Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng (Trang 81)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Kết quả trước khi thực nghiệm

BẢNG 3.1. Bảng kết quả kiểm tra đầu vào của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng

Nhóm Số bài kiểm tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Thực nghiệm (4A8) 30 6 20% 20 66,67% 4 13,33% Đối chứng (4A2) 30 5 16,67% 21 70% 4 13,33%

0 10 20 30 40 50 60 70 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Biểu đồ 3.1. Kết quả đầu vào của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng

Saukhi sử dụng hệ thống các biện pháp pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng cho học sinh nhóm thực nghiệm (lớp 4A8). Còn đối với nhóm đối chứng (4A2) không sử dụng hệ thống các biện pháp pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng tại trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi kiểm tra kết quả đầu ra bằng bài kiểm tra và thu được kết quả sau:

3.5.2. Kết quả sau khi thực nghiệm a. Đánh giá định tính a. Đánh giá định tính

Sau quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận định tính: Chúng tôi tham khảo ý kiến của giáo viên dạy thực nghiệm, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến các giáo viên dự giờ. Trong tiết học thực nghiệm có sử dụng biện pháp pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng: Học sinh tích cực, chủ động khi giải các bài toán đại lượng và đo đại lượng, khắc phục được những sai lầm thường gặp khi giải, rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ cho HS khi giải các bài toán, giờ học thì sôi nổi bởi những tranh luận của học sinh, học sinh hứng thú, đặc biệt là khả năng lôi cuốn học sinh tích cực hoạt động, tự học cao hơn.

b. Đánh giá định lượng

Bảng 3.2. Bảng kết quả kiểm tra đầu ra của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng

Nhóm Số bài kiểm tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Thực nghiệm (4A8) 30 8 26,67% 21 70% 1 3,33% Đối chứng (4A2) 30 5 16,67% 16 53,33% 9 30%

Biểu đồ 3.2. Kết quả đầu ra của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng

Những kết luận rút ra với mức độ yêu cầu có nâng cao hơn so với lần đầu kiểm tra, học sinh ở nhóm thực nghiệm có kết quả cao hơn so với nhóm đối chứng, hầu hết học sinh biết cách làm bài toán, biết cách giải các bài toán

0 10 20 30 40 50 60 70 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

mà không mắc sai lầm khi giải, biết cách vẽ sơ đồ và trình bày giải toán tốt, thể hiện:

Nhóm thực nghiệm:

- Tỉ lệ học sinh đạt mức hoàn thành đã tăng rõ rệt. Kết quả kiểm tra đầu vào (trước khi tiến hành thực nghiệm) mức hoàn thành tốt đạt 86,67%, kết quả kiểm tra đầu ra (sau khi tiến hành thực nghiệm) mức hoàn thành đạt 96,67%, tăng lên 10%, mức không hoàn thành giảm từ 13,33% xuống còn 3,33%.

- Nhóm đối chứng (4A2): Trước thực nghiệm mức độ hoàn thành là 76,67%, sau khi tiến hành thực nghiệm mức độ hoàn thành là 70%, trong khi đó mức không hoàn thành lại tăng lên 16,67%.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3, chúng tôi trình bày quá trình thực nghiệm sư phạm: Kiểm tra đầu vào, kiểm tra đầu ra thu thập các số liệu, trình bày các số liệu dưới dạng bảng tần số, so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm. Đồng thời phân tích và xử lý một số số liệu. Từ đó rút ra một số kết luận ban đầu về hiệu quả của một số biện pháp khắc phục sai lầm cho HS tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng.

- Về mặt định tính: Học sinh thích thú, tích cực, chủ động, phối hợp, liên kết cùng giúp đỡ nhau trong việc khắc phục sai lầm cho HS tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng. Học sinh không chỉ nắm được kiến thức cơ bản mà còn nắm vững kỹ năng giải các bài toán về đại lượng, tránh được các sai lầm trong giải các dạng toán đại lượng và đo đại lượng.

