Thực trạng của việc dạy học tích hợp môn Tiếng Việt ở lớp 4,

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp môn tiếng việt ở lớp 4,5 theo quan điểm phê bình sinh thái (Trang 34)

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

1.3. Thực trạng của việc dạy học tích hợp môn Tiếng Việt ở lớp 4,

quan điểm phê bình sinh thái

1.3.1. Đánh giá chung về thực trạng dạy học tích hợp môn Tiếng Việt ở lớp 4, 5 theo quan điểm phê bình sinh thái hiện nay

Được giới thiệu từ năm 2011, đến nay phê bình sinh thái ở Việt Nam đang có những bước khởi động với những công trình khoa học và khoa bảng. Việc nghiên cứu và vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái trước đó chỉ dừng lại tại các trường đại học và các viện nghiên cứu, qua thời gian, phê bình sinh

thái đã thực sự chứng minh được tính khả thi, đúng đắn của mình trong nghiên cứu văn chương, văn học. Các trường học phổ thông bắt đầu có sự xuất hiện lí thuyết này trong giảng dạy.

Tuy không mang nặng về phần phân tích và bình giảng văn học, đối với các văn bản nghệ thuật trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, bước đầu là việc hình thành kĩ năng đọc và tìm hiểu sơ bộ nội dung của văn bản. Trước vấn nạn khủng hoảng môi trường và chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào giảng dạy tại các nhà trường phổ thông, nhiều thầy cô đã tiến hành lồng ghép các vấn đề về môi trường vào bài dạy của mình. Chính bởi việc lồng ghép này diễn ra theo ý kiến chủ quan, mỗi thầy cô lại chọn cho mình một phương án riêng nên nhìn chung hiệu quả chưa thực sự cao.

Vậy làm sao để giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh mà không làm mất đi nội dung chính của tiết học? Biện pháp tốt nhất chính là dạy học tích hợp bằng một lí thuyết về môi trường, đó chính là phê bình sinh thái. Dưới sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của phê bình sinh thái, dần dần tỉ lệ giáo viên biết về phê bình sinh thái ngày một tăng lên. Trong thời gian gần đây, một số thầy cô đã mạnh dạn vận dụng lí thuyết khá mới mẻ này vào các tiết dạy Tiếng Việt của mình, trong đó có các nội dung học tập Tiếng Việt ở lớp 4, 5 nhằm giáo dục ý thức môi trường cho học sinh. Lí thuyết phê bình sinh thái được vận dụng vào các bài học có đề cập tới nội dung về tự nhiên trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt. Việc làm này bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực. Nó giúp học sinh hiểu bài hơn, có được những liên hệ thực tế, mặt khác nó giúp các em hiểu về thiên nhiên và yêu quý bảo vệ thiên nhiên hơn.

Tuy nhiên việc việc dạy học tích hợp môn Tiếng Việt theo quan điểm phê bình sinh thái ở lớp 4, 5 mới chỉ được manh nha sử dụng trên một phạm vi vô cùng nhỏ, ở một số giáo viên có tìm hiểu, nghiên cứu về phê bình sinh thái. Tất cả mới chỉ dừng lại ở việc có vận dụng vào giảng dạy nhưng chưa

thực sự khai thác hết được tác dụng của phê bình sinh thái với việc thay đổi nhận thức của người học về môi trường.

1.3.2. Thực trạng về dạy học tích hợp môn Tiếng Việt ở lớp 4, 5 theo quan điểm phê bình sinh thái tại một số trường Tiểu học tại thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ

1.3.2.1. Nội dung khảo sát

Để khảo sát thực trạng về việc thiết kế kế hoạch dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái trong môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến của giáo viên dạy học môn Tiếng Việt ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Việt Trì như: Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Trường Tiểu học Gia Cẩm, Trường Tiểu học Tiên Cát. Việc khảo sát tập trung vào các vấn đề chính sau:

- Tìm hiểu nhận thức và hiểu biết của giáo viên về phê bình sinh thái và việc dạy học tích hợp theo quan điểm này trong môn Tiếng Việt.

- Cách thức tổ chức dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt với các vấn đề về môi trường, thiên nhiên.

- Vấn đề lập kế hoạch bài học của giáo viên theo quan điểm tích hợp khi dạy các nội dung có liên quan tới tự nhiên.

- Khảo sát khó khăn của giáo viên khi lập kế hoạch dạy học, thiết kế hoạt động, hình thức dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái.

1.3.2.2. Tổ chức khảo sát

Chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến kĩ đối với các giáo viên dạy môn Tiếng Việt ở lớp 4, 5 của các trường Tiểu học nói trên (30 giáo viên). Chúng tôi tiến hành dùng phiếu điều tra giáo dục đối với giáo viên dạy bộ môn Tiếng Việt và phiếu điều tra dành cho học sinh cho học sinh lớp 5A2 (Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng), lớp 4G (Trường Tiểu học Gia Cẩm) và lớp 5B (Trường Tiểu học Tiên Cát).

