Tăng cường vận dụng kiến thức về đại lượng, đo đại lượng

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.2. Tăng cường vận dụng kiến thức về đại lượng, đo đại lượng

hành và đời sống

2.3.2.1.Cơ sở khoa học của biện pháp

dục nói chung, việc dạy học các bộ môn học nói riêng phải thực hiện theo nguyên lý: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”. Trong dạy học môn Toán ở Tiểu học, quán triệt nguyên lý giáo dục góp phần thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục nói chung, giáo dục toán ở Tiểu học nói riêng. Do vậy, tăng cường cho học sinh vận dụng kiến thức về đại lượng, đo đại lượng vào thực hành và đời sống là một việc làm vô cùng quan trọng và thiết thực.

2.3.2.2. Mục đích sử dụng biện pháp

Tăng cường vận dụng kiến thức về đại lượng, đo đại lượng vào thực hành và đời sống cho học sinh tiểu học là một biện pháp quan trọng trong việc hình thành cho học sinh các kỹ năng giải toán như: khai thác sâu bài toán theo các hướng khác nhau; kỹ năng tìm tòi bài toán theo nhiều cách hoặc xem xét vấn đề trong nhiều khía cạnh khác nhau. Biện pháp này giúp học sinh gắn những kiến thức mình đã học được vào xử lí các vấn đề thực tiễn của cuộc sống, từ đó góp phần hình thành ở các em những đức tính tốt đẹp của người lao động đó là cần cù, chăm chỉ, chịu khó, cẩn thận,... Để tăng cường vận dụng kiến thức về đại lượng, đo đại lượng vào thực hành và đời sống, chúng ta có thể cho học sinh thiết kế các bài toán, giải các bài toán về đại lượng có liên quan đến đời sống.

2.3.2.3. Thực hiện biện pháp

Ví dụ 2.30. Bài toán hình học mang nội dung đại lượng:

Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 320 m, chiều dài hơn chiều rộng 20 m. Giữa thửa ruộng đó người ta đào một cái ao bề mặt là hình tròn có chu vi 35,44 m. Nếu đất đào ao được dải đều lên mặt ruộng còn lại thì lớp đất này sẽ dày đến 4 cm. Hỏi ao đã được đào sâu bao nhiêu mét, biết rằng đất đào ao lên do xốp hơn nên thể tích có tăng thêm 48 m3 ?

Bài giải

Đổi 4 cm = 0,04 m

Chiều dài thửa ruộng là: (160 + 20) : 2 = 90 (m) Chiều rộng thửa ruộng là: 90 - 20 = 70 (m) Diện tích thửa ruộng là: 90 × 70 = 6300 (m2) Bán kính mặt ao là: 35,44 : 3,14 : 2 = 5, 64 (m) Diện tích mặt ao là: 5,64 × 5,64 × 3,14 = 100 (m2)

Thể tích lớp đất rải trên mặt ruộng là: 6200 × 0,04 = 248 ( m3) Thể tích đào từ ao lên là: 248 - 48 = 200 ( m3)

Chiều sâu của ao là: 200 : 100 = 2 (m)

Ví dụ 2.31. Từ thành phố Hà Nội cách tỉnh Quảng Bình 396 km. Hùng và Cường khởi hành cùng một lúc và đi ngược chiều về phía gặp nhau. Khi Hùng đi được 216km thì hai người gặp nhau, lúc đó họ đã đi hết một số ngày đúng bằng hiệu hai quãng đường mà hai người đi được trong một ngày. Hãy tính xem Hùng và Cường đi được bao nhiêu km trong một ngày, biết rằng vận tốc của mỗi người không thay đổi trên đường đi.

Hướng dẫn: (giải bằng phương pháp thử chọn): Cho đến khi hai người gặp nhau thì Cường đi được: 396 - 216 = 180 (km)

Hiệu hai quãng đường của hai người là: 216 - 180 = 36 (km)

36 km chính là tích của ngày đi và hiệu hai quãng đường đi trong một ngày. Ta thử với các điều kiện sau:

Số ngày đi Hiệu hai quãng đường Kết luận

1 36 Loại 2 18 Loại 3 12 Loại 4 9 Loại 5 7,2 Loại 6 6 Chọn

Vận tốc người đi từ A: 216 : 6 = 36 (km/ngày) Vận tốc người đi từ B: 180 : 6 = 30 (km/ngày)

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)