Một số vấn đề chung về dạy học tích hợp ở Tiểu học

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp môn tiếng việt ở lớp 4,5 theo quan điểm phê bình sinh thái (Trang 26 - 31)

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

1.2. Tiếng Việt và vấn đề dạy học tích hợp

1.2.2. Một số vấn đề chung về dạy học tích hợp ở Tiểu học

1.2.2.1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp

* Khái niệm tích hợp

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, hòa hợp, kết hợp” [16, tr. 216].

Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong trong cũng một kế hoạch học tập” [8, tr. 154].

Trong Tiếng Anh, tích hợp được viết là “intergraytion” một từ gốc Latinh có nghĩa là “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của hệ thống để đảm bảo sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.

Các ý kiến đưa ra đều hướng đến việc làm sáng tỏ khái niệm của tích hợp. Trong đó nhóm nghiên cứu chúng tôi đồng ý với quan điểm về tích hợp của từ điển Giáo dục học. Đó là cơ sở lí luận cho chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thiết kế hoạt động dạy học trong nhà trường Tiểu học.

Theo từ điển Giáo dục học: “(Dạy học) tích hợp là hành động liên kết

các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong trong cũng một kế hoạch học tập” [8, tr. 155].

Như vậy có thể hiểu dạy học tích hợp là những hoạt động của học sinh, dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên, huy động đồng thời kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết.

1.2.2.2. Bản chất của phương pháp dạy học tích hợp

Kế thừa và phát triển những thành tựu mà những lí thuyết về quá trình học tập và các trào lưu sư phạm của thế giới đã đạt được, sư phạm tích hợp đề cập tới ba vấn đề lớn của nhà trường:

Vấn đề thứ nhất: Đó là cách thức học tập: Học như thế nào? Sư phạm

tích hợp cho rằng học sinh cần học cách sử dụng kiến thức của mình vào những tình huống có ý nghĩa, nghĩa là lĩnh hội các năng lực song song với lĩnh hội kiến thức đơn thuần.

Tình huống có ý nghĩa đối với học sinh là những tình huống gần gũi với các em hoặc gần gũi với tình huống mà học sinh sẽ gặp. Trong sách giáo khoa, các tình huống có ý nghĩa thể hiện bằng tranh ảnh, bằng lời hoặc sự kết hợp của hình ảnh, lời, các thí nghiệm, trò chơi.

Tình huống tích hợp là tình huống có ý nghĩa phức hợp, rất gần gũi với học sinh, trong đó có cả thông tin cốt yếu, thông tin nhiễu và có sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học từ trước.

Vấn đề thứ hai: Sư phạm tích hợp phối hợp nhấn mạnh đồng thời việc

phát triển các mục tiêu học tập riêng lẻ, cần tích hợp trong quá trình học tập này trong tình huống có ý nghĩa với học sinh. Về các tình huống có vấn đề, đóng góp của sư phạm tích hợp là nhấn mạnh tính liên môn của tình huống có vấn đề. Giáo viên có vai trò tổ chức các hoạt động học tập trong các tình huống có ý nghĩa đó. Sư phạm tích hợp cũng chủ trương giao nhiệm vụ cho học sinh nhằm đào tạo các em thành những người công dân có trách nhiệm, nhấn mạnh

đến năng lực cần phát triển hơn là nhấn mạnh khâu tổ chức lớp. Nó cố gắng giải quyết vấn đề: Làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường.

Vấn đề thứ ba: Sư phạm tích hợp đưa ra ba quan điểm về vai trò của

mỗi môn học và tương tác giữa các môn học. Một là: Duy trì các môn học riêng.

Hai là: Quan điểm đa môn: Chủ trương đề xuất những đề tài có thể nghiên cứu ở các môn học khác nhau, các môn học này vẫn duy trì riêng lẻ.

Ba là: Quan điểm liên môn: Chủ trương đề xuất những tình huống chỉ có thể tiếp cận một cách hợp lí qua nhiều môn học.

Bốn là: Quan điểm xuyên môn: Chủ trương chủ yếu phát triển kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các tình huống (tìm, xử lí, thông báo thông tin,..). Đó là các kĩ năng xuyên môn.