Dự giờ 3 tiết dạy, trong đó có 1 tiết thuộc phân môn tập đọc, 1 tiết phân môn luyện từ và câu, 1 tiết phân môn tập làm văn. Sau mỗi giờ dạy, tổ chức nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm để phân tích, làm rõ những kết quả

đạt được và những tồn tại cần khắc phục của từng giờ để từ đó thống nhất cách dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt nói chung, cũng như chất lượng giáo dục nội dung môi trường nói riêng cho học sinh.

Việc khảo sát được tiến hành khách quan nhằm thu thập thông tin một cách chính xác nhất làm cơ sở cho đề tài.

1.3.2.3. Kết quả khảo sát

* Vấn đề nhận thức của giáo viên về phê bình sinh thái và tác dụng, tầm quan trọng của việc dạy học tích hợp theo quan điểm này trong môn Tiếng Việt.

- Đa số giáo viên được khảo sát (86,7%) đã có hiểu biết về dạy học tích hợp, và cơ sở khoa học của dạy học tích hợp.

- 100% (30/30) giáo viên có tiến hành lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các tiết dạy Tiếng Việt của mình tùy mức độ khác nhau. Chủ yếu việc dạy học được tiến hành trong các bài học có thể khai thác trực tiếp nội dung bảo vệ môi trường, nghĩa là giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đầy đủ nội dung bài học sau đó nhắc nhở học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.

- 43,3% (13/30) giáo viên đã biết về lí thuyết phê bình sinh thái trong văn học, trong đó có 6,7% (2/30) giáo viên đã từng nghiên cứu, tìm hiểu về lí thuyết này và 10% (3/30) giáo viên đang trong quá trình tìm hiểu về phê bình sinh thái. Một phần nhỏ giáo viên có suy nghĩ tìm cách vận dụng phê bình sinh thái vào dạy học Tiếng Việt nhằm giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh. - Tuy nhiên chưa có giáo viên nào tiến hành dạy học tích hợp môn Tiếng Việt lớp 4, 5 theo quan điểm phê bình sinh thái.

- 100% (30/30) giáo viên có hứng thú với việc đưa ra một số biện pháp dạy học tích hợp môn Tiếng Việt ở lớp 4, 5 theo quan điểm phê bình sinh thái nhằm giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh.

* Về cách thức tổ chức dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt với các vấn đề về môi trường, thiên nhiên. Nhiều giáo viên được khảo sát (60%) cho biết rằng khi dạy học các bài có nội dung về thiên nhiên có vận dụng kiến thức của 1 số môn như tự nhiên xã hội, địa lí, tin học,… nghĩa là tích hợp đa môn.

* Vấn đề lập kế hoạch bài học của giáo viên theo quan điểm tích hợp khi dạy các nội dung có liên quan tới tự nhiên.

- Hầu hết giáo viên được khảo sát (62%) trả lời chưa bao giờ xây dựng riêng kế hoạch dạy học thể hiện rõ nội dung tích hợp trong môn Tiếng Việt. Do tất cả các giáo viên được khảo sát đều chưa từng vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái vào dạy học nên số giáo viên này vẫn sử dụng kế hoạch bài học môn Tiếng Việt truyền thống.

- 100% giáo viên chưa xây dựng kế hoạch bài học cho các nội dung về tự nhiên theo hình thức tích hợp với quan điểm phê bình sinh thái.

* Khó khăn của giáo viên khi lập kế hoạch dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái.

Đối với những giáo viên đã xây dựng kế hoạch bài học trong môn Tiếng Việt theo quan điểm tích hợp thì họ gặp những khó khăn sau: Việc đưa kiến thức tích hợp vào hoạt động dạy học dễ dẫn tới quá tải trong giờ học, khó khăn trong đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, khó khăn trong việc tổ chức dạy học,…

Còn đối với kế hoạch dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái theo các thầy cô đang giảng dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học các khó khăn sẽ gặp có thể kể đến là:

+ Cần có sự tìm hiểu sâu, kĩ càng về phê bình sinh thái trước khi áp dụng nó vào bài dạy

+ Tích hợp sao cho việc dạy Tiếng Việt không mang nặng khía cạnh phân tích văn bản như ở các cấp lớp trên

+ Khó khăn khi tổ chức hoạt động dạy học để truyền tải được thông điệp sinh thái một cách tự nhiên không áp đặt cho học sinh…

Như vậy, ta thấy hầu hết các giáo viên cũng đã nhận thức được vai trò, khả năng và tầm quan trọng của dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái trong môn Tiếng Việt. Việc dạy học tích hợp ít được sử dụng thường xuyên trong các nhóm bài với nội dung môi trường, cho nên việc giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn, chưa gây được hứng thú

học tập cho các em. Khả năng nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường từ các bài học này chưa đầy đủ. Cùng với lí do tiếp cận khái niệm khá mới mẻ và sự hiểu biết chưa triệt để về phê bình sinh thái nên việc dạy học tích hợp môn Tiếng Việt theo quan điểm phê bình sinh thái còn gặp rất nhiều khó khăn.

