CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3.3. Giáo viên chuẩn bị kỹ bài giảng và thường xuyên uốn nắn học sinh
không nhầm lẫn giữa thuộc tính với vật mạng nó, cách viết các ký hiệu, các đơn vị đo đại lượng
2.3.3.1. Cơ sở khoa học của biện pháp
Việc dạy học giải các dạng toán về đại lượng trong thực tế nhiều học sinh hay nhầm lẫn trong quá trình giải các bài tập, chưa khai thác được quan hệ giữa tri thức khoa học và tri thức môn học nên hiệu quả học tập chưa cao. Vì vậy GV cần giúp HS nắm vững kiến thức khoa học của tuyến kiến thức này, hiểu được bản chất về đại lượng và phép đo đại lượng. Giáo viên cần chuẩn bị kỹ bài giảng, dùng lời lẽ chính xác, sử dụng ký hiệu đúng quy định khi giảng dạy về đại lượng, đo đại lượng và thường xuyên uốn nắn lời nói, cách viết các ký hiệu các đơn vị đo đại lượng giúp HS học tập tốt mạch kiến thức này.
2.3.3.2. Mục đích sử dụng biện pháp
- Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của HS (đã xác định trong kế hoạch bài học). Khuyến khích HS tự phát hiện, giải quyết vấn đề của bài học để tự chiếm lĩnh kiến thức mới, dành thời lượng phù hợp cho thực hành, luyện tập, ôn tập, hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan, phát triển năng lực tự học của từng đối tượng HS.
- Giáo viên cần dành thời gian để nghiên cứu bài dạy, lập kế hoạch và dự kiến những sai lầm học sinh thường mắc trong từng bài dạy. Phân tích tìm nguyên nhân của những sai lầm đó để đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời.
- Giáo viên chuẩn bị kỹ bài giảng, nhận thức rõ nội dung các từ, dùng lời lẽ chính xác, sử dụng ký hiệu đúng quy định khi giảng dạy về đại lượng, đo đại lượng và thường xuyên uốn nắn lời nói, cách viết các ký hiệu các đơn vị đo đại lượng để giúp HS đạt được mục tiêu của bài học theo năng lực từng đối tượng khác nhau.
- Linh hoạt áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn thu hút học sinh tham gia học tập tích cực; tạo điều kiện cho HS tự huy động các kiến thức và kinh nghiệm đã có để phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học,
bài tập; hướng dẫn HS tự nêu nhận xét hoặc kết luận ở tầm khái quát hơn; xây dựng môi trường học tập thân thiện, có tính sư phạm cao.
2.3.3.3.Thực hiện biện pháp
Ví dụ 2.32. Trong một giờ dạy toán lớp 3 bài: “Diện tích hình vuông” (SGK; Tr.153).
Có một hình vuông có cạnh dài 4cm, một học sinh phát hiện một điều thú vị: Chu vi của hình vuông: 4 × 4 = 16
Diện tích của hình vuông : 4 × 4 = 16
Học sinh đó kết luận: Hình vuông này có chu vi bằng diện tích.
Khi phân tích sai lầm này giáo viên cần chỉ rõ, giúp HS hiểu chu vi là đại lượng độ dài, còn diện tích là đại lượng diện tích, hai đại lượng này không thể so sánh được với nhau. Mặt khác giáo viên cũng cần chỉ rõ phép đo mỗi đại lượng. Để đo chu vi hình vuông này, ta lấy đơn vị đo độ dài 1 cm (đoạn thẳng có độ dài 1 cm) và đặt dọc theo một cạnh, được 4 đơn vị độ dài vì hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, nên tổng độ dài của 4 cạnh xác định bằng phép tính: 4 x 4 và chu vi hình vuông là 16 cm.
Để đo diện tích hình vuông này, ta lấy đơn vị đo diện tích 1 cm2 (hình vuông có cạnh 1 cm) và đặt dọc theo 1 cạnh được 4 đơn vị diện tích: Vì hình vuông có 4 cạnh bằng nhau nên đặt được 4 hàng như thế, tổng diện tích của hình vuông được xác định bằng phép tính: 4 × 4 = 16 và diện tích của hình vuông là 16 cm2 .
Vì thế không thể nói hình vuông trên đây có chu vi và diện tích bằng nhau. GV giúp HS phân biệt chu vi của một hình khác với diện tích của một hình.
