Trang bị cho giáo viên các kiến thức liên quan về phê bình

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp môn tiếng việt ở lớp 4,5 theo quan điểm phê bình sinh thái (Trang 43 - 46)

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

2.2. Một số biện pháp dạy học tích hợp môn Tiếng Việt ở lớp 4,

2.2.1. Trang bị cho giáo viên các kiến thức liên quan về phê bình

Trong mọi trường hợp, muốn giải quyết vấn đề hay tiến hành thực hiện điều gì đó một cách tốt nhất, thì yêu cầu đầu tiên với mỗi cá nhân là cần có sự hiểu biết đối với các vấn đề có liên quan. Các bài học trong môn Tiếng Việt ở lớp 4, 5 chủ yếu là các bài không trực tiếp nói về vấn đề bảo vệ môi trường nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với thiên nhiên, qua đó hình thành ý thức sinh thái. Khi thiết kế kế hoạch bài học, giáo viên cần có ý thức “tích hợp”, “lồng ghép” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, nhằm giáo dục học sinh theo định hướng về môi trường. Phương thức này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững những kiến thức về bảo vệ sinh thái, có ý thức tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để có cách làm thích hợp. Giáo viên cũng cần xác định rõ: đây là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên tưởng và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà và có mức độ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, “sa đà” hoặc gượng ép, khiên cưỡng, không phù hợp với đặc trưng môn học. Cũng như vậy, để đạt hiệu quả giáo dục môi trường trong dạy học tích hợp môn Tiếng Việt theo quan điểm phê bình sinh thái trước hết mỗi giáo viên phải có sự hiểu biết kĩ càng về quan điểm này.

Đối với nhiều thầy, cô hiện nay, việc dạy học Tiếng Việt và giáo dục môi trường vẫn là hai vấn đề không dễ gắn kết. Bằng cách nào đó để truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường mà không làm mất đi nghĩa vụ chính của việc dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh khai thác cũng như liên hệ với những chủ đề có liên quan đến vấn đề này. Không có ý niệm về phê bình sinh thái thì không thể nói đến chuyện đặt các bài học của chương trình Tiếng Việt dưới góc nhìn sinh thái. Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học, giáo viên tiếp xúc với rất nhiều tác phẩm viết về thiên nhiên, vũ trụ. Có thể xem đó là những tác phẩm văn học sinh-thái-tiền-lí-thuyết. Ở đây, giáo viên phải đối diện với các câu hỏi: Điều gì quyết định sự ra đời của những tác phẩm văn học thấm đẫm tinh thần sinh thái như vậy? Đâu là chỗ khác biệt giữ những tác phẩm miêu tả thiên nhiên chỉ như là “những gì thuộc về khách quan, được nhìn thấy, được

cảm nhận” với những tác phẩm mà ở đó, thiên nhiên trở thành một yếu tố không thể thiếu trong sự tồn tại của con người? Những câu hỏi này đòi hỏi giáo viên phải thâm nhập vào tác phẩm, phải nhạy bén, phát hiện ra những cảm quan sinh thái biểu hiện tinh vi trong sáng tạo của người nghệ sĩ.

* Tự đọc, tự học, tự tìm hiểu

Để có vốn kiến thức đúng, đủ, cập nhập liên tục, chính xác về phê bình sinh thái, có rất nhiều con đường khác nhau. Một trong số đó là “đọc”. Sách là kho tàng tri thức rộng lớn của nhân loại, là nguồn tri thức vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người. Việc tiếp cận lí thuyết phê bình sinh thái ở mỗi giáo viên không thể tách rời khỏi việc đọc các cuốn sách, bài viết, bài nghiên cứu về phê bình sinh thái. Một số cuốn sách mà các thầy, cô có thể tìm đọc như: Bản dịch của Trần Ngọc Hiếu Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học

