Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện biện pháp
2.1.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính khả thi
Dạy học tích hợp là một xu hướng tất yếu trong dạy học hiện đại và được áp dụng từ nhiều năm trước ở các nước phát triển, thêm vào đó việc tiếp cận và vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái vào dạy học trong nhà trường ở đó cũng đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên ở Việt Nam, cùng với sự du nhập trong vài năm trở lại đây của phê bình sinh thái nên có thể nói việc dạy học tích hợp theo quan điểm này là còn khá mới mẻ. Theo quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng; phát triển những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề. Tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan đến nhau ở nhiều lĩnh vực để giải quyết có hiệu quả một vấn đề và thường đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Việc kết hợp dạy học tích hợp và phê bình sinh thái vào dạy học phải đảm bảo tính khả thi, nghĩa là các biện pháp được đề xuất phải có khả năng “sử dụng” được nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
2.1.4. Nguyên tắc 4: Đảo bảo tính thực tiễn
Mọi khoa học đều là kết quả nhận thức của con người trong quá trình hoạt động thực tiễn. Vì thế, những nội dung bài học/chủ đề tích hợp lựa chọn cần tăng cường tính hành dụng, tính thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng tri thức vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống.
Cần quan tâm đến các vấn đề mang tính xã hội của địa phương nhằm giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về nơi mà các em đang sống, từ đó chuẩn bị cho học sinh tâm thế sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế xã - hội của địa phương.
2.2. Một số biện pháp dạy học tích hợp môn Tiếng Việt ở lớp 4, 5 theo quan điểm phê bình sinh thái quan điểm phê bình sinh thái
2.2.1. Trang bị cho giáo viên các kiến thức liên quan về phê bình sinh thái
Trong mọi trường hợp, muốn giải quyết vấn đề hay tiến hành thực hiện điều gì đó một cách tốt nhất, thì yêu cầu đầu tiên với mỗi cá nhân là cần có sự hiểu biết đối với các vấn đề có liên quan. Các bài học trong môn Tiếng Việt ở lớp 4, 5 chủ yếu là các bài không trực tiếp nói về vấn đề bảo vệ môi trường nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với thiên nhiên, qua đó hình thành ý thức sinh thái. Khi thiết kế kế hoạch bài học, giáo viên cần có ý thức “tích hợp”, “lồng ghép” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, nhằm giáo dục học sinh theo định hướng về môi trường. Phương thức này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững những kiến thức về bảo vệ sinh thái, có ý thức tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để có cách làm thích hợp. Giáo viên cũng cần xác định rõ: đây là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên tưởng và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà và có mức độ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, “sa đà” hoặc gượng ép, khiên cưỡng, không phù hợp với đặc trưng môn học. Cũng như vậy, để đạt hiệu quả giáo dục môi trường trong dạy học tích hợp môn Tiếng Việt theo quan điểm phê bình sinh thái trước hết mỗi giáo viên phải có sự hiểu biết kĩ càng về quan điểm này.
Đối với nhiều thầy, cô hiện nay, việc dạy học Tiếng Việt và giáo dục môi trường vẫn là hai vấn đề không dễ gắn kết. Bằng cách nào đó để truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường mà không làm mất đi nghĩa vụ chính của việc dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh khai thác cũng như liên hệ với những chủ đề có liên quan đến vấn đề này. Không có ý niệm về phê bình sinh thái thì không thể nói đến chuyện đặt các bài học của chương trình Tiếng Việt dưới góc nhìn sinh thái. Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học, giáo viên tiếp xúc với rất nhiều tác phẩm viết về thiên nhiên, vũ trụ. Có thể xem đó là những tác phẩm văn học sinh-thái-tiền-lí-thuyết. Ở đây, giáo viên phải đối diện với các câu hỏi: Điều gì quyết định sự ra đời của những tác phẩm văn học thấm đẫm tinh thần sinh thái như vậy? Đâu là chỗ khác biệt giữ những tác phẩm miêu tả thiên nhiên chỉ như là “những gì thuộc về khách quan, được nhìn thấy, được
cảm nhận” với những tác phẩm mà ở đó, thiên nhiên trở thành một yếu tố không thể thiếu trong sự tồn tại của con người? Những câu hỏi này đòi hỏi giáo viên phải thâm nhập vào tác phẩm, phải nhạy bén, phát hiện ra những cảm quan sinh thái biểu hiện tinh vi trong sáng tạo của người nghệ sĩ.