- Về mặt định lượng: Đối với các nhóm thực nghiệm sau khi sử dụng các biện pháp khắc phục sai lầm mà đề tài đã xây dựng, qua kiểm tra đầu ra cho thấy mức độ hoàn thành tốt, hoàn thành cao hơn so với nhóm đối chứng. Thông qua đó bước đầu khẳng định tính thiết thực và khả thi của các biện pháp khắc phục sai lầm trong giải các dạng toán đại lượng đã thiết kế.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: 1.1. Đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực trạng về việc khắc phục sai lầm cho HS tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng.

1.2. Đề tài đã xác định được các nguyên tắc xây dựng các biện pháp khắc phục sai lầm cho HS tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng. 1.3. Đề xuất một số biện pháp khắc phục sai lầm cho HS tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng.

1.4. Thực hiện các biện pháp khắc phục sai lầm cho HS tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập môn toán nói chung và giải các bài toán về đại lượng.

1.5. Qua thực nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định một số biện pháp khắc phục sai lầm cho HS tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng là có khả thi.

2. Kiến nghị

Qua việc nghiên cứu và triển khai thực nghiệm sư phạm một số biện pháp khắc phục sai lầm cho HS tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng chúng tôi xin nêu một số kiến nghị:

- Đối với giáo viên, bên cạnh việc trang bị cho học sinh các phương pháp giải toán thường dùng, cần trang bị cho họ các biện pháp khắc phục sai lầm các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng.

- Các tổ bộ môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề bàn về các phương pháp dạy học đại lượng và đo đại lượng cũng như việc xây dựng các biện pháp khắc phục sai lầm mà học sinh thường gặp khi giải dạng toán này, đặc biệt là thường xuyên theo dõi, tìm các nguyên nhân sai lầm, vận dụng các biện pháp khác nhau để khắc phục sai lầm cho học sinh khi giải các dạng toán đại lượng và đo đại lượng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán ở tiểu học nói chung dạy học đại lượng và đo đại lượng nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Quy định về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học, Ban hành kèm theo quyết định số 14/2007/QĐ - BGD ĐT. [2]. Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp

Tiểu học, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

[3]. Vũ Quốc Chung (2007), Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học (Tài liệu đào tạo giáo viên) , NXB Đại học sư phạm và NXBGD.

[4]. Nguyễn Kế Hào - Nguyễn Hữu Dũng (1998), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

[5]. Trần Diên Hiển ( 2010), Thực hành giải toán Tiểu học tập 1,2, NXB Đại học sư phạm.

[6]. Trần Diên Hiển (2012), Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán Tiểu

học, NXB Đại học Sư phạm.

[7]. Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung (1995), Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

[8]. Đỗ Đình Hoan (2002), Một số vấn đề cơ bản của chương trình Tiểu học

mới, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

[9]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2015), Sách giáo khoa Toán lớp 1, 2, 3, 4, 5 NXB Giáo Dục, Hà Nội.

[10]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2016), Sách giáo viên Toán lớp 1, 2, 3, 4, 5 NXB Giáo Dục, Hà Nội.

[11]. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình SGK, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[12]. Hà Sĩ Hồ, Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan tập 1 (1997), tập 2 (2000),

Phương pháp dạy học toán (giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học), NXB

Giáo Dục, Hà Nội.

[13]. Hà Sĩ Hồ, Đỗ Đình Hoan, Đỗ Trung Hiệu (1998), Phương pháp dạy học

[14]. Nguyễn Thanh Hưng (2008), Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

[15]. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lý luận thực tiễn và dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[16]. Nguyễn Thị Kim Thoa (chủ biên), Nguyễn Hoài Anh (2007), Bồi dưỡng

học sinh giỏi toán Tiểu học,Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học.