Ví dụ 2.33. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 5285 m = …km…m Phân tích: 1 m = 1 1000 km 3285 m = 3258 1000 km = 3 258 1000 km = 3 km 285 m Cách ghi: 3258 m = 3 km 285 m
b) 3,4 giờ = … giờ…phút
Phân tích (cách làm): 1 giờ = 60 phút 3,4 giờ = 3,4 × 60 phút = 204 phút
204 phút = 60 phút × 3 + 24 phút = 3 giờ + 24 phút Cách ghi: 3,4 giờ = 3 giờ 24 phút
- Khi hướng dẫn HS làm các bài tập về đổi số đo đại lượng có tên hai đơn vị đo. GV cần hướng dẫn cho HS chú ý đến quan hệ giữa các đơn vị đo của từng loại đại lượng để có thể chuyển đổi đúng các số đo đại lượng theo những đơn vị xác định, đặc biệt trong những trường hợp phải thêm hay bớt chữ số 0. Đối với việc chuyển đổi số đo thời gian, GV cần lưu ý HS nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian và kĩ năng thực hiện các phép tính với các số tự nhiên hoặc số thập phân trong việc giải các bài tập. Đối với diện HS đại trà, GV cần ra những bài tập phù hợp với năng lực của các em, không nên ra những bài tập về chuyển đổi đơn vị đo liên quan đến những đơn vị đo cách xa nhau hoặc xuất hiện tới 3 đơn vị đo cùng một lúc.
Ví dụ 2.34. Một GV yêu cầu HS lớp 2 cho ví dụ về thời gian biểu của mình trong một ngày, một HS phát biểu:
- Thời gian em thức dậy là 6 giờ - Thời gian em đến lớp là 7 giờ - Thời gian em ăn trưa là 11 giờ - Thời gian em đi ngủ là 9 giờ
Ở ví dụ trên, thuật ngữ “ thời gian” mà HS dùng ở đây nếu hiểu là “khoảng thời gian” hay là “thời lượng” thì HS đã sai. Còn “thời gian” ở đây HS dùng theo ý hiểu “thời điểm” thì không sai.
Ở ví dụ này, GV cần uốn nắn cách diễn đạt cho HS. GV cần phân biệt khái niệm “khoảng thời gian” và “thời điểm” giúp HS phân biệt hai khái niệm này. Tuy nhiên, khái niệm thời gian thường là khó đối với HS vì thời gian không thể mô tả bằng đồ dùng trực quan. Thông qua những ví dụ minh họa cụ thể để HS cảm nhận về khái niệm “thời lượng” và “thời điểm”.
Ví dụ: Thời gian em học ở trường là bao lâu? Em học ở nhà vào lúc nào? Thời gian em học ở nhà là bao lâu?...
Để giúp HS dùng lời lẽ đúng như trong tình huống trên, sau khi HS trả lời sai (Thời gian em thức dậy là 6 giờ, thời gian em đến lớp là 7 giờ), GV có thể nêu câu hỏi: Em phải mất 6 giờ để thức dậy à? Hoặc em phải đi mất 7 giờ mới tới lớp à? Như vậy, buộc HS nói rõ: Em thức dậy lúc 6 giờ, em đến đi lớp lúc 7 giờ…
Ví dụ 2.35. Trong giờ học toán ở lớp 2, để giúp HS hiểu được 1 giờ = 60 phút, một GV vừa thao tác trên vật mẫu (quay kim đồng hồ bằng giấy bìa) vừa nói: “Khi kim phút chạy một vòng tròn bắt đầu từ số 12 và trở lại số 12 một lần nữa là khoảng thời gian 60 phút hay còn gọi là 1 giờ”.
Một HS phát biểu: “Thưa cô từ lúc cô quay đến giờ, trên đồng hồ (điện tử) của con chỉ có một phút”.
Ví dụ 2.36. Từ địa điểm A đến địa điểm B, một người đi xe đạp mất 12 giờ, một người đi xe máy mất 3 giờ. Hỏi thời gian người đi xe đạp gấp mấy lần của người đi xe máy?
Một HS làm như sau:
Thời gian người đi xe đạp so với thời gian người đi xe máy nhiều gấp: 12 giờ : 3 giờ = 4 (lần)
Trên cách làm trên HS cho rằng tỷ số là thương của hai đại lượng thời gian. Cách hiểu như thế là không đúng.
Ở đây ta phải hiểu: Thời gian của người đi xe máy là 3 giờ, thời gian của người đi xe đạp: 3 × 4 = 12 giờ, do đó thời gian người đi xe đạp nhiều gấp 4 lần thời gian người đi xe máy.
Vì vậy, HS phải trình bày như sau:
Thời gian người đi xe đạp so với thời gian người đi xe máy nhiều gấp: 12 : 3 = 4 (lần)
HS làm sai ở ví dụ trên do không hiểu bản chất các khái niệm độ dài, diện tích, thời gian,…và bản chất các phép toán trên các số đo đại lượng.
GV cần cho HS làm nhiều bài tập về các phép tính trên các số đo đại lượng, chỉ cho HS thấy rõ bản chất của các phép tính trên số đo đại lượng. Chẳng
hạn trong ví dụ trên, thực chất của phép tính là tìm tỷ số giữa hai khoảng thời gian chứ không phải tỷ số của 2 đại lượng thời gian.
GV cũng cần lưu ý cho HS: trên các số đo đại lượng có thể thực hiện đủ 4 phép tính +, - , × , : còn đại lượng chỉ có tính chất cộng được, so sánh được.