* Tự đọc, tự học, tự tìm hiểu
Để có vốn kiến thức đúng, đủ, cập nhập liên tục, chính xác về phê bình sinh thái, có rất nhiều con đường khác nhau. Một trong số đó là “đọc”. Sách là kho tàng tri thức rộng lớn của nhân loại, là nguồn tri thức vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người. Việc tiếp cận lí thuyết phê bình sinh thái ở mỗi giáo viên không thể tách rời khỏi việc đọc các cuốn sách, bài viết, bài nghiên cứu về phê bình sinh thái. Một số cuốn sách mà các thầy, cô có thể tìm đọc như: Bản dịch của Trần Ngọc Hiếu Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học
[9] của Karen Thornber trong tập Phê bình sinh thái Đông Á: Tuyển tập phê
bình các nền văn học, văn hóa và môi trường đã cung cấp một vài gợi ý về
phong trào này đối với tình hình cụ thể ở Đông Á. Bài viết Phê bình sinh thái - khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân [11] của Đỗ Văn Hiểu, đã trình bày một cách đầy đủ về một số cách tân bản chất của phê bình sinh thái; đề cập sự hạn chế, khó khăn trong việc mở rộng, phát triển của khuynh hướng nghiên cứu này. Ông đã tổng kết và nhận định: nguyên do cơ bản dẫn tới sự ra đời của phê bình sinh thái là sự thúc đẩy của nguy cơ sinh thái. Một chuyên luận giới thiệu khá đầy đủ về lí thuyết, nguồn gốc, phát sinh, phát triển,… các quan điểm, quan niệm của phê bình sinh thái không thể bỏ qua đó là Rừng khô, suối cạn, biển độc…và văn chương [23] (Nguyễn Thị Tịnh Thy). Không chỉ cung cấp lí thuyết, tác giả của chuyên luận đã thực hành phê bình 3 bộ truyện ngắn. Bằng những phân tích, nhận định tinh tế, sắc sảo, tác giả đã làm sống động các vấn đề lí thuyết phức tạp vốn rất dễ trở thành tiêu bản, đồng thời chứng minh tính hiệu quả của lí thuyết này. Bên cạnh đó là các bài tham luận xung quanh các vấn đề về phê bình sinh thái, có thể tìm đọc như:
Giáo dục ý thức sinh thái thông qua văn học, tham luận tại Hội nghị khoa học Giảng viên Đại học Duy Tân (Trần Thị Ánh Nguyệt), Dạy học văn chương
trong nhà trường phổ thông hiện nay có thể tiếp thu được gì từ phê bình sinh thái [13] (Đặng Lưu), chính bài tham luận này đã chỉ ra khả năng vận dụng của phê bình sinh thái vào dạy học, nhằm giải quyết khó khăn của giáo viên khi tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào tiết dạy Tiếng Việt của mình.
* Tham dự hội thảo, chuyên đề
Bên cạnh việc đọc, việc tham gia các buổi hội thảo, các buổi chuyên đề bàn về phê bình sinh thái được xem là con đường trực tiếp giúp các giáo viên tiếp xúc với quan điểm phê bình sinh thái. Tại đây họ sẽ được lắng nghe trực tiếp ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này, được tiếp xúc với các bài viết, tham luận của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau. Các thầy, cô có thể đóng gớp ý kiến xoay quanh vấn đề đang bàn luận, từ đó giải quyết được các thắc mắc của bản thân. Nếu làm được điều này, các lí thuyết xung quanh về phê bình sinh thái sẽ được tiếp thu một cách nhanh chóng hơn.
* Tham gia hoạt động thực tiễn
Một trái tim yêu mến thiên nhiên sẽ là một cá nhân biết cách bảo vệ cái đẹp của sinh thái và truyền tải những thông điệp vì môi trường cho những người xung quanh. Và trước hết đó sẽ là một người biết cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên vốn có. Trong tiết học giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức và điều khiển các hoạt động học của học sinh, giúp các em nhận biết được kiến thức. Một giáo viên có kiến thức phong phú về môi trường, xuất phát từ tình yêu cao cả nhất sẽ hình thành cho học sinh của họ ý thức sinh thái với một trái tim nhân hậu. Để hình thành được những mẫu hình giáo viên lí tưởng như vậy cần giúp mỗi giáo viên có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên như tham quan, du lịch. Trong các chuyến đi này, chúng ta sẽ được gặp gỡ nhiều cảnh quan sinh thái khác nhau. Từ đó, thấy được cái phong phú, kì diệu của thiên nhiên, có tác dụng bồi dưỡng tình cảm yêu mến tự nhiên. Một người mà thấm đậm tình yêu thiên nhiên thì việc tiếp thu lí thuyết phê bình sinh thái sẽ trở nên nhanh chóng, sâu sắc hơn.
Phê bình sinh thái cung cấp cho giáo viên một công cụ hữu hiệu để giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Có thể nói như
vậy là bởi, những vấn đề mà phê bình sinh thái đặt ra rất gần gũi với điều đáng được quan tâm trong dạy học hiện nay. Chỉ khi hiểu rõ về phê bình sinh thái, vấn đề dạy học tích hợp môn Tiếng Việt ở Tiểu học sẽ trở nên dễ dàng, có hiệu quả hơn.
