Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng (Trang 79 - 81)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Tổ chức thực nghiệm

3.4.1. Đối tượng thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm là học sinh của trường Tiểu học. Cụ thể chúng tôi chọn học sinh của trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi chọn lớp 4A2 làm nhóm đối chứng, lớp 4A8 làm nhóm thực nghiệm.

Các nhóm thực nghiệm và đối chứng của trường được chúng tôi lựa chọn đảm bảo chất lượng học tập tương đương nhau (theo dõi qua quá trình học tập cũng như đánh giá của giáo viên phụ trách môn Toán của 2 lớp), hai giáo viên dạy ở hai nhóm cũng có trình độ nghiệp vụ tương đương, phương pháp giảng dạy ở hai lớp này về cơ bản là như nhau chỉ khác là ở nhóm thực nghiệm có sử dụng thêm một số biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh

tiểu học khi giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng, còn lớp đối chứng thì không được sử dụng các biện pháp này.

Phụ trách môn Toán lớp 4A2 là thầy giáo: Phạm Đức Nam Phụ trách môn Toán lớp 4A8 là cô giáo: Lê Thị Kim Thu

3.4.2. Triển khai thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm dạy 2 tiết và 2 bài kiểm tra. Thời gian kéo dài trong hai tuần vào các buổi chiều. Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã trao đổi kỹ với giáo viên chủ nhiệm hai lớp 4A2 và 4A8 về mục đích, cách thức và kế hoạch cụ thể cho cả đợt thực nghiệm. Để chuẩn bị cho mỗi tiết dạy chúng tôi đã chuẩn bị chu đáo giáo án, nội dung, phương pháp và nghiên cứu kỹ giáo án, cách giải của từng bài tập.

Đối với nhóm đối chứng, giáo viên vẫn dạy những giờ dạy bình thường theo chương trình và thời khóa biểu của nhà trường quy định. Chúng tôi đã chuẩn bị đề kiểm tra và cho học sinh làm bài kiểm tra trong 40 phút.

3.4.3. Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm Đánh giá định tính Đánh giá định tính

Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày bình luận vắn tắt về tiết dạy và trình bày những ý kiến nhận xét đánh giá thông qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy thực nghiệm, các thầy cô giáo tham gia dự giờ, đánh giá của Ban giám hiệu nhà trường được dạy thực nghiệm và học sinh nhóm thực nghiệm. Ngoài ra, chúng tôi quan sát những biểu hiện và tốc độ thực hiện các yêu cầu giải toán của học sinh trong học tập.

Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm

Các số liệu về điểm kiểm tra được tập hợp và xử lý thông qua so sánh tỉ lệ các thang điểm.

Tiêu chí đánh giá:

Sau khi áp dụng một số biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng, học sinh phát triển được năng lực giải toán, rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, kỹ năng thực hành của các em được nâng cao, từ đó việc giải toán đại lượng và đo đại lượng của các

em trở nên dễ dàng hơn, năng lực giải toán của các em được phát triển và tiến bộ rõ rệt.

Chúng tôi đã xây dựng thang điểm đánh giá như sau: Loại hoàn thành tốt: Bài làm đạt 9 - 10 điểm. Loại hoàn thành: Bài làm đạt 7 - 8 điểm.

Loại chưa hoàn thành: Bài làm đạt dưới 5 điểm.

Một phần của tài liệu Biện pháp khắc phục sai lầm cho học sinh tiểu học trong giải các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)