[9] của Karen Thornber trong tập Phê bình sinh thái Đông Á: Tuyển tập phê

bình các nền văn học, văn hóa và môi trường đã cung cấp một vài gợi ý về

phong trào này đối với tình hình cụ thể ở Đông Á. Bài viết Phê bình sinh thái - khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân [11] của Đỗ Văn Hiểu, đã trình bày một cách đầy đủ về một số cách tân bản chất của phê bình sinh thái; đề cập sự hạn chế, khó khăn trong việc mở rộng, phát triển của khuynh hướng nghiên cứu này. Ông đã tổng kết và nhận định: nguyên do cơ bản dẫn tới sự ra đời của phê bình sinh thái là sự thúc đẩy của nguy cơ sinh thái. Một chuyên luận giới thiệu khá đầy đủ về lí thuyết, nguồn gốc, phát sinh, phát triển,… các quan điểm, quan niệm của phê bình sinh thái không thể bỏ qua đó là Rừng khô, suối cạn, biển độc…và văn chương [23] (Nguyễn Thị Tịnh Thy). Không chỉ cung cấp lí thuyết, tác giả của chuyên luận đã thực hành phê bình 3 bộ truyện ngắn. Bằng những phân tích, nhận định tinh tế, sắc sảo, tác giả đã làm sống động các vấn đề lí thuyết phức tạp vốn rất dễ trở thành tiêu bản, đồng thời chứng minh tính hiệu quả của lí thuyết này. Bên cạnh đó là các bài tham luận xung quanh các vấn đề về phê bình sinh thái, có thể tìm đọc như:

Giáo dục ý thức sinh thái thông qua văn học, tham luận tại Hội nghị khoa học Giảng viên Đại học Duy Tân (Trần Thị Ánh Nguyệt), Dạy học văn chương

trong nhà trường phổ thông hiện nay có thể tiếp thu được gì từ phê bình sinh thái [13] (Đặng Lưu), chính bài tham luận này đã chỉ ra khả năng vận dụng của phê bình sinh thái vào dạy học, nhằm giải quyết khó khăn của giáo viên khi tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào tiết dạy Tiếng Việt của mình.

* Tham dự hội thảo, chuyên đề

Bên cạnh việc đọc, việc tham gia các buổi hội thảo, các buổi chuyên đề bàn về phê bình sinh thái được xem là con đường trực tiếp giúp các giáo viên tiếp xúc với quan điểm phê bình sinh thái. Tại đây họ sẽ được lắng nghe trực tiếp ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này, được tiếp xúc với các bài viết, tham luận của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau. Các thầy, cô có thể đóng gớp ý kiến xoay quanh vấn đề đang bàn luận, từ đó giải quyết được các thắc mắc của bản thân. Nếu làm được điều này, các lí thuyết xung quanh về phê bình sinh thái sẽ được tiếp thu một cách nhanh chóng hơn.

* Tham gia hoạt động thực tiễn

Một trái tim yêu mến thiên nhiên sẽ là một cá nhân biết cách bảo vệ cái đẹp của sinh thái và truyền tải những thông điệp vì môi trường cho những người xung quanh. Và trước hết đó sẽ là một người biết cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên vốn có. Trong tiết học giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức và điều khiển các hoạt động học của học sinh, giúp các em nhận biết được kiến thức. Một giáo viên có kiến thức phong phú về môi trường, xuất phát từ tình yêu cao cả nhất sẽ hình thành cho học sinh của họ ý thức sinh thái với một trái tim nhân hậu. Để hình thành được những mẫu hình giáo viên lí tưởng như vậy cần giúp mỗi giáo viên có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên như tham quan, du lịch. Trong các chuyến đi này, chúng ta sẽ được gặp gỡ nhiều cảnh quan sinh thái khác nhau. Từ đó, thấy được cái phong phú, kì diệu của thiên nhiên, có tác dụng bồi dưỡng tình cảm yêu mến tự nhiên. Một người mà thấm đậm tình yêu thiên nhiên thì việc tiếp thu lí thuyết phê bình sinh thái sẽ trở nên nhanh chóng, sâu sắc hơn.

Phê bình sinh thái cung cấp cho giáo viên một công cụ hữu hiệu để giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Có thể nói như

vậy là bởi, những vấn đề mà phê bình sinh thái đặt ra rất gần gũi với điều đáng được quan tâm trong dạy học hiện nay. Chỉ khi hiểu rõ về phê bình sinh thái, vấn đề dạy học tích hợp môn Tiếng Việt ở Tiểu học sẽ trở nên dễ dàng, có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp môn tiếng việt ở lớp 4,5 theo quan điểm phê bình sinh thái (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)