[17]. Vũ Duy Thụy - Đỗ Trung Hiếu (2002), Các phương pháp giải toán ở

Tiểu học, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

[18]. Plolya (2010), Sáng tạo toán học (Nguyễn Sỹ Tuyển, Phan Tất Đắc, Hồ Thuần, Nguyễn Giản Dịch), NXB Giáo dục Việt Nam

[19]. X.M. NIKOLXKI (chủ biên), Từ Điển Bách khoa phổ thông Toán học 2, NXB Giáo Dục.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho giáo viên trường Tiểu học)

Họ và tên:...Tuổi:...Giới tính:... Giáo viên dạy lớp:... Trường tiểu học:... Huyện (Thị xã):... Để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh trường Tiểu học nói chung và nâng cao chất lượng giải toán đại lượng và đo đại lượng nói riêng kính mong quý thầy cô vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào đáo án mà thầy cô cho là đúng hoặc trả lời vào phần trống sau câu hỏi.

1.Theo thầy (cô) khắc phục sai lầm cho HS khi giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng có tầm quan trọng thế nào trong rèn luyện kỹ năng giải toán đại lượng cho học sinh?

A. Rất quan trọng C. Không quan trọng

B. Quan trọng D. Ý kiến khác

2.Thầy (cô) thường gặp khó khăn nào khi khắc phục sai lầm cho HS khi giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng?

A. Không đủ thời gian C. Đây là tuyến kiến thức khó B. Trình độ học sinh không đồng đều D. Ý kiến khác

3. Theo thầy (cô) các em học sinh có hứng thú khi sử dụng các biện pháp khắc phục sai lầm cho HS khi giải các bài toán đại lượng mà đề tài đã sử dụng với học môn Toán không?

A. Rất hứng thú C. Bình thường

B. Hứng thú D. Không hứng thú

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA GDTH & MẦM NON

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do - Hạnh phúc

4. Theo thầy (cô) các em học sinh có tích cực trong giờ học khắc phục sai lầm khi giải các bài toán về đại lượng và đo đại lượng?

A. Rất tích cực C. Tích cực

B. Bình thường D. Không tích cực

5. Trong giờ học thực nghiệm một số biện pháp mà đề tài đã thiết kế các em có tập trung nghe thầy (cô) giáo giảng bài, hướng dẫn cách giải hay không?

A. Tập trung C. Rất tập trung

B. Không tập trung D. Bình thường

6. Theo thầy (cô) các em học sinh thường mắc sai lầm gì nhiều nhất khi giải các bài toán về đại lượng và đo đại lượng?

... 7. HS có thường mắc sai lầm khi thực hiện cộng, trừ, nhân, chia số đo đại

lượng không?

A. Thường xuyên C. Hiếm khi

B. Thỉnh thoảng D. Ý kiến khác 8. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm của HS khi học chủ đề đại lượng và đo đại

lượng ở tiểu học là:

A. Sai lầm do lơ đãng, thiếu thận trọng, chủ quan trong làm bài. B. Sai lầm do không nắm vững kiến thức.

C. Sai lầm về ngôn ngữ và cách diễn đạt. D. Tất cả các ý kiến trên.

9. Thầy (cô) thường sử dụng biện pháp nào trong khắc phục sai lầm cho HS tiểu học thông qua các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng?

... Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của các thầy (cô) giáo!

Phụ lục 2

Các đề kiểm tra và đáp án ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT

(Bài kiểm tra đầu vào trước khi thực nghiệm)

PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG

BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT

(Bài kiểm tra đầu vào trước khi thực nghiệm)

NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: TOÁN – Lớp 4

(Thời gian 40 phút không kể thời gian giao đề)

Họ tên học sinh:………..Lớp:………

I. Phần trắc nghiệm(5đ): Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1(0,5đ): Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 4 tấn 25kg = ... kg là:

A. 425 kg B. 4025 kg C. 40025 kg D. 400025 kg

Câu 2(0,5đ): Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 15 m2 25 dm2 = … cm2 là:

A. 15025 cm2 B. 150025 cm2 C. 152500 cm2 D. 1500025 cm2

Câu 3(0,5đ): Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 5 hm 6 dm = … cm là:

A. 506 cm B. 5006 cm C. 560 cm D. 5060 cm

Câu 4(0,5đ): 3,124 dm2 bằng số đo nào dưới đây?