2.2.2. Tích hợp phê bình sinh thái trong các tiết dạy trên lớp
2.2.2.1. Nội dung, mức độ dạy học tích hợp môn Tiếng Việt ở lớp 4, 5 theo quan điểm phê bình sinh thái
* Nội dung dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái trong môn Tiếng Việt lớp 4, 5 bao gồm:
- Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn giúp học sinh có hiểu biết về những cảnh đẹp của tự nhiên, cảnh sinh hoạt trên đất nước và thế giới; có tinh thần hướng thiện, yêu thích cái đẹp của tự nhiên; thấy được tác hại của môi trường sống đang ô nhiễm do tác động của con người hoặc do khai thác tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch.
- Giáo dục cho học sinh tình yêu với môi trường thiên nhiên, có ý thức bảo vệ sinh thái, biết lên án, phê phán và chống lại các hành vi làm tổn hại đến môi trường.
* Gợi ý nội dung và mức độ cụ thể:
Bảng 2.1. Nội dung và phương thức tích hợp quan điểm phê bình sinh thái vào các bài học trong chương trình Tiếng Việt 4
Tuần Bài học Nội dung tích hợp Phương thức
tích hợp
1
Kể chuyện
Sự tích hồ Ba Bể
- Qua câu chuyện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra (lũ lụt).
- Chỉ ra cho HS biết các nguyên nhân từ phía con người gây ra lũ lụt.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
Tuần Bài học Nội dung tích hợp Phương thức tích hợp 3 Tập đọc Thư thăm bạn
- Qua bài tập đọc, GV kết hợp giáo dục ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
4
Tập đọc
Tre Việt Nam
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài để thấy được vẻ đẹp của cây tre cùng với những đức tính cao đẹp mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống. Giáo dục tình yêu thiên nhiên cho HS.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
7
Kể chuyện
Lời ước dưới trăng
- GV kết hợp khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để giúp HS thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người (đem đến niềm hi vọng tốt đẹp).
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
21
Tập đọc
Bè xuôi sông La
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài (chú ý câu hỏi 1: Sông La đẹp như thế nào? Và ý nghĩa của toàn bài). Từ đó, các em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức BVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
Tập làm văn
Cấu tạo bài văn miêu tả
cây cối
- Qua phần tìm hiểu ngữ liệu của bài (bài Cây gạo). Liên hệ giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
Tuần Bài học Nội dung tích hợp Phương thức tích hợp 22 Kể chuyện Con vịt xấu xí
- Qua câu chuyện giáo dục cho HS yêu quý các loài vật quanh ta, không vội đánh giá một con vật chỉ dựa vào hình thức bên ngoài.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài. 24 Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến, tham gia
- Tích hợp nội dung sinh thái qua đề bài: Em (hoặc người xung quanh) đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp? Hãy kể lại câu chuyện đó.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài. Tập đọc Đoàn thuyền đánh cá
- Qua bài thơ, giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp huy hoàng của biển, đồng thời thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người. Giáo dục tình yêu với biển cả và biết sử dụng tài nguyên biển một cách hợp lí.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài. Tập làm văn Tóm tắt tin tức - Bài tập 1: GV hướng dẫn HS tóm tắt bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Qua
đó, giúp các em thấy được giá trị cao quý của cảnh vật thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nó.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài. 25 Tập làm văn LT xây dựng mở bài trong bài văn tả cây cối
- Thông qua các bài tập cụ thể, GV hướng dẫn HS quan sát, tập viết mở bài để giới thiệu về cây sẽ tả. Qua đó giáo dục thái độ gần gũi, yêu quý các loài cây trong môi trường thiên nhiên.
- Khai thác gián tiếp nội dung bài.
Tuần Bài học Nội dung tích hợp Phương thức tích hợp 26 Tập làm văn LT miêu tả cây cối
- HS thể hiện hiểu biết về thiên nhiên, bày tỏ tình cảm yêu thích một số loài cây nào đó có ích trong cuộc sống qua thực hiện đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích. - Khai thác trực tiếp nội dung bài. 29 Tập đọc Đường đi Sapa
- Qua bài tập đọc, giúp HS cảm nhận được bức tranh thiên nhiên tráng lệ nơi núi rừng hùng vĩ ở Sapa. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ vẻ đẹp đó. - Khai thác trực tiếp nội dung bài. LTVC MRVT Du lịch – Thám hiểm
- Bài tập 4: Chọn các tên sông để giải các câu đố. Từ đó, GV cho HS quan sát
tranh, ảnh minh họa về các con sông có trong bài, giúp các em có thêm hiểu biết