Tuy vậy, nhu cầu của xã hội hiện đại ngày nay đòi hỏi phải hướng tới các quan điểm liên môn, xuyên môn. Đó cũng là những quan điểm cơ bản của sư phạm tích hợp.

1.2.2.3. Các hình thức dạy học tích hợp

* Tích hợp trong nội bộ môn học

Với tích hợp trong nội bộ môn học, các môn, các phần được học riêng. Trong môn học, tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm trí trong một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức, kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học. Tích hợp trong nội bộ môn học được chia thành 2 loại:

Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp các mảng kiến thức, kĩ năng trong môn học theo nguyên tắc đồng quy: tích hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc mạch/phân môn này với kiến thức, kĩ năng thuộc mạch/phân môn khác.

Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới với những kiến thức, kĩ năng trước đó theo nguyên tắc đồng tâm (còn gọi là đồng trục hay vòng tròn xoáy trôn ốc). Cụ thể là: kiến thức, kĩ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức, kĩ năng của lớp dưới, cấp học dưới.

* Tích hợp đa môn

Tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học. Trong tích hợp đa môn, một đề tài có thể nghiên cứu theo nhiều môn học khác nhau, các môn liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và phương pháp dạy học nhưng mỗi môn có một chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các “chuẩn” nhiều môn học xoay quanh một chủ đề / đề tài / dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp những kiến thức của các môn học có liên quan.

* Tích hợp liên môn

Tích hợp liên môn là phương pháp, trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại hành một môn học mới với hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp.

* Tích hợp xuyên môn

Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. Với tích hợp xuyên môn, học sinh có thể học và hình thành kiến thức, kĩ năng ở nhiều thời điểm và thời gian khác nhau, theo sự lựa chọn của người dạy hoặc người học.

Qua tích hợp xuyên môn, học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống. Hai phương pháp thường được sử dụng trong tích hợp xuyên môn là

học theo dự án và thương lượng chương trình học.

Học theo dự án là phương pháp học tập, trong đó giáo viên giao một

“dự án” cho người học, người học cần hợp tác với nhau để cùng thiết kế một chương trình hoạt động, cùng hoạt động và cùng đánh giá kết quả. Học theo dự án giúp người học làm chủ các hoạt động học tập của mình và phát triển kĩ năng lập chương trình, thực hiện hóa chương trình, tự nhận thức, giải quyết vấn đề,…

Thương lượng chương trình học là phương pháp học tập trong đó có sự

“thảo thuận” giữa người dạy và người học, người học có quyền lựa chọn chương trình phù hợp với trình độ và sở thích của họ, thậm chí họ có quyền

tham gia vào quá trình thiết kế chương trình học. Thương lượng chương trình học giúp người học tự tin và hứng thú hơn trong học tập, giúp người dạy chọn nội dung, học liệu và phương pháp giảng dạy phù hợp người học, giúp người quản lí thấy được chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo.

1.2.2.4. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp là một trong những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Học sinh cần huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn.

Những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích hợp đó là: - Việc thiết lập các mối liên hệ theo một logic nhất định, những kiến thức, kĩ năng khác nhau đến thực hiện một hoạt động phức hợp.

- Lựa chọn thông tin kiến thức, kĩ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hằng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống; làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt

- Nhà trường không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lí, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong các tình huống có ý nghĩa

- Cùng với đó, khắc phục được thói quen truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kĩ năng rời rạc làm cho con người trở nên “mù chữ chức năng”, nghĩa là có thể nhồi nhét được nhiều thông tin nhưng không dùng được

Như vậy dạy học tích hợp là cách giảm tải kiến thức không thực sự có giá trị sử dụng, những kiến thức trùng lặp, tạo điều kiện để tăng kiến thức mới có hữu ích hơn. Để lựa chọn kiến thức đưa vào chương trình các môn học, trước hết phải trả lời kiến thức nào cần và có thể làm cho học sinh biết huy động, tổng hợp kiến thức vào giải quyết vấn đề. Nhờ vậy mà học sinh được bổ sung tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp môn tiếng việt ở lớp 4,5 theo quan điểm phê bình sinh thái (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)