A. 312,4 cm2 B. 31,24 cm2 C. 3,124 cm2 D. 3124 cm2

Câu 5(0,5đ): Trong các khoảng thời gian sau, thời gian nào dài nhất?

A. 600 giây B. 20 phút C. 1, 4 giờ D. 90 phút

Câu 6(0,5đ): Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 60042 cm2 = …. m2…. cm2 Câu 7(0,5đ): Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 2,6 giờ + 35 phút

=…phút là:

A. 5,3 giờ B. 2,6 giờ C. 191 phút D. 190 phút Điểm

Bằng số:………. Bằng chữ: ………..

Câu 8(0,5đ): 5 tấn 3 kg bằng số đo nào dưới đây?

A. 503 kg B. 503 kg C. 5003 kg D. 530 kg

Câu 9(0,5đ): Điền số thích hợp vào chỗ chấm của 3kg = … tấn là:

A. 0,3 tấn B. 0,03 tấn C. 3 tấn D. 0,003 tấn

Câu 10(0,5đ): Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 8,05 hm = … m là: A. 850 m B. 805 m C. 80,5 m D. 8050 m

II. Phần tự luận(5đ): Câu 11(2đ) Tính:

a) 380 g + 195 g c) 452 hg × 3 b) 928 dag - 274 dag d) 768 kg : 6

Câu 12(2đ): Để lát nền một căn phòng, người ta đã sử dụng hết 200 viên gạch hình vuông có cạnh 30 cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông, biết diện tích phần mạch vữa không đáng kể?

Bài 3(1đ): Một xe tải bé trở 16 bao gạo, mỗi bao gạo nặng 50 kg. Một xe tải lớn trở 90 bao gạo, mỗi bao gạo nặng 70 kg. Hỏi xe tải lớn trở nhiều hơn xe tải bé bao nhiêu tạ gạo?

PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

(Bài kiểm tra đầu vào trước khi thực nghiệm)

NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: TOÁN – Lớp 4

I. Trắc nghiệm khách quan: 5 điểm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án B C D A D 6m242cm2 C C D B

II. Tự luận: 5 điểm

Câu 11: (2 điểm) Tính đúng mỗi phần được 0,5 điểm. Kết quả:

a) 575 g c) 1356 hg

b) 654 dag d) 128 kg

Câu 12: (2 điểm) Bài giải

Diện tích của một hình vuông là: 30 × 30 = 900 (cm2) Căn phòng đó có số mét vuông là: 200 × 900 = 180000 (cm2) Đổi: 180000 cm2 = 18 m2 Đáp số: 18 m2 Câu 13: (1 điểm) Bài giải Xe tải bé trở số kg gạo là: 16 × 50 = 800 (kg) Xe tải lớn trở số kg gạo là: 90 × 70 = 6300 (kg)

Xe tả lớn trở nhiều hơn xe tải bé số kg gạo là: 6300 – 800 = 5500 (kg)

Đổi: 5500 kg gạo = 55 tạ gạo Đáp số: 55 tạ gạo 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm

Ghi chú: Học sinh làm bài theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG

BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT

(Bài kiểm tra đầu ra sau khi thực nghiệm)

NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: TOÁN – Lớp 4

(Thời gian 40 phút không kể thời gian giao đề

Họ tên học sinh:………..Lớp:………

I. Phần trắc nghiệm(5đ): Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1(0,5đ): Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 6 tấn 55kg = ... kg là:

A. 6055 kg B. 655 kg C. 6,55 kg D. 600055 kg

Câu 2(0,5đ): Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 45 m2 60 dm2 = …cm2 là:

A. 45060 cm2 B. 450060 cm2 C. 456000 cm2 D. 4500060 cm2

Câu 3(0,5đ): Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 9 hm 3 dm = … cm là:

A. 903 cm B. 9003 cm C. 9,03 cm D. 9030 cm

Câu 4(0,5đ): Hãy chỉ ra sai lầm trong lập luận sau: Một hình vuông có cạnh dài 4cm, Bạn Hải Dương phát hiện: (A) Chu vi của hình vuông: 4 x 4 = 16

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)