượng học sinh.

- Giúp cho học sinh hiểu được bản chất của các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng, từ đó hướng dẫn các em biết cách tìm ra những sai lầm mà mình mắc phải khi giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng.

- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, khả năng suy luận, tư duy một cách khoa học và logic.

- Trình bày các dạng bài toán theo một hệ thống logic từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách khoa học.

2.1.2. Nguyên tắc 2. Đảm bảo hướng đích mục tiêu giáo dục toán học nói chung mục tiêu giáo dục trong dạy học đại lương và đo đại lượng nói riêng ở Tiểu học

Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung các biện pháp xây dựng ngoài việc đảm bảo tính chính xác, phù hợp với nội dung chương trình môn Toán ở Tiểu học nói chung, chương trình dạy học đại lượng và đo đại lượng ở Tiểu học nói riêng. Đảm bảo mục tiêu dạy học môn Toán cũng như dạy học đại lượng và đo đại lượng ở Tiểu học. Các biện pháp khắc phục sai lầm bên cạnh việc giúp học sinh tiếp thu kiến thức, rèn kỹ năng giải toán, việc khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng đảm bảo việc dạy và học giải các bài toán về đại lượng và đo đại lượng giúp giáo dục cho các em học sinh có được nhân cách, các đức tính tốt đẹp của người lao động đó là cần cù, chịu khó, ham học hỏi, kiên trì, không lùi bước trước những khó khăn, gian khổ, thử thách của cuộc sống. Ngoài ra, nó còn giúp phát triển ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, rèn luyện tư duy, phát triển vốn sống, biết vận dụng những kiến thức mình học được vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày.

2.1.3. Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh

Trong quá trình dạy học luôn diễn ra sự phân hóa trình độ giữa các em học sinh do đó giáo viên cần chú ý:

- Nắm được trình độ, năng lực của từng đối tượng học sinh để từ đó có những biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng sao cho phù hợp và hiệu quả.

- Vì tư duy của các em là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng nên trong quá trình dạy học, giáo viên cần biết phối hợp, vận dụng linh

hoạt các đồ dùng dạy học trực quan phù hợp với các em học sinh để kết quả dạy học khắc phục sai lầm cho học sinh đạt hiệu quả.

- Phải theo dõi tình hình học tập của từng đối tượng học sinh trong suốt quá trình dạy và học giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng để nắm bắt được những điểm mạnh giúp các em phát huy và khắc phục những điểm hạn chế, những gì mà các em chưa đạt được.

2.1.4. Nguyên tắc 4. Đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liến với đời sống

Con người tiếp xúc với khái niệm “Đại lượng” thông qua các hoạt động thực tiễn, các thao tác thực nghiệm, so sánh, phân lớp, phân hoạch tập hợp và xếp thứ tự toàn phần tập hợp. Các đại lượng được học ở trường Tiểu học gồm độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng, dung tích, nhiệt độ, khoảng thời gian và thời điểm… Ở Tiểu học, HS được học 3 đại lượng cơ bản là: độ dài, khối lượng và thời gian. Ngoài ra còn học: diện tích và thể tích; tiền tệ; vận tốc... Việc dạy học đại lượng và đo đại lượng là một biện pháp quan trọng làm cho học gắn với hành, nhà trường gắn với thực tiễn.

Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn chính là sự thống nhất giữa kiến thức và kỹ năng, giữa lý thuyết và thực hành. Lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau nhằm góp phần nâng cao giá trị thực tiễn của dạy học đại lượng và phép đo đại lượng làm cho người học thấy được việc

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng (Trang 32 - 55)