1.3.2.4. Đánh giá thực trạng khảo sát

Việc thiết kế kế hoạch dạy học tích hợp môn Tiếng Việt ở lớp 4, 5 theo quan điểm phê bình sinh thái ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Việt Trì được nhiều giáo viên quan tâm. Khi dạy học phần lớn giáo viên lựa chọn mức độ tích hợp “đa môn” và một số ít có tích hợp “nội bộ” môn nhưng đều ở mức độ thấp. Việc tổ chức dạy học tích hợp khi áp dụng lí thuyết trên còn mới mẻ, những hiểu biết về phê bình sinh thái còn hạn chế, chưa triệt để. Giáo viên chưa xây dựng được kế hoạch bài học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua việc làm rõ các cơ sở lí luận phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, ở chương 1 chúng tôi đã trình bày một số vấn đề sau:

Phê bình sinh thái là một hướng nghiên cứu mới, ra đời trên cơ sở khủng hoảng môi trường. Với lịch sử hình thành và phát triển đã gần một nửa thế kỉ, phê bình sinh thái học đã trở thành một trào lưu phê bình văn học lan tỏa khắp thế giới. Cùng với sự phát triển của văn học sinh thái, phê bình sinh thái đã tác động không nhỏ vào nhận thức của con người về những nguy cơ sinh thái môi trường đang diễn ra gay gắt hàng ngày. Được du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây, phê bình sinh thái đã và đang có những bước phát triển nhất định, với sự xuất hiện của nhiều cuộc hội thảo và các công trình nghiên cứu khoa bảng. Tuy nhiên, vẫn phải nhận định rằng dường như tất cả mới chỉ còn đang ở những bước khởi động.

Dạy học tích hợp là hình thức hướng dẫn học sinh huy động đồng thời kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. Việc áp dụng dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái gắn với mục tiêu, tinh thần cơ bản của môn Tiếng Việt ở Tiểu học giúp người giáo viên khai thác tối đa nội dung bài học và nuôi dưỡng ý thức, hành động người học trước những vấn đề về môi trường.

Việc dạy học tích hợp các nội dung bảo vệ môi trường và lí thuyết về phê bình sinh thái đã được một bộ phận nhỏ giáo viên tìm hiểu. Tuy nhiên việc áp dụng lí thuyết phê bình sinh thái vào dạy học Tiếng Việt còn rất ít và chưa thực sự đạt tới hiệu quả tối ưu của nó. Tại địa bàn thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ nói riêng, chưa có giáo viên nào giáo dục nội dung bảo vệ môi trường qua môn Tiếng Việt theo lí thuyết mà đề tài đề cập.

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 4, 5

THEO QUAN ĐIỂM PHÊ BÌNH SINH THÁI 2.1. Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện biện pháp

2.1.1. Nguyên tác 1: Đảm bảo tính khoa học

Xã hội hiện đại là một xã hội đầy biến động, phát triển rất nhanh chóng và luôn luôn thay đổi. Việc xây dựng các bài học/chủ để tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái đòi hỏi phải đảm bảo tính khoa học, tiếp cận được những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật nhưng phải phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh cũng như kế hoạch dạy học.

Để làm được điều này, các bài học/chủ đề tích hợp cần phải tinh giản những kiến thức hàm lâm, tăng cường những kiến thức thực tiễn, tạo điều kiện để cho học sinh được trải nghiệm, khám phá tri thức, hình thành kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

2.1.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo kích thích hứng thú, sự tích cực trong hoạt động học tập của học sinh động học tập của học sinh

Hứng thú, sự tích cực trong hoạt động học tập của học sinh là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một giờ học hiệu quả. Để tạo hứng thú, tăng tính tích cực hoạt động học tập cho các em, mỗi giáo viên cần làm cho học sinh nhận thức được mục đích, lợi ích của bài học.

Ngoài việc khai thác sự hứng thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú và sự tích cực hoạt động của học sinh còn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ chức dạy học dưới nhiều hình thức đa dạng như: Trò chơi học tập, tổ chức các hoạt động đóng vai, tổ chức học tập theo nhóm, tổ chức dạy học ngoài không gian lớp học. Tổ chức dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái nhằm kích thích sự hứng thú của học sinh khi tìm hiểu các kiến thức có trong bài học, các kĩ năng mang tính tổng hợp, đa ngành, tạo thói quen hành vi tích cực với môi trường thông qua thiết kế các hoạt động học tập đa dạng cho học sinh.

2.1.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính khả thi

Dạy học tích hợp là một xu hướng tất yếu trong dạy học hiện đại và được áp dụng từ nhiều năm trước ở các nước phát triển, thêm vào đó việc tiếp cận và vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái vào dạy học trong nhà trường ở đó cũng đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên ở Việt Nam, cùng với sự du nhập trong vài năm trở lại đây của phê bình sinh thái nên có thể nói việc dạy học tích hợp theo quan điểm này là còn khá mới mẻ. Theo quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng; phát triển những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp môn tiếng việt ở lớp 4,5 theo quan điểm phê bình sinh thái (